Giao châu ở đâu

Phụng sao tích thánh

Bản phả chép về một vị Đại vương công thần triều Hán Chiêu Đế và hai vị Đại vương âm phù

Xưa nguyên Thánh tổ Hùng Vương mở vận lịch đồ hơn hai ngàn năm. Hùng Vương lập nước núi xanh vạn dăm, dựng nền cung điện đô thành, nước xanh một dải, khởi đầu đạo các đế thánh vua sáng, độ vật giúp người, thống trị 15 bộ, gọi là khởi tổ của Bách Việt.

Hùng đồ 18 đời truyền nối khi vận mạt, ý lớn kết thúc, trải qua các triều đại tới thời nhà Tây Hán, ở đất Long Biên có một người gốc Quảng Tín Thương Ngô. Ông họ Dương, có tổ tiên được phong ơn lộc, lấy người địa phương làm vợ là Tạ Thị, húy Cẩn, cũng là một gia đình có truyền thống thi lễ trâm anh, môn đăng hộ đối. Ông tinh thông y thuật, hay hành thiện giúp người. Cả hai vợ chồng đều làm việc thiện, cứu người. Ông tuổi đã 50 còn Tạ Thị ngoài bốn mươi mà chưa có con trai.

Một tối Tạ Thị nằm mơ thấy một tinh rắn nhập vào. Từ đó thấy trong người có mang. [Ngày 8 tháng Giêng năm Nhâm Ngọ] sinh được một con trai, tư chất lạ thường. Vợ chồng ông rất yêu quý. Nuôi nấng được 3 năm, tính cách hình dạng đã nên. Ông mới đặt tên là Cư Sĩ, để có thể biết lễ nghĩa, biết kính nhường, biết học văn, nghe hiểu âm nhạc. Bảy tuổi đi học, sách vở đọc một lần là nhớ, lại thông kinh sử, biết võ nghệ. Các học trò đương thời đều rất thán phục, cùng gọi là Thánh đồng.

18 tuổi, cha mẹ đều mất. Sĩ Công tìm đất tốt làm lễ an táng. Ba năm chịu tang, hương lửa trong nhà phụng thờ theo nghi lễ. Ông lại có tâm khuyến khích sự học, dạy giỗ người dân. Thấy sự giáo hóa ở Giao Châu chưa được mạnh đủ, Ông dần dần khuyên dụ lễ nghĩa trong dân. Phong tục tốt đẹp của Nam Châu là công của Ông vậy. Nhân dân đều kính mộ, tôn Ông là Châu trưởng.

Khi Hán Chiêu Đế sai Chu Chương làm Thái thú Giao Châu, nghe nói Sĩ Công giáo hóa phục dân đã dâng biểu tấu. Vua bèn phong cho Ông là Liệt hầu. Ông nhận tước phong, theo mệnh Vua đi các huyện ấp, xem xét phong tục nhân dân.

Một ngày Sĩ Công đến trại Áng Phao, huyệnThanh Oai, phủ Phụng Thiên, thấy phong tục nhân dân còn lạc hậu, việc học còn yếu. Ông bèn xem xét vùng đất này, thấy một địa thế có thế cục sông núi cùng chầu, rồng bao xung quanh, cũng là một nơi phong quang thắng cảnh. Ông liền truyền cho quân sĩ cùng nhân dân lập một học đường ở trại Áng Phao để dạy dân văn tự. Được một năm, nhân dân kính mộ, trở thành một làng có lễ nghĩa.

Khi đó các tù trường 7 quận Chu Nhai, Đam Nhĩ, Thương Ngô, Quảng Tín, Phiên Ngung, Lộc Lãnh làm loạn, xáo động nhân dân. Do đó Vua nghe vậy hỏi vấn các đình thần để định kế sách. Vua mới phong Sĩ Công làm Thái thú ở châu. Vua cử Công có đức cao phục người, tất có khả năng yên định, có thể dẹp giặc. Một ngày Ông về học đường ở trại Áng Phao, truyền quân sĩ cùng với người trong trang mổ trâu làm lễ tế cáo trời đất, cầu đảo núi sông trăm thần đến hưởng. Sĩ tử các trang, nhân dân nơi nơi đều tin phục. Tối đó, Ông nằm trong học đường, tới đầu canh 4, thấy mông lung vào mộng,

