Giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt

Trang chủ » Lớp 7 » Soạn văn 7 tập 2

Bài tập 1: trang 37 sgk Ngữ Văn 7 tập hai

Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Bài làm:

Những ý kiến nói về sự giàu đẹp, phong phú của tiếng Việt và nhiệm vụ giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là:

  • Phạm Văn Đồng: "Tiếng Việt của chúng ta rất giàu. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp. Giàu bởi kinh nghiệm đấu tranh của nhân dân ta lâu đời và phong phú. Đẹp bởi tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp. Hai nguồn của cái giàu, cái đẹp ấy là ở chỗ tiếng Việt là tiếng nói của nhân dân, đầy tình cảm, màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa; đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học mà những nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du… và những nhà văn, nhà thơ ngày nay ở miền Bắc và miền Nam đã nâng lên đến trình độ rất cao về nghệ thuật."
  • Bác Hồ: "Tiếng nói là một thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải gìn giữ nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp."

=> Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Từ khóa tìm kiếm Google: Sưu tầm, ghi lại những ý kiến nói về sự giàu đẹp của tiếng Việt

Lời giải các câu khác trong bài

Sự giàu đẹp của tiếng Việt đã làm nên bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt, bản sắc tức là những nét đặc trưng mà nếu mất đi thì nó không còn là nó. Theo GS Nguyễn Văn Khang, giữ cho tiếng Việt có một bản sắc đẹp đẽ tức là chúng ta phải khơi nguồn tất cả những nét giàu và đẹp. Tiếng Việt của chúng ta có thanh điệu. Thanh điệu nó như là nốt nhạc thì đó là bản sắc rất đẹp của tiếng Việt mà không phải ngôn ngữ nào cũng có. 

Trong tiếng Việt, trật tự từ rất quan trọng hoặc có hàng loạt từ mang tính ngữ pháp, gọi là hư từ. Đấy chính là bản sắc của tiếng Việt. Tiếng Việt của chúng ta như là một kho lưu giữ toàn bộ quá khứ, lịch sử, truyền thống của người Việt. Chúng ta có những thành ngữ, tục ngữ rất hay như: "lá lành đùm là rách", "dậu đổ bìm leo”...

Cũng theo GS Nguyễn Văn Khang, tiếng Việt mang dấu ấn của đời sống, chẳng hạn như trong câu “bán anh em xa mua láng giềng gần” nói lên tính trọng tình nghĩa của người Việt. Ngôn ngữ tiếng Việt mang tâm hồn của người Việt và chúng ta phải phát huy nó.

PGS.TS Phạm Văn Tình

Còn theo PGS.TS Phạm Văn Tình, sự giàu của tiếng Việt cũng chính là ở tính đa dạng phong phú và có nhiều giá trị. Ông cho biết tiếng Việt hiện nay có khoảng 17.000 âm tiết, tức là 17.000 thành tố có thể tạo được từ và từ 17.000 thành tố đó người ta xáo trộn và kết hợp với nhau tạo thành các từ mới và có thể nói có hàng triệu kết hợp. Riêng thuật ngữ tiếng Việt hiện nay trong tất cả các chuyên ngành đã có hàng chục vạn.

Điều đó cho thấy tiếng Việt là một cái hệ thống ngôn ngữ rất đa dạng, đa chiều và bản thân từ ngữ đó lại có những nội dung ngữ nghĩa có những biểu hiện sắc thái khác nhau. 

Tiếng Việt đẹp ở chỗ là nó có một sắc thái riêng, độc đáo, thể hiện được trí tuệ dân gian và được thử thách qua hàng ngàn năm người Việt giao tiếp tiếng nói với nhau. Và có thể thấy tiếng Việt thể hiện mọi cung bậc suy nghĩ tình cảm của con người Việt Nam. Về điều này, PGSTS Phạm Văn Tình giải thích:

“Tiếng nói của người Việt là một thứ tiếng nói mà ngôn ngữ gọi là đơn âm, vì thế cho nên nó có những cái biểu hiện đặc biệt riêng. Tiếng Việt có 6 thanh điệu, một trong những ngôn ngữ nhiều thanh điệu nhất trên thế giới. Và người ta nói tiếng Việt lên bổng xuống trầm như hát và có thể nói là thể hiện được mọi cung bậc tình cảm.”

Về việc thể hiện được đa dạng các cung bậc tình cảm trong tiếng Việt, trong bài thơ “Tiếng Việt”, nhà thơ Lưu Quang Vũ cũng đã viết :

“Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh...”

Như vậy cái đa dạng của tiếng Việt cũng chính là nét đẹp, nó thể hiện cái tư duy dân gian, thể hiện văn hóa truyền thống lâu đời của người Việt được ẩn tàng trong các áng văn chương, trong dân gian, truyền từ đời này sang đời khác....

Tiếng Việt của người Việt dùng để diễn tả tư tưởng văn hóa, tình cảm….  của người Việt. Thật tự hào khi một số chính khách nước ngoài đã sử dụng được một cách rất tinh tế những câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du, để thể hiện tình cảm dành cho Việt Nam. Tổng thống Mỹ Bin Clinton khi đến Việt Nam đã nói: “Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Hay Tổng thống Obama thì lại dùng câu: “Rằng trăm năm cũng từ đây,/ Của tin gọi một chút này làm ghi"...

Hơn thế nữa, vừa qua, hai trường đại học danh tiếng thuộc khối Ivy League là Đại học Brown và Đại học Princeton tại Mỹ đã cùng hợp tác triển khai khóa học tiếng Việt đầu tiên theo hình thức học trực tuyến qua Zoom. Đây là một thông tin rất đáng tự hào vì đó là điều càng minh chứng rằng tiếng Việt của chúng ta đã có một vị thế nhất định ở trên trường Quốc tế, mà cụ thể là nước Mỹ, một cường quốc văn minh phát triển đã sử dụng tiếng Việt  như một thứ ngoại ngữ để dạy cho sinh viên.

Về vấn đề này PGS,TS Phạm Văn Tình chia sẻ: "Bằng sự cống hiến của người Mỹ gốc Việt, bằng vai trò của ngôn ngữ tiếng Việt, theo tôi biết là Mỹ đã chấp nhận tiếng Việt như một ngoại ngữ trong các trường với các cơ sở dạy đại học. Trong một lần trao đổi với giáo sư Bùi Quyên Duy ở bang California, Giáo sư là một trong những người đang dạy tiếng Việt ở đó, và ông nói là trước đây chúng tôi dạy tiếng Việt chỉ là dạy cho những người muốn học tiếng Việt, muốn tìm hiểu tiếng Việt và chủ yếu là dạy cho cộng đồng người Việt. Nhưng bây giờ thì tôi dạy tiếng Việt với tư cách là một giáo viên ngoại ngữ. Tức là nếu anh biết tiếng Việt thì coi như anh đã biết một ngoại ngữ.”

Quả thật: “Chính cái giàu đẹp đã làm nên cái chất, giá trị, bản sắc, tinh hoa của tiếng Việt”. Chúng ta cần phải phát huy bản sắc tinh hoa, cũng chính là giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt, văn hóa Việt để góp phần giữ vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế…..

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

[ĐCSVN] - Cho dù xã hội có phát triển như thế nào, khoa học kỹ thuật có hiện đại đến đâu thì chúng ta phải luôn gìn giữ và làm giàu tiếng Việt, không làm cho tiếng Việt - “của cải vô cùng quý báu của dân tộc” bị mất đi sự trong sáng vốn có.

Cách đây hai năm, PGS.TS Bùi Hiền đã công bố phần 2 công trình nghiên cứu cải tiến tiếng Việt sau 40 năm nghiên cứu, ông có đề xuất cách viết và phát âm khác so với thông thường. Sự công bố và đề xuất này đã khiến dư luận “dậy sóng” khi cách thức sử dụng tiếng Việt hoàn toàn khác biệt so với phổ thông. Mới đây nhất, bộ “Chữ Việt Nam song song 4.0” kết hợp từ hai công trình “Chữ Việt nhanh" và "Ký hiệu dấu” của 2 tác giả Kiều Trường Lâm và Trần Tư Bình vừa chính thức nhận được giấy chứng nhận bản quyền từ Cục Bản quyền tác giả. Trước thông tin này, trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện nhiều ý kiến phản hồi, trái chiều, và không ít những băn khoăn, trăn trở về việc sử dụng tiếng Việt hiện nay.

Tiếng Việt là hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam.

Chữ viết, tiếng nói là của cải vô cùng quan trọng và quý giá của bất kỳ dân tộc nào trên thế giới, là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Tiếng Việt của dân tộc Việt Nam cũng như vậy. Tiếng nói, chữ viết tiếng Việt có nguồn gốc bản địa, được cha ông ta sáng tạo, gìn giữ, cải tiến trong hành trình tạo dựng cuộc sống, phát triển cộng đồng xã hội. Trải qua các triều đại lịch sử, qua những giai đoạn phát triển, tiếng Việt đã trở thành hồn cốt của dân tộc, có sức sống lâu bền trong tâm hồn, lối sống, tư duy của con người Việt Nam. Dù có sống ở miền đất nào trên lãnh thổ Việt Nam hay sống xa quê hương, những con người mang dòng máu Việt đều không quên thứ tiếng ông cha, lời ăn tiếng nói của dân tộc mình.

Trải qua thời gian, người dân Việt Nam không ngừng giữ gìn, cải tiến tiếng Việt, làm cho tiếng nói của dân tộc ngày càng giàu và đẹp, luôn là niềm tự hào của con người Việt Nam trước bạn bè quốc tế. Để có một hệ thống quy tắc tiếng Việt nói và viết theo chuẩn như ngày nay, chúng ta đã phải trải qua nhiều lần cải tiến tiếng Việt trên những phương diện cụ thể như phát âm, chính tả, ngữ pháp, phong cách ngôn ngữ... Trên cơ sở loại bỏ, sửa chữa những yếu tố không phù hợp hoặc khó sử dụng trong tiếng Việt để tạo ra một cách nói, cách viết mang tính phổ thông, ai ai cũng sử dụng được. Đồng thời, chúng ta cũng không ngừng sáng tạo để tạo ra những yếu tố mới trong tiếng Việt nhằm làm cho vốn từ, vốn câu và cách nói tiếng Việt được phong phú, đa dạng, phù hợp với sự phát triển của xã hội. Hệ thống quy tắc trong nói và viết tiếng Việt đã được chuẩn hóa thành quy định mang tính pháp quy để Nhà nước ban hành ra toàn dân thực hiện. Những quy định này được đưa đến người dân theo một trình tự chứ không áp đặt, khiên cưỡng. Đó là việc chúng ta đưa vào dạy cho học sinh từ mầm non cho đến các bậc học cao hơn. Tùy vào tâm lý lứa tuổi để các nhà trường triển khai dạy về cách phát âm, cách viết sao cho chuẩn tiếng Việt. Dần dần, hệ thống quy tắc, quy định về chuẩn mực tiếng Việt đã đi vào đời sống của nhân dân, từng người dân nói và viết tiếng Việt theo chuẩn mực đã quy định và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt như làm giàu thứ của cải vô cùng quý báu của dân tộc mình. Cho dù có sáng tạo, cải tiến tiếng Việt nhưng chúng ta vẫn phải đảm bảo nguyên tắc trên nền những quy định chung, trên cái cốt có sẵn chứ không thay đổi hoàn toàn.

Trở lại với những công trình nghiên cứu mới đây đã nêu ở phần đầu của bài viết, nhìn vào đó, chúng tôi nhận thấy, các tác giả đã có ý thức và dày công trong sáng tạo tiếng Việt, đặt vấn đề về sử dụng tiếng Việt trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Tuy nhiên, có thể nhận thấy, sự sáng tạo ấy khác biệt so với cách viết, cách phát âm tiếng Việt mà chúng ta đang sử dụng chứ không đơn thuần là cải biến một hai từ, một hai chữ viết hay một số cách phát âm như chúng ta đã làm từ bấy lâu nay trong hành trình cải tiếng tiếng Việt. Như thế, nhìn ở một góc độ nào đó, bộ sản phẩm này liệu lại một lần nữa gây nên những ý kiến trái chiều, những tranh luận trong dư luận nhân dân?.

Trước hết, chúng ta cần nhận thức rõ, tiếng Việt là tiếng của dân tộc Việt, là tài sản quốc gia, việc sử dụng tiếng Việt gồm cả nói và viết phải theo một hệ thống quy định về chuẩn mực. Việc ban hành quy định về sử dụng tiếng Việt theo chuẩn mực là thuộc về Nhà nước, không cá nhân và tổ chức nào có quyền thay thế những quy định về sử dụng tiếng Việt vốn đã trở thành quy tắc chung cho toàn dân. Đồng thời, việc cải tiến, sáng tạo tiếng Việt trong quá trình sử dụng là điều cần thiết nhưng không được thay đổi hoàn toàn diện mạo của nó, không xáo trộn gây ảnh hưởng đến tâm lý của người dân. Bởi lẽ, việc đưa những quy tắc nói và viết tiếng Việt vào nhân dân, vào từng người không phải là việc dễ dàng thực hiện trong một sớm một chiều mà phải trải qua một quá trình học tập từ khi con người mới tập nói, tập viết đến khi nói và viết thành thạo. Trong sự cải tiến, sáng tạo tiếng Việt, chúng ta có thể chấp nhận sự cải tiến tiếng Việt để sử dụng cho phù hợp với đặc thù ngành nghề, nhóm ngành nghề. Chẳng hạn như việc sử dụng tiếng Việt không dấu, viết tắt, những kí hiệu gắn với đặc thù các lĩnh vực như công nghệ thông tin, các ngành khoa học... Hiện nay, có tình trạng giới trẻ sử dụng “tiếng lóng” trong tiếng Việt, ngôn ngữ quảng cáo sử dụng không đúng quy cách... ít nhiều đã và đang làm ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

Giữ gìn và làm giàu tiếng Việt là trách nhiệm của toàn dân. Song, dù xã hội, khoa học công nghệ có thay đổi đến đâu, chúng ta phải nhận thức sâu sắc và xác định không được làm méo mó, lai căng tiếng Việt trong quá trình sử dụng. Mỗi người cần ý thức được việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt phải trên cơ sở nói và viết đúng chuẩn mực về phát âm, chính tả chữ viết, từ ngữ, ngữ pháp và phong cách ngôn ngữ. Cần loại bỏ những yếu tố không phù hợp, làm ảnh hưởng đến sự chuẩn mực, trong sáng của tiếng Việt. Mỗi người dân cần nêu cao trách nhiệm giữ gìn và làm giàu tiếng Việt để chúng ta luôn tự hào về tiếng của dân tộc Việt Nam, như lời dạy của Bác Hồ kính yêu: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”./.

Nguyễn Thế Lượng

TIN LIÊN QUAN

  • Thế giới ghi nhận hơn 509 triệu ca mắc COVID-19
  • Hơn 42 tấn chất thải nguy hại chôn giấu trong xí nghiệp Bóng đèn Điện Quang
  • Đội bóng Bộ TT&TT vô địch giải bóng đá Nữ Đoàn Khối các cơ quan TƯ
  • Núi lửa Anak Krakatoa ở Indonesia phun trào
  • Khởi động cuộc thi vô địch Sơ đồ tư duy Việt Nam
  • Các tỉnh, thành phố từ Quảng Ninh đến Quảng Bình chủ động ứng phó với gió mạnh
  • Hành trình hữu nghị 2022: Chương trình giao lưu văn hóa ý nghĩa của cộng đồng quốc tế tại Hà Nội

Video liên quan

Chủ Đề