Ý nghĩa của phong trào bình dân học vụ

Câu chuyện của ý chí và nghị lực

Bác Trần Văn Định, Bí thư Đảng ủy xã Hải Cường giai đoạn 1967 - 1987. Ảnh: TG

Đã qua cả tuổi xưa nay hiếm nhưng những ký ức thời tuổi trẻ lăn lộn với quê hương diệt giặc dốt năm xưa lại ập về. Bác Trần Văn Đích, Bí thư Đảng ủy xã Hải Cường giai đoạn 1967 – 1987 bồi hồi nhớ lại: Hải Cường khi đó là vùng quê nghèo cả về vật chất lẫn chữ nghĩa.

Để xóa mù chữ, năm 1966, huyện điều động 1 giáo viên về làm chuyên trách, Đảng bộ Hải Cường phát động phong trào “Xé cờ vàng, loại cờ xanh, giành cờ đỏ”, quyết tâm xây dựng phong trào bổ túc văn hóa.

Các lớp học xóa mù chữ và bổ túc văn hóa cấp 2 được mở ra khắp địa bàn. Nhà xứ, nhà dân… đều thành lớp học xóa mù chữ. Hình thức mở lớp rất đa dạng: Phụ nữ vào lớp “3 đảm đang”, thanh niên vào lớp “3 sẵn sàng”, người đi học được Hợp tác xã nông nghiệp khuyến khích cộng điểm, trong độ tuổi đi học được miễn dân công. Nhà xứ Lục Phương động viên bà con giáo dân đi học và lấy nhà chung để làm lớp học.

Một làn sóng dạy chữ, học chữ và nâng cao kiến thức văn hóa lan tỏa rộng khắp trong nhân dân. Những ánh đèn xuyên đêm diệt giặc dốt, những mái đầu chụm lại bên ngọn đèn Hoa Kỳ ê a “O tròn như quả trứng gà, Ô thì đội mũ, Ơ thì mọc râu” vang khắp làng xóm. Chỉ trong thời gian ngắn, năm 1967, Trường Bổ túc văn hóa kỹ thuật xã Hải Cường đã hoàn thành chỉ tiêu xóa mù chữ, chuyển sang dạy bổ túc văn hóa cấp I cho nhân dân lao động, cấp II cho thanh niên, cán bộ xã và hợp tác xã.

Từ đây, phong trào bổ túc văn hóa cấp II, cấp III đã lôi cuốn cán bộ, thanh niên các xã trong khu vực phía Nam huyện Hải Hậu tới học. Đã có 658 cán bộ xã và huyện đến học tại Trường BTVH Hải Cường. Theo thống kê, có 82% cán bộ xã, hợp tác xã đương chức trong huyện đã tốt nghiệp phổ thông trung học bổ túc tại xã Hải Cường.

Trung tâm Giáo dục thường xuyên Hải Cường lớn lên từ Trường Bổ túc văn hóa Hải Cường. Trung tâm được vinh dự là Đơn vị dẫn đầu miền Bắc về phong trào xây dựng lớp Bổ túc văn hóa. Vị Bí thư già nhớ lại: Năm 1976, tôi được vinh dự đi báo cáo thành tích của nhà trường tại Hội đồng Chính phủ. Báo cáo thì dài nhưng ý là cần phải có sự quyết tâm, đồng lòng.

Ở Hải Cường, ý Đảng đã gặp lòng dân, dạy chữ và sản xuất đi liền với nhau, trở thành phong trào xây dựng nông thôn mới. Từ chính quyền đến người dân đều quyết tâm, việc học lan tỏa rộng khắp trong làng xóm, đến với nhà nhà. Năm 1977, 1978, Hải Cường hai lần vinh dự được đón Phó Chủ tịch nước Nguyễn Hữu Thọ và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thị Bình về thăm và biểu dương. 

Ngẫm xưa nghĩ nay

Nếu học viên khóa đầu tiên là những nông dân lớn tuổi, vừa sản xuất vừa đi học nhằm xóa nạn mù chữ, diệt “giặc dốt”, đến nay, trung tâm đã phát triển lớp dạy văn hóa cấp III và mở lớp chuyên đề nhà nông, giúp người nông dân nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật áp dụng vào việc chăn nuôi, trồng trọt để tăng năng suất lao động…

Hải Cường đang lớn mạnh, từ phong trào bình dân học vụ đã trở thành điển hình xây dựng xã hội học tập cùng với nông thôn mới. Các lớp trung cấp nghề đã tạo điều kiện cho HS học nghề tại địa phương sau khi ra trường, tiết kiệm kinh phí cho nhân dân. Mỗi năm ở trung tâm GDTX này có từ 15% - 22% số học sinh tốt nghiệp đăng ký dự thi và đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp.