Thấy hai người nam, quần áo chỉnh tề, hình dáng cao lớn, tay cầm kiếm, theo đường trên mà tới, tự xưng chúng tôi là dòng dõi nhà họ Hùng, tên một người là Tri Huyễn, người thứ hai là Đông Tẩy. Thấy Ông có đức lớn dạy dân chữ viết, lễ nghĩa có oai. Nay Ông vâng mệnh Hoàng đế cử Ông đi dẹp giặc. Ông lại về học đường bái yết trời đất trăm thần, lòng Trời cảm động, đã sai anh em chúng tôi linh thiêng phụng mệnh Thiên đình, chúng tôi hiện đến, tự nguyện kết làm anh em, âm phù trợ giúp. Dẹp được giặc dữ. Ngày sau xin được cùng phối phụng thờ.

Thần nhân dứt lời thì bay lên không mà biến [thần mộng ngày 10 tháng 3]. Sau khoảnh khắc Ông tỉnh lại, biết có 2 vị linh thần âm phù trợ giúp. Rạng ngày Ông làm lễ bái tạ. Phụ lão ở trại tâu rằng:

– Từ khi Ông làm ở học đường dạy dân mà được yên ổn, lấy đức phục người. Trang này xin được báo đáp. Nhân nay thỉnh lấy chỗ đang là học đường, sau là nơi thờ cúng.

Ông đồng ý, và nói:

– Trại của các ngươi đã có lòng sâu với ta, sẽ trọng mệnh của ta muôn năm sau ở trại này.

Tối qua ta nằm mộng thấy 2 vị linh thần âm phù trợ giúp, tự xưng tên một người là Tri Huyễn, một người là Đông Tẩy, giúp ta dẹp giặc. Ta cho các ngươi 10 hốt vàng để ngày sau dùng cho việc thờ phụng. Cũng cung thỉnh cả 2 vị linh thần tên như vậy cùng phối thờ.

Ông tuyển lấy ở trại các sĩ tử cùng các đệ tử cường tráng trong trang, được 300 người, lấy làm gia thần theo Ông dẹp giặc.

Rạng ngày thấy sứ thần mang chiếu thư đến triệu Ông đem binh về kinh. Vua mới ủy quyền cho Ông truyền hịch đi các phủ huyện để nhân dân giúp lương gạo. Trong ngày đó Thái thú Sĩ Công xuất 2 vạn binh đến thẳng quận Cửu Chân. Ông truyền cho tướng sĩ phân các nơi giữ yên thế thủ, không được khiêu chiến.

Một này Ông soạn văn rồi sai mang chiếu dụ về việc tín nghĩa và họa phúc. Giặc đều xem văn mà sợ, đều bỏ giáp lại hàng. Từ đó quận được yên. Vua triệu Ông khải hoàn trở về, mở tiệc lớn chiêu đãi, phong cấp cho các tướng sĩ có công. Sĩ Công tâu rằng:

– Bảy quận được dẹp yên là nhờ có thần âm phù trợ giúp.

Vua nghe được việc này là đang chờ được phong hậu. Vua liền phong cho Sĩ Công làm Thái thú ở nhậm sở tại huyện Thanh Oai, phủ Phụng Thiên, đạo Sơn Nam Thượng [sau đổi sang thành Thăng Long].

Một ngày trời mùa đông, Ông đang ngồi ở phủ đường bỗng thấy trời đất hiện một đám mây vàng lớn, như hình một dải lụa đỏ, từ trên trời mà giáng hạ vào trong doanh trại. Bỗng thấy Ông thân theo mây mà bay đi. Cho tới khi trên lầu không nhìn không thấy nữa tức là Ông đã hóa [vào ngày 10 tháng 11]. Nhân dân và quân sĩ đều kinh sợ hành lễ, tấu lên triều đình. Hán Đế sai sứ đến sắc phong cùng với dụ chỉ tế văn đến nơi. Sắc phong tên gốc thần hiệu cùng với thần hiệu của 2 vị âm phù, sai sứ sắc phong thần hiệu cho ba vị:

Phong Cư Sĩ Hiển ứng Đại vương. Tặng phong Phúc nhân Tế thế Hộ quốc Khang dân Thượng đẳng phúc thần.

Phong Tri Huyễn Linh quang Đại vương.

Phong Đông Tẩy Linh ứng Đại vương

Tặng phong hai vị Linh thông Bảo khao Hiển hữu Trợ thắng Đại vương.

