Giáo an Thanh niên với truyền thống hiếu học

• PHẦN TỰ TÌM HIỂU:

• 1/ Vì sao nhân dân ta lại nói :

• “ không thầy đố mày làm nên” ?

• 2/bạn hiểu như thế nào về đạo nghĩa thầy trò trong câu “Nhất tự vi sư – bán tự vi sư” ?

Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút TẢI VỀ ở trên

TỔ MỘT XIN KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN THÂN MẾNDOAN GIANG DONGTHANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNGHIẾU HỌC VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠOCHỦ ĐỀ CỦA HÔM NAY LÀ:CHÚNG TA CÙNG KHỞI ĐỘNGĐÔI CHÚT NÀO!!!!NướcNhớUốnNguồnmònNướcChảyđá mệnh GặpVừathìmãiănđiNgườiPhảithànhthìNửamưađôngHọcHọchocgàgáynhaynháyChớmdàinúigiăngSắtlũyThuyềnLụysôngvìnênViệclàmLớnLớnBằngCựckhôngNgườiNgườiChựcmâmcơmhayHọcvóccócNghiếnmưađangNắngrăngthànhmâygiáhanhVừalànhHiềnởlàghétnhaukhéotàiChữChữmãiUốngNướcNhớNguồnNướcChảyđámònHọcHọcNữaHọcmãiChớmđôngnhaynháygàgáythìmưanúigiăngthànhlũySắtdàivìsôngnênPhảiLụyThuyềnNgườiLớnlàmViệcLớnNgườiđikhôngCựcBằngNgườiChựcmâmcơmănvócHọchaycócNghiếnrăngNắngthìmưađangmâythànhVừahanhVừagiáởHiềnGặplànhChữtàiChữMệnhkhéolàgétnhau12345678910111213TRÒ CHƠI Ô CHỮTổ1Tổ 2102030405060708090100110120130102030405060708090100110120130 PHAÀN 2TRÌNH BAØY NHÖÕNG DOØNG CAÛM XUÙC CUÛA MÌNH VEÀ THAÀY COÂ PHAÀN TÖÏ TÌM HIEÅU:1/ Vì sao nhaân daân ta laïi noùi :“ khoâng thaày ñoá maøy laøm neân” ?2/bạn hieåu nhö theá naøo veà ñaïo nghóa thaày troø trong caâu “Nhaát töï vi sö – baùn töï vi sö” ?1. Truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam- Dân tộc ta rất coi trọng việc học tập, bởi muốn làm bất cứ điều gì cũng cần phải học.- Những người có học thức bao giờ cũng được xã hội quý trọng.- Thế hệ đi trước phải luôn chăm lo giáo dục cho các thế hệ sau, luôn luôn động viên và tạo điều kiện cho con cháu học tập.- Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn duy trì việc dạy – học và đời nào chúng ta cũng có những tấm gương sáng ngời về tinh thần vượt khó vươn lên để đạt kết quả cao trong học tập và rèn luyện.- Trong kho tàng tục ngữ, ca dao, dân ca đúc kết nhiều kinh nghiệm về phương pháp dạy – học.- Đảng và nhà nước coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. - Caâu tuïc ngöõ khaúng ñònh vai troø cuûa ngöôøi thaày trong vieäc hoïc taäp cuûa moãi ngöôøi : không có thầyDạy bảo thì người học trò không làm được gì- Vôùi loái noùi thaäm xöng, caâu tuïc ngöõ ñaõ nhaán maïnh vai trò tuyệt hão không thể thiếu của người thầy[ duø laø hoïc vaên hoùa hay hoïc ngheà ]. Vì sao nhaân daân ta laïi noùi : “Khoâng thaày ñoá maøy laøm neân”?Chúng ta phải ca ngợi công lao của thầy cô giáo như thế nào?- Truyền thụ tri thức, nâng cao vốn hiểu biết cho HS.- Chăm lo giáo dục, đạo đức, lối sống, thể chấtđể HS trở thành những người phát triển toàn diện, có ích cho gia đình, xã hội.- Góp phần định hướng nghề nghiệp cho HS.Phần thi về truyền thống hiếu học của dân tộc VN4/ Theo bạn học sinh ngày nay cần phải có đức tính tôn sư trọng đạo và hiếu học hay không vì sau?Chúc các bạnMãi mãi là những người học trò tốt chăm ngoan, học giỏiHãy nhớ rằng: chúng ta sẽ không bao giờ làm buồn thầy cô giáo