Nhà giáo Vũ Thế Hưng, Thường vụ Huyện ủy, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Hải Hậu, không giấu niềm tự hào: Từ tiếng trống bình dân học vụ, đến nay là phong trào xây dựng xã hội học tập, đã tạo sự đổi thay cho vùng quê nghèo. Ở đây, người dân nghèo về vật chất chứ không nghèo về chữ nghĩa. Đến nay, Hải Cường tiếp tục là điểm sáng trong GD-ĐT của huyện Hải Hậu.

Hải Cường đã và đang xây dựng một xã hội học tập phát triển mạnh ở cả về bề rộng và chiều sâu. Người dân Hải Cường hiểu được việc học có ý nghĩa quan trọng thế nào. Vui và ý nghĩa hơn cả là ai cũng thấm một điều, học phải đi đôi với hành, học phải thực tế, gắn với xây dựng và phát triển kinh tế. Trọng việc học, nhưng người dân ở đây không quá nặng về bằng cấp mà xác định học gì thì học, thực học gắn với lao động sản xuất và việc làm là điều quan trọng.

Trường THCS Hải Cường nằm trên địa bàn xóm 4, gần trung tâm xã Hải Cường, tiền thân là Trường cấp II Hải Cường, được thành lập từ năm 1953 và tái lập từ năm 1965. Trong căn phòng nhỏ xinh nằm sau phòng hội đồng trường, chiếc quạt trần đang ì ạch xóa những giọt mồ hôi lăn dài dưới mái tóc bạc trắng của thầy hiệu trưởng Phạm Tiến Dũng.

Thầy Dũng tâm sự: Nối tiếp truyền thống hiếu học của quê hương, chúng tôi vượt qua khó khăn, xây dựng Trường THCS Hải Cường lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng từ đại trà cho đến bồi dưỡng học sinh giỏi. Chúng tôi cũng đẩy mạnh trải nghiệm, sáng tạo để GV nâng cao chất lượng từng giờ dạy.

Nhiệm vụ của nhà trường giờ không còn là xóa mù mà là rèn cặp nên những thế hệ học sinh chăm ngoan học giỏi, biết ứng dụng kiến thức đã học vào cuộc sống. Chúng tôi tự hào đã và đang kế tục xứng đáng truyền thống học tập ở một trong những nôi bình dân học vụ ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa. - Thầy Phạm Tiến Dũng

Bình dân học vụ là phong trào xóa nạn mù chữ trong toàn dân, được Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát động ngày 8 tháng 9 năm 1945 [sắc lệnh 19/SL và 20/SL] ngay sau khi Việt Nam giành được độc lập. Phong trào này nhằm giải quyết "giặc dốt" - một trong các vấn đề cấp bách nhất của Việt Nam lúc bấy giờ [chỉ sau "giặc đói"].

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm lớp bình dân học vụ dạy chữ cho cả những cụ già

Thời Pháp thuộc, hệ thống giáo dục tại Việt Nam rất thiếu thốn. Cho đến năm 1930, tổng số học sinh, sinh viên tất cả các trường từ tiểu học đến đại học chỉ chiếm 1,8% dân số Việt Nam. Năm 1945, khi Việt Nam giành được độc lập, 95% dân Việt Nam mù chữ[1]. Đây là một trong các quốc nạn đối với một quốc gia mới giành độc lập.

Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ ngày 3 tháng 9 năm 1945 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị mở chiến dịch "Chống nạn mù chữ", vì "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu".

Để phục vụ chiến dịch xóa nạn mù chữ, Nha bình dân học vụ được thành lập ngày 8 tháng 9 năm 1945, khoá huấn luyện giáo viên Bình dân học vụ đầu tiên mang tên Hồ Chí Minh mở tại Hà Nội.

Vì nhà nước non trẻ ngân sách thiếu thốn, phong trào dựa vào sức dân là chính. Ngân quỹ được chỉ dụng cho chương trình chỉ trả lương được tối đa 1.000 giáo viên, trong khi số giáo viên cần thiết tối thiểu là 100.000.[2] Người đi học được miễn phí. Giáo viên không nhận lương. Mỗi tỉnh phải tự túc giáo viên. Khi ngân sách còn eo hẹp, các lớp bình dân học vụ dùng phấn hay gạch để viết xuống đất thay cho bút và giấy.

Phong trào nhanh chóng lan rộng khắp cả nước. Các lớp học bình dân được mở khắp nơi, trong nhà dân, đình chùa, miếu mạo, chỉ cần mấy chiếc ghế băng, ghế tựa đặt quanh bàn, quanh chiếc phản, cánh cửa, tấm ván mộc làm bảng đã thành lớp học.