Từ đó về sau đều có nhiều sự linh ứng, cũng có nhiều đời đế vương gia phong thê mỹ tự

Cho trại Áng Phao cùng các sĩ tử ở trong các khu trang phụng thờ lâu dài. Tốt thay!

Đến hoàng triều Cảnh Hưng năm thứ 44 ngày 16 tháng 7 sắc phong.

Hoàng triều Cảnh Thịnh năm thứ 2, ngày 26 tháng 1 sắc phong.

Hoàng triều Đồng Khánh năm thứ 2, ngày 1 tháng 7 sắc phong.

Hoàng triều Tự Đức năm thứ 33, ngày 24 tháng 1 sắc phong.

Hoàng triều Duy Tân năm thứ 3, ngày 11 tháng 8 sắc phong.

Hoàng triều Khải Định năm thứ 9, ngày 15 tháng 7 sắc phong.

Phụng sao tích thánh y như bản cũ.

Chính hương hội xã Áng Phao Nguyễn Thư Thành

Xã trưởng Nguyễn Thư Thiện

1]Em hãy phân biệt

-Châu Giao là gì ?

TL : Giao Châu là tên một châu hoặc phủ thời xưa, bao trùm vùng đất miền Bắc Việt Nam ngày nay.

-Giao Châu là gì ?

TL: Giao Châu là tên một châu hoặc phủ thời xưa, bao trùm vùng đất miền Bắc Việt Nam ngày nay.

-Giao Chỉ là gì ?

TL: Giao Chỉ là tên gọi địa danh một phần lãnh thổ Việt Nam trong lịch sử, từ thời Hùng Vương đến các kỳ thời Bắc thuộc.

2]Năm179 TCN Triệu Đà chia Âu Lạc thành mấy quận ? kể tên các quận.

TL : - Theo sử sách, Triệu Đà chia lãnh thổ Âu Lạc cũ làm hai quận là Giao Chỉ và Cửu Chân .

3]Hai Bà trưng đã làm gì sau khi dành đôc lập ?

TL : Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua [Trưng Vương], đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

4]Khởi nghĩa Bà Triệu nổ ra vao thời gian nào , địa điểm ở đâu ?

TL : Giữa thế kỉ III [năm 248] , ở quận cửu Chân đã nổi lên cuộc khởi nghĩa lớn của Bà Triệu.

5]Nước Âu Lạc từ thế kỉ thứ hai đến thế kỉ thứ nhất có gì thay đổi ?

TL :

- Năm 179 TCN, Triệu Đà sáp nhập đất đai Âu Lạc vào Nam Việt, chia Âu Lạc thành hai quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia lại thành ba quận: Giao Chỉ, cửu Chân và Nhật Nam [bao gồm Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ đến Quảng Nam ngày nay], gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao.

- Thủ phủ của châu Giao được đặt ở Luy Lâu [Thuận Thành - Bắc Ninh]. Đứng đầu châu là Thứ sử, đứng đầu mỗi quận là Thái thú coi việc chính trị, Đô uý coi việc quân sự. Những viên quan này đều là người Hán. Dưới quận là huyện, các Lạc tướng vẫn trị dân như cũ. - Nhân dân châu Giao, ngoài việc phải nộp các loại thuế nhất là thuế muối, thuế sắt..., hằng năm phải lên rừng, xuống biển tìm kiếm những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai, đồi mồi... để cống nạp cho nhà Hán. Nhà Hán lại đưa người Hán sang ở các quận Giao Chỉ, cửu Chân và bắt dân ta phải theo phong tục của họ.

- Năm 34, Tô Định được cử sang làm Thái thú quận Giao Chỉ. Tên này ra sức đàn áp và vơ vét của cải của dân ta, khiến cho dân ta càng thêm khổ cực.

6]Nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị anh hùng nói lên điều gì ?

TL : Việc nhân dân ta lập đền thờ Hai Bà Trưng và các vị tướng ờ khắp nơi: - Thể hiện ý chí độc lập và tinh thần chiến đấu bất khuất của dân tộc...

- Thể hiện lòng biết ơn và đề cao tinh thần yêu nước, hi sinh bất khuất vì độc lập dân tộc của Hai Bà Trưng.

7]Em hãy trình bày những chuyển biến về xã hội văn hóa nước ta từ thế kỉ một đến thế kỉ sáu diễn ra ntn?

TL :

Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta. Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...

Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.

Video liên quan

Chủ Đề