File đính kèm:

  • THANH NIEN VOI TRUYEN THONG HIEU HOC VA TON SU TRONG DAO.ppt

Chia sẻ tài liệu: CĐ Tháng 11. Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo thuộc Hoạt động NGLL 11


Hoạt động ngoài giờ khối 11THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SỰ TRỌNG ĐẠOTruyền thống hiếu họcPHẦN I1. Truyền thống hiếu họcTruyền thống hiếu học là thói quen ham thích, coi trọng việc học hành được hình thành từ lâu đời, được truyền từ đời này sang đời khác.Hiếu học xem sự học là trách nhiệm, thiêng liêng, là tự nguyện.1. Truyền thống hiếu học Biểu hiện:Tinh thần ham học hỏi, thích hiểu biết một cách tự nguyện và bền vững. Người hiếu học là người có nhu cầu học suốt đời Như Lênin nói ‘học-học nữa-học mãi’1. Truyền thống hiếu học Biểu hiện:2. Thái độ luôn coi trọng sự học, coi trọng người có họcHọc phải có phương pháp, phải kiên trì, sáng tạo, khắc phục hoàn cảnh khó khăn để học tập tiến bộ và có mục đíchViệc đề cao giá trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học hành cũng là điều được dân gian hết sức quan tâm =>Từ đó hình thành nên đạo lý tôn sư trọng đạo1. Truyền thống hiếu học Biểu hiện:3. Biết tôn trọng người dạy học [tôn trọng thầy cô, kính trọng thầy cô như kính trọng cha mẹ mình, bởi thầy cô không những dạy cho ta cái chữ mà còn thay đổi cuộc đời ta, dạy ta cách sống làm người có ích cho xã hội]1. Truyền thống hiếu họcVề mức độ học :học để biết, học để hiểu, học để làm việc, học để sáng tạo.Về cách học: có hai hình thức học và tự học. Người hiếu học là người luôn đề cao việc tự học, học ở trường rất quan trọng vì rất cơ bản và hiệu quả nhưng muốn thành đạt, muốn vươn tới đỉnh cao thì rất cần phải tự học, đặc biệt là phải chăm chỉ đọc sách.2. Một số câu ca dao,tục ngữ về truyền thống hiếu họcKho vàng không bằng một nang chữ.Người không học như ngọc không mài. Nên thợ nên thầy vì có học Có ăn có học bởi làm hay.Đi một ngày đàng học một sàng khôn.Học ăn, học nói, học gói, học mở.Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học.Muốn lành nghề chớ nề học hỏi.Tiên học lễ, hậu học văn.3. Tấm gương hiếu họcMạc Đĩnh Chi [1272-1346], quê Hải Dương, mồ côi cha từ nhỏ, tuy nhà nghèo nhưng rất ham học. Mạc Đĩnh Chi sớm nhận ra chỉ có học tập, học thành tài mới là con đường đưa cậu thoát khỏi cảnh nghèo. Nhà nghèo, cậu bé không thể đến cùng bạn bè mà chỉ đứng ngoài lớp để nghe thầy giảng bài. Đêm đến không có đèn thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để có ánh sáng học bài. Chính lòng ham mê đó mà sau này cậu đã trở đỗ Trạng Nguyên[1304], là học vị cao nhất thời bấy giờ.PHẦN IITruy?n th?ng tơn su tr?ng d?o 1. Truyền thống tôn sư trọng đạoTôn sư là tôn vinh, tôn trọng, đề cao vai trò của người thầy trong quá trình học tập và cuộc sống. Trọng đạo là tôn trọng, lễ phép,kính trọng người thầy.Tôn sư trọng đạo là tôn trọng, kính yêu các thầy giáo cô giáo ở mọi lúc mọi nơi, coi trọng những điều thầy cô dạy mình và làm theo đạo lí mà thầy cô dạy mình.2. Một số câu ca dao,tục ngữ về truyền thống tôn sư trọng đạoKhông thầy đố mày làm nên.Học thầy không tày học bạn.Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.Trọng thầy mới được làm thầy.Muốn sang thì bắc cầu KiềuMuốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.Công cha nghĩa mẹ ơn thầy3. Lịch sử ngày nhà giáo Việt NamBắt nguồn từ ‘Quốc tế Hiến chương các nhà giáo’Tháng 7-1946 Liên hiệp quốc tế các Quân Đoàn giáo dục [FISE] được thành lập tại Pari.Tháng 8-1954 Tổ chức Công Đoàn nhà giáo thông qua bản Hiến chương các nhà giáo.Công đoàn giáo dục Việt Nam là thành viên của FISE năm 1953Quyết định lấy ngày 20-11-1958 là ngày quốc tế hiến chương các nhà giáoNgày 28-9-1982, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định lấy ngày 20-11 là Ngày nhà giáo Việt Nam.Ngày 20-11-1982 lầ đầu tiên ngày Nhà Giáo Việt Nam được tổ chức tại Hội trường Ba Đình Hà NộiCHÀO TẠM BIỆT

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Chủ đề tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sự trọng đạo - Hoạt động 1: Giao lưu với thầy cô giáo giảng dạy lớp [2 tiết]", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

CHỦ ĐỀ THÁNG 11 THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC VÀ TÔN SỰ TRỌNG ĐẠO Hoạt động 1 GIAO LƯU VỚI THẦY CÔ GIÁO GIẢNG DẠY LỚP [2 tiết] I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG: - HS hiểu hơn về thầy cô giảng dạy lớp mình: vai trò và công ơn của thầy, cô giáo đối với sự phát triển của mỗi học sinh. - Hiểu cụ thể hơn về các môn học, tìm ra phương pháp học tập tốt các môn mà các thầy, cô giảng dạy. - Có thái độ kính trọng, biết ơn đối với các thầy, cô giáo. - Có phương pháp học tập và rèn luyện tích cực. Không ngừng phấn đấu để đền đáp công ơn thầy cô. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : Nội dung 1: Tìm hiểu về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo. Hình thức: Trò chơi ô chữ. Nội dung 2: - Giao lưu với học sinh trong lớp với các thầy, cô giáo đang giảng dạy lớp mình với nội dung là: + Được nói lên tình cảm và lòng biết ơn với công lao dạy dỗ của thầy, cô giáo. + Hiểu thêm về công việc giảng dạy của thầy cô và mong muốn của thầy, cô đối với học trò. + Trao đổi với thầy cô về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. + Trao đổi, tâm tình với thầy cô về những kỉ niệm vui buồn trong tình cảm thầy trò. + Hiểu biết thêm về các kinh nghiệm, phương pháp học tập tốt các môn học - Trong quá trình giao lưu có các trò chơi và tiết mục văn nghệ giữa lớp và thầy cô giáo. Hình thức: Trao đổi, thảo luận. Văn nghệ. Nội dung 3: Tìm hiểu về một số câu tục ngữ, ca dao nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. Hình thức: Trò chơi III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: - Giao cho nhóm phụ trách xây dựng kế hoạch và chương trình hoạt động giao lưu của lớp với thầy, cô giáo. - Liên hệ với các thầy cô giáo dạy ở lớp mình tham gia hoạt động giao lưu, nêu nội dung giao lưu để thầy, cô chuẩn bị. Mời một vài PHHS đến tham dự. - Giao cho lớp chuẩn bị câu hỏi, các nội dung giao lưu, các tiết mục văn nghệ nói về truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. 2. Học sinh: - Chuẩn bị câu hỏi và nội dung giao lưu theo gợi ý của giáo viên: + Lời chào mừng của lớp, lời cám ơn sự tham gia giao lưu của thầy, cô. + Chúng em muốn biết nổi vất vả, khó khăn và niềm vui trong quá trình dạy của thầy cô. + Các thầy cô thường mong muốn ở học trò của mình những điều gì? + Chúng em muốn hiểu rõ hơn về IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG: - Người dẫn chương trình tuyên bố ly do, mời giáo viên chủ nhiệm, thầy cô giáo, PHHS đến giao lưu với lớp. - Người dẫn chương trình giới thiệu các thầy cô tham dự. - Hoạt động 1: Khởi động trò chơi đi tìm ô chư: trong mỗi hàng ngang sẽ có từ khoá. B Ụ I P H Ấ N B I Ế T Ơ N C Ầ N C Ù K Í N H T R Ọ N G H Ọ C B À I 1 2 3 4 5 H I Ế U H Ọ C TỪ KHOÁ Câu hỏi gợi ý: 1. Bài hát nói về tình cảm của học sinh đối với thầy cô ? [1 bạn hát bài: Bụi phấn] 2. Đây là tình cảm của học sinh đối với thầy cô. 3. Học sinh muốn có kết quả tốt cần phải có đức tính này. 4. Một biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo. 5. Điều quan trọngcnhất của học sinh trước khi đến lớp. - Hoạt động 2: MC dẫn sang nội dung giao lưu vớ thầy cô. MC lần lượt nêu các câu hỏi giao lưu hoặc đề nghị các bạn trong lớp nêu câu hỏi với các thầy cô. + Các thầy cô khi giao lưu có thể nêu một vài câu hỏi để học sinh cùng trao đổi, giúp các em hiểu sâu vấn đề hơn. + Xen kẻ tiết mục văn nghệ. - Hoạt động 3: Trò chơitìm một số câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. Chia lớp thành 4 nhóm: các nhóm ghi kết quả tìm kiếm được vào tờ giấy, dán lên bảng. Giáo viên dạy môn Văn là người cho kết quả đội nào ghi được nhiều nhất. V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: - HS phát biểu ý kiến về buối giao lưu. GV bộ môn phát biểu ý kiến. - PHHS phát biểu. - GV chủ nhiệm nhận xét và dặn dò nhóm thực hiện buổi hoạt động kế tiếp. Hoạt động 2 THẢO LUẬN VỀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG - Về kiến thức:Học sinh hiểu về truyền thống hiếu học của Việt Nam. - Về thái độ: Học sinh biết thay đổi thái độ học tập tốt hơn. II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG 1. Nội dung: - Tìm hiểu về truyền thống hiếu học ở nước ta trong lịch sử và hiện nay. - Tìm hiểu các biểu hiện của truyền thống hiếu học. - Tìm hiểu ý nghĩa của truyền thốnghiếu học đối với bản thân, đất nước và xã hội. 2. Hình thức a. Tổ chức: - Hoạt động theo nhóm: mỗi nhóm là một tổ của lớp. - 1 học sinh dẫn chuơng trình + 1 thư ký. - Sau phần trả lời của mỗi nhóm, các nhóm khác sẽ được cho điểm, điểm của nhóm sẽ là điểm cộng của 3 nhóm còn lại. b. Các hoạt động: - Văn nghệ. - Thảoluận giữa các nhóm. - Chơi ô chữ. - Ý kiến cá nhân. III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: - Giao công việc cho Ban tổ chức: + Lớp phó phong tào làm MC: tổng hợp nội dung chương trình. + Lớp phó học tập: Soạn nội dung ô chữ và làm thư ký. + Bí thư: soạn các câu hỏi thảo luận giữa các tổ và câu hỏi cá nhân. - Chuẩn bị một số câu hỏi và câu trả lời. Gợi ý: - Thế nào là truyền thống hiếu học? truyền thống hiếu học là một truyền thống có từ rất lâu đời của người dân Việt Nam, nó thể hiện tinh thần ham học hỏi, luôn muốn vượt qua những khó khăn để chinh phục những đỉnh cao của tri thức. - Một số tấm gương hiếu học của Việt Nam: Mạc Đĩnh Chi, Lê Qúy Đôn, Lương Thế Vinh, Nguyễn Hiền, Bác Hồ... 2. Học sinh - Lớp phó học tập: sưu tầm tư liệu về các tấm gương hiếu học trong lịch sử dân tộc Việt Nam, thiết kế các ô chữ, vẽ trước ô chữ và bảng tính điểm lên bảng. - Bí thư: tham khảo sách Hoạt động ngoài giờ lên lớp để thiết kế các câu hỏi thảo luận cho phù hợp với mục tiêu và tình hình thực tế của lớp. - Lớp phó phong trào: chuẩn bị một số bài hát tập thể và trò chơi tập thể, tổng hợp các nội dung câu hỏi mà bạn lớp phó học tập và bí thư đưa ra. IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: Hát tập thể ổn định lớp [2 phút]. Hoạt động 2: Thảo luận [20 phút]. - Mỗi tổ được phân công thảo luận 1 câu hỏi khác nhau, trong thời gian 5 phút. - Mỗi tổ cử 1 đại diện lên trình bày lại nội dung mà tổ mình thảo luận được. - Các tổ khác đóng góp ý kiến và cho điểm, tối đa 10 điểm. Gợi ý câu hỏi - Theo bạn thế nào là truyền thống hiếu học? - Theo bạn hiếu học có những biểu hiện cụ thể nào? - Theo bạn hiểu học có giới hạn tuổi không? Tại sao? - Theo bạn học sinh phải học như thế nào mới là hiếu học? Hoạt động 3: Trò chơi ô chữ: Tìm hiểu về một số tấm gương hiếu học của Việt Nam [10 phút] Luật chơi: Mỗi một hàng ngang tương ứng tên một danh nhân Việt Nam. Mỗi hàng ngang có một chữ cái được in đậm là một trong những ký tự của từ khoá. Từ khoá cũng là tên một danh nhân Việt Nam. Mỗi tổ lần lượt chọn một hàng ngang, đáp đúng từ hàng ngang được 10 điểm, đáp không đúng không đúng tổ khác có quyền trả lời, tổ khác đáp đúng được 5 điểm. Tổ nào có từ khoá có từ khoá có thể giành quyền trả lời trước, trả lời đúng từ khoá được 20 điểm, trả lời sai bị trừ 10 điểm. Gợi ý ô chữ - Người có nhiều lời sấm dự đoán các sự kiện và được gọi là trạng Trình? Nguyễn Bỉnh Khiêm. - Lương Thế Vinh khi còn bé đã biết lấy nước đổ vào giềng để nhặt quả bóng bưởi à sau này với nhiều đóng góp trong toán học ông đã được người ta gọi tên là gì? Trạng Lường. - Người từng bắt đom đóm cho vào quả trứng để làm đèn sáng học mỗi đêm? Mạc Đĩnh Chi. - Trạng nguyên nhỏ tuổi nhất ở nước ta? Nguyễn Hiền. - Người có công giúp vua cân voi, xây tường, có tài về kiến trúc? Lê Qúy Đôn. - Từ khoá: Bác Hồ. Hoạt động 4: Phát biểu ý kiến cá nhân về một câu hỏi chung. MC gọi bất kỳ 3 bạn học sinh [ưu tiên học sinh xung phong] [6 phút]. Gợi ý câu hỏi Hiện tại, bạn đang học tập như thế nào? Với việc học tập như hiện tại, theo bạn, bạn đã là một học sinh hiếu học chưa? V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG - MC tổng kết nội dung buổi sinh hoạt. - Giáo viên chủ nhiệm đánh giá chung về hoạt động của lớp và thông báo kế hoạch giao lưu với thầy cô trong tuần sau. Hoạt động 3 [1 tiết] I. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Tuyên bố lý do: - Ngay từ thuở còn nằm nôi, tiếng mẹ ru hời như khắc sâu trong tâm trí của chúng em: "Muốn sang thì bắc cầu Kiều. Muốn con hay chữ thì yêu mến Thầy". Thậy vậy thầy cô chính là những kỹ sư tâm hồn, không những đã truyền đạt cho chúng em kiến thức mà còn là những người dạy bảo cho chúng em điều hay lẻ phải. - Làm sao chúng em có thể quên được hình ảnh đẹp dịu dàng của thầy cô, của ngày đầu tiên đi học: "Ngày đầu tiên đi học Em mắt ướt nhạt nhoà Cô vỗ về an ủi Chao ôi sao thiết tha Ngày đầu như thế đó Cô giáo như mẹ hiền Em bây giờ cứ ngỡ Cô giáo là cô tiên..." - Trong kí ức của chúng em hình ảnh thầy cô thật đẹp, thật đáng kính bây giờ và mãi mãi. Và hôm nay nhân ngày NGVN 20/11, chúng em - tập thể lớp tổ chức buổi họp mặt chào mừng thầy cô. Đó là lý do của buổi họp mặt hôm nay. 2. Nội dung: - Giới thiệu: Đến dự buổi họp mặt hôm nay em xin trân trọng giới thiệu: + + + Cùng toàn thể học sinh lớp 11A1. Đề nghị hoan nghênh chung. - Để ôn lại truyền thống tôn sư trọng đạo cũng như để rõ hơn ý nghĩa của ngày NGVN mời một bạn đại diện cho tập thể lớp có đôi lời phát biểu. Xin mời bạn. - Thầy cô đã không quản bao khó nhọc để dạy bảo cho chúng em nên gười. Nhân ngày 20/11 để tỏ lòng biết ơn của chúng em, tập thể lớp kính tặng các thầy cô những bông hoa tươi thắm nhất kính mong thầy cô đón nhận như lòng biết ơn của chúng em. - Nhà trường và gia đình chính là chiếc cầu nối giúp cho việc dạy bảo chúng em được tốt hơn. Sau đây xin mời đại diện cho PHHS của lớp có đôi lời phát biểu. - Trong không khí thắm đượm tình thầy trò một lần nữa chúng em muốn được nghe những lời chỉ bảo chân tình của các thầy cô đặc biệt là thầy chủ nhiệm, người đã theo sát chúng em trong những ngày tháng qua. Xin kính mời thầy. - Để thay đổi không khí mời một bạn với tiết mục đơn ca bài "Bụi phấn". Sáng tác của nhạc sĩ Vũ Hoàng. Đề nghị cho một tràng pháo tay thật to. "Phần thi hái hoa dâng chủ". - Chia lớp thành 4 tổ tham gia hái hoa có tặng thưởng. - Kết thúc: Có những cách nói ví von: "Thầy cô như người lái đò chở khách sang sông, mà khách sang sông không bao giờ nhìn lại". Thầy cô ơi, không thể như thế, và không thể nào chúng em quên được những công lao của thầy cô. Chúng em xin hứa sẽ học thất tốt để không phụ lòng thầy cô. Thay mặt lớp, xin chúc thầy cô dồi dào sức khoẻ, hạnh phúc... CÂU HỎI "HÁI HOA DÂNG CHỦ" 1. Bài hát "Bụi phấn" đã làm lay động hàng triệu con tim các thầy cô giáo và học sinh. Bạn hãy cho biết bài hát này ra đời vào năm nào, do ai sáng tác? 2. Bạn hãy cho biết tên ngôi trường mà nhà giáo Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học? Ngôi trường này nằm ở tỉnh nào? Thành phố nào? 3. Bạn hãy hát một bài hát có nội dung nói về thầy cô giáo. 4. Bạn hãy kể lại một kỉ niệm về tình cảm thầy trò mà bạn cho là đáng nhớ nhất. 5. Bạn hãy cho biết Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa sinh ra vào năm nào và ở đâu? GỢI Ý TRẢ LỜI 1. Bài hát "Bụi phấn" đã làm lay động hàng triệu con tim các thầy cô giáo và học sinh. Bạn hãy cho biết bài hát này ra đời vào năm nào, do ai sáng tác? TL: Năm 1982 - Nhạc sĩ Vũ Hoàng viết cùng Lê Văn Lộc. 2. Bạn hãy cho biết tên ngôi trường mà nhà giáo Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học? Ngôi trường này nằm ở tỉnh nào? Thành phố nào? Tl: Trường Dục Thanh - Phan Thiết - Bình Thuận 3. Bạn hãy cho biết Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa sinh ra vào năm nào và ở đâu? TL: Năm 1807 - Thôn Long Tuyền - Trấn Vĩnh Thanh [nay là Tp. Cần Thơ]. NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM Ngày nhà giáo Việt Nam [hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam] là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam. Đây là ngày lễ hội của ngành giáo dục và là ngày tôn sư trọng đoạ nhằm mục đích tôn vinh những người hoạt động trong ngành này. Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa và biếu quà cho các thầy cô giáo. Riêng Ngành giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục. LỊCH SỬ Tháng 7 năm 1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là F.I.S.E [tiếng Pháp: Fédérationale Syndicale des Enseignants - Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục]. Năm 1949, tại một Hội nghị ở Vácxava [thủ đô của Ba Lan], Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản "Hiến chương các nhà giáo" gồm 15 chương với nội dung chủ yếu là đấu tranh chống nền giáo dục tư sản, phong kiến, xây dựng nến giáo dục trong đó bảo vệ những quyền lợi của nghề dạy học và nhà giáo, đề cao trách nhiệm và vị trí của nghề dạy học và nhà giáo. Công đoàn giáo dục Việt Nam, là thành viên của FISE từ năm 1953, đã quyết định trong cuộc họp của FISE từ 26 đến 30 tháng 8 năm 1957 tại Vácxava, lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày "Quốc tế Hiến chương các nhà giáo". Ngày này lần đầu tiên được tổ chức trên toàn miền Bắc Việt Nam năm 1958. Những năm sau đó, ngày lễ này được tổ chức ở các vùng giải phóng ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm vào dịp kỷ niệm 20 tháng 11 cơ quan tiểu ban giáo dục thường xuất bản, phát hành một số tập san đặc biệt để cổ vũ tinh thần đấu tranh của giáo giới trong vùng tạm chiến, động viên tinh thần giáo viên kháng chiến. Khi Việt Nam thống nhất, ngày 20 tháng 11 đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng bộ trưởng [nay thuộc chính phủ] đã ban hành Quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày lễ mang tên "ngày Nhà giáo Việt Nam". Nội dung Quyết định 167-HD9BT: Điều 1: Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam. Điều 2: Để ngày 20/11 có ý nghĩa thiết thực hàng nămtừ tháng 10 các cấp chính quyền và toàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cấp tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hoạt động phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt nhiệm vụ cao cả của mình. Điều 3: Việc tổ chức ngày 20/11 hàng năm do Uỷ ban nhân dân và Hội đồng các cấp chủ trì, có sự phối hợp các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc gặp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích. Việc tổ chức này nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh. Điều 4: Trong ngày 20/11 các trường có thể sắp xếp lại việc học tập và giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.

Video liên quan

Chủ Đề