Các đội Nhi đồng cứu vong khua trống ếch cổ động người dân đi học. Tại các nơi nhiều người qua lại, như các ngõ xóm, điếm canh, cổng đình, cổng làng, người ta treo nong, nia, mẹt, phên cốt, trên viết các chữ cái bằng vôi để ai đi qua cũng có dịp nhẩm, ôn các chữ đã học. Các câu văn vần miêu tả các chữ cái được sử dụng để người học dễ thuộc. Ví dụ:

 

Đồ dùng học tập của lớp bình dân học vụ

"i, t [tờ], có móc cả hai. i ngắn có chấm, t [tờ] dài có ngang; e, ê, l [lờ] cũng một loài. ê đội nón chóp, l [lờ] dài thân hơn; o tròn như quả trứng gà. ô thì đội mũ, ơ là thêm râu; o, a hai chữ khác nhau vì a có cái móc câu bên mình."[3]

Xuất hiện nhiều ca dao, hò vè cổ động cho phong trào Bình dân học vụ. Ví dụ:

"Hôm qua anh đến chơi nhà. Thấy mẹ dệt vải thấy cha đi bừa. Thấy nàng mải miết xe tơ. Thấy cháu "i - tờ" ngồi học bi bô. Thì ra vâng lệnh Cụ Hồ. Cả nhà yêu nước "thi đua" học hành".

Để thúc giục người dân học chữ, một số nơi còn dựng "cổng mù" ở đầu chợ. Người muốn vào chợ phải thử đọc chữ, ai đọc được thì được đi cổng chính, ai chưa đọc được thì phải qua "cổng mù" để vào chợ.

Tính đến cuối năm 1945, sau hơn ba tháng phát động, theo báo cáo chưa đầy đủ của các tỉnh Bắc bộ gửi về Bộ Quốc gia giáo dục thì đã mở được hơn 22.100 lớp học với gần 30 nghìn giáo viên và đã dạy biết chữ cho hơn 500 nghìn học viên mà tổng chi phí xuất từ ngân sách trung ương là 815,68 đồng, còn lại đều do các địa phương và tư nhân chi trả. Đến cuối năm 1946, Bộ Quốc gia giáo dục báo cáo có 74.975 lớp với 95.665 giáo viên, riêng ở Bắc Bộ và Trung Bộ đã có 2.520.678 người biết đọc, biết viết.[4]

Một năm sau ngày phát động, phong trào đã tổ chức được 75.000 lớp học với trên 95.000 giáo viên; trên 2.500.000 người biết đọc, biết viết. Tới năm 1948, 6 triệu người đã thoát nạn mù chữ và đến năm 1952 là 10 triệu người, chiến dịch xoá nạn mù chữ cơ bản được hoàn thành. Đi đôi với việc diệt "giặc dốt", việc bổ túc văn hoá để củng cố sự đọc thông, viết thạo của những người đã thoát nạn mù chữ được tổ chức và đẩy mạnh, trình độ văn hoá của cán bộ và nhân dân lao động cũng được nâng lên[5].

Tại miền Nam trước năm 1975, chế độ Việt Nam Cộng hòa [1955-1975] trong suốt 20 năm vẫn chưa thể giải quyết được nạn mù chữ. Lúc giải phóng miền Nam năm 1975, 30% người dân miền Nam vẫn còn mù chữ. Trong Chỉ thị 221 CT/TW "Về công tác giáo dục ở miền Nam sau ngày hoàn toàn giải phóng", ngày 17-6-1975, Ban Bí thư Trung ương Đảng nhấn mạnh "Trước mắt, phải coi đây [nhiệm vụ xoá nạn mù chữ và bổ túc văn hoá] là một nhiệm vụ cấp thiết số một... phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ này trong hai năm". Tháng 9-1976, trong thư gửi giáo viên và học sinh cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới, Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng lưu ý "Riêng đối với miền Nam, cần tập trung sức nhanh chóng xoá xong nạn mù chữ và đẩy mạnh công tác bổ túc văn hoá cho cán bộ và thanh niên công nông...". Phong trào bình dân học vụ nhằm giải quyết tình trạng người dân mù chữ tại miền Nam được thực hiện. Cuối tháng 2-1978, tất cả 21 tỉnh và thành phố ở miền Nam đã cơ bản hoàn thành kế hoạch xoá nạn mù chữ[6]

  • Hội Truyền bá Quốc ngữ
  • Văn hóa bình dân

  1. ^ Chủ tịch Hồ Chí Minh với phong trào Bình dân học vụ Lưu trữ 2018-01-03 tại Wayback Machine, Phạm Hải Yến, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III
  2. ^ Marr, 184
  3. ^ Bài văn vần này đã được Hội Truyền bá Quốc ngữ sử dụng từ trước cách mạng. Marr, 182
  4. ^ Marr, 182
  5. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 11 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 2 năm 2014.
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên tuyen

  • David G. Marr [1984]. Vietnamese Tradition on Trial, 1920-1945. University of California Press.
  • Công việc đầu tiên của chính phủ đầu tiên
  • Báo Nhân dân, Đã có hai triệu người biết chữ Lưu trữ 2007-10-30 tại Wayback Machine, 19-09-2007.
  • I Tờ, Tờ i Ti. Le a La, Me er Mer, La Mer., Nguyễn Vĩnh-Tráng.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bình_dân_học_vụ&oldid=68482667”

Video liên quan

Chủ Đề