Gửi bưu điện ở đâu

Dịch vụ “Chuyển phát hồ sơ kèm lệ phí xét tuyển” là dịch vụ trọn gói được cung cấp trên cơ sở các dịch vụ bưu phẩm có số hiệu, báo phát ghi số và thu hộ, được ưu tiên xử lý tại tất cả các khâu khai thác, vận chuyển và phát trả.

Giới thiệu dịch vụ

Dịch vụ “Chuyển phát hồ sơ kèm lệ phí xét tuyển” là dịch vụ trọn gói được cung cấp trên cơ sở các dịch vụ bưu phẩm có số hiệu, báo phát ghi số và thu hộ, được ưu tiên xử lý tại tất cả các khâu khai thác, vận chuyển và phát trả.

Phạm vi cung cấp

Dịch vụ Chuyển phát hồ sơ kèm lệ phí xét tuyển được cung cấp ở tất cả các bưu cục giao dịch

Đặc điểm dịch vụ

Nội dung nhận gửi của dịch vụ là các hồ sơ đăng ký xét tuyển nguyện vọng 2, 3 vào các trường Đại học, Cao đẳng theo thông báo của Bộ Giáo dục & Đào tạo kèm tiền lệ phí xét tuyển

Hướng dẫn sử dụng dịch vụ

Quyền và trách nhiệm của khách hàng
1. Quyền của khách hàng
a. Được Bưu điện cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về dịch vụ khi có nhu cầu sử dụng;
b. Được quyền sở hữu bưu gửi cho đến khi bưu gửi được phát cho người nhận;
c. Được quyền thay đổi họ tên, địa chỉ người nhận, rút lại bưu gửi và chuyển tiếp bưu gửi khi bưu gửi chưa được phát cho người nhận;
d. Được đảm bảo chỉ tiêu chất lượng dịch vụ mà Bưu điện đã công bố;
đ. Được đảm bảo bí mật thông tin về sử dụng dịch vụ trừ trường hợp quy định của pháp luật;
e. Được truy vấn thông tin và khiếu nại về dịch vụ đã sử dụng trong thời hạn quy định;
g. Được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi không đồng ý kết quả giải quyết khiếu nại của bưu điện;
h. Được bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả theo quy định của Bưu điện và pháp luật trong trường hợp sai sót được xác định là do lỗi của Bưu điện.
2. Trách nhiệm của khách hàng
a. Cung cấp đầy đủ, chính xác họ tên, địa chỉ của người gửi, người nhận và thực hiện các quy định về các điều kiện về sử dụng dịch vụ để đảm bảo an toàn đối với bưu gửi;
b. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về nội dung bưu gửi và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bưu gửi;
c. Thanh toán đủ giá cước dịch vụ và các chi phí khác theo quy định của Bưu điện, trừ trường hợp được miễn, giảm giá cước theo quy định của Bưu điện hoặc các bên có thoả thuận khác;
d. Tạo điều kiện thuận lợi cho Bưu điện phát bưu gửi đến địa chỉ nhận;
đ. Cung cấp đầy đủ các giấy tờ, bằng chứng, căn cứ liên quan đến nội dung khiếu nại và chịu trách nhiệm về tính xác thực của các giấy tờ, bằng chứng, căn cứ này theo quy định của pháp luật;
e. Hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi tiền bồi thường của Bưu điện nếu sai sót được xác định do lỗi của khách hàng.
Quyền và trách nhiệm của Bưu điện
1. Quyền của Bưu điện
a. Được kiểm tra nội dung gói, kiện hàng hoá trước khi chấp nhận;
b. Được thanh toán đầy đủ giá cước và các chi phí khác khi đã cung ứng dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ;
c. Được từ chối cung ứng dịch vụ nếu phát hiện bưu gửi vi phạm quy định của pháp luật và quy định về điều kiện cung ứng dịch vụ bưu chính của Bưu điện;
d. Được từ chối giải quyết những khiếu nại không phù hợp quy định của Bưu điện và của pháp luật;
đ. Trường hợp sai sót được xác định do lỗi của khách hàng, Bưu điện được quyền khởi kiện khách hàng nếu không hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi tiền bồi thường của Bưu điện.
e. Được xử lý bưu gửi không có người nhận theo quy định của pháp luật.
2. Trách nhiệm của Bưu điện
a. Thiết lập mạng bưu chính để cung ứng dịch vụ bưu chính đã công bố;
b. Niêm yết công khai tại điểm cung cấp dịch vụ các thông tin về dịch vụ và danh mục vật phẩm, hàng hoá không được gửi, chấp nhận, vận chuyển qua mạng bưu chính theo quy định của pháp luật, Bưu chính nước nhận và các quy định khác về điều kiện cung ứng dịch vụ;
c. Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về dịch vụ cho khách hàng khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ;
d. Không được từ chối cung ứng dịch vụ bưu chính công ích khi người sử dụng đã thực hiện các yêu cầu về sử dụng dịch vụ;
đ. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi cố ý chấp nhận bưu gửi vi phạm quy định của Luật Bưu chính;
e. Không được tiết lộ thông tin về sử dụng dịch vụ của tổ chức, cá nhân, trừ trường hợp quy định của pháp luật;
g. Đảm bảo chỉ tiêu chất lượng dịch vụ đã công bố với khách hàng;
h. Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của khách hàng trong thời hạn quy định;
i. Bồi thường cho người có quyền sở hữu bưu gửi đối với những sai sót được xác định là do lỗi của Bưu điện gây ra;
j. Lưu trữ đầy đủ hồ sơ và các thông tin có liên quan đến dịch vụ để phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp.

VẬT PHẨM CẤM GỬI VÀ GỬI CÓ ĐIỀU KIỆN
Vật phẩm cấm gửi
1. Sinh vật sống.
2. Thuốc phiện, các hợp chất từ thuốc phiện, các chất ma túy, các chất kích thích thần kinh.
3. Vũ khí, đạn dược, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
4. Các loại văn hóa phẩm đồi trụy, phản động, ấn phẩm, tài liệu nhằm phá hoại trật tự công cộng, chống lại Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
5. Các chất dễ nổ, dễ cháy hoặc chất phóng xạ và các hàng hóa nguy hiểm.
6. Các vật phẩm mà tính chất hoặc cách gói bọc có thể gây nguy hiểm cho nhân viên bưu chính hoặc công chúng hoặc làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
7. Thư có tính chất thông tin riêng trao đổi giữa các cá nhân không phải là người gửi hoặc người nhận gửi trong gói, kiện hàng hóa.
8. Trong bưu gửi chứa nhiều bưu gửi có địa chỉ nhận khác nhau.
9. Vật phẩm, hàng hóa cấm nhập vào nước nhận theo thông báo của Liên minh Bưu chính Thế giới [UPU] và quy định của pháp luật Việt Nam.
10. Tiền đồng Việt Nam, tiền nước ngoài và các giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành.
11. Các loại kim khí quý [vàng, bạc, bạch kim,…] các loại đá quý hay các sản phẩm được chế tạo từ kim khí quý, đá quý.
Vật phẩm gửi có điều kiện
Vật phẩm, hàng hóa được gửi có điều kiện trong bưu gửi:
1. Bưu gửi có chứa hàng hóa để kinh doanh phải có chứng từ thuế và các chứng từ hợp lệ khác theo quy định của pháp luật.
2. Vật phẩm, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc quản lý chuyên ngành, phải thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền.
3. Ong, tằm, đỉa, côn trùng phục vụ nghiên cứu khoa học; vật phẩm, hàng hóa dễ hư hỏng, chất lỏng, chất bột đóng gói phải đảm bảo không gây hư hỏng, ô nhiễm bưu gửi khác.
4. Vật phẩm, hàng hóa gửi trong bưu gửi sử dụng dịch vụ máy bay phải tuân theo quy định về An ninh Hàng không.

CÁCH GÓI BỌC BƯU GỬI
Điều kiện gói bọc và bao bì
1. Bưu gửi phải được gói bọc chắc chắn, bao bì phải phù hợp với hình thức và tính chất của vật phẩm bên trong cũng như điều kiện vận chuyển, đảm bảo bảo vệ được nội dung bên trong và không gây nguy hiểm cho nhân viên Bưu điện, không làm bẩn hoặc làm hư hỏng các bưu gửi khác hoặc các trang thiết bị bưu chính.
2. Trường hợp hàng gửi là vật phẩm nguyên khối [gỗ, thỏi kim loại, ...], không cần gói bọc khi mua, khi gửi khách hàng cũng không cần gói bọc. Tên, địa chỉ người gửi, người nhận được thể hiện ngay lên vật phẩm gửi.
3. Nếu khách hàng tự thực hiện việc gói bọc, phải đảm bảo Bưu điện có thể mở bưu gửi để kiểm tra nội dung trước khi làm thủ tục chấp nhận mà không làm ảnh hưởng đến nội dung bưu gửi.
Gói bọc hàng dễ vỡ
1. Các loại hàng dễ vỡ [thủy tinh, gốm, sứ, kính, ...] phải được đựng vào hộp kim loại, hộp gỗ, hộp chất dẻo hoặc bìa cứng đảm bảo chắc chắn, đồng thời phải được chèn, lót bằng các vật liệu phù hợp [xốp, giấy vụn, vỏ bào, bông, bọt biển, ...] có tác dụng bảo vệ, tránh gây cọ xát, va chạm trong quá trình khai thác vận chuyển.
2. Trên vỏ bọc bưu gửi phải có nhãn: “Hàng dễ vỡ - Fragile” và dấu mũi tên chỉ chiều xếp đặt bưu gửi, thể hiện ở những vị trí dễ thấy nhất.
3. Nhãn “Hàng dễ vỡ - Fragile”
- Tên nhãn: Hàng dễ vỡ;
- Kích thước tối thiểu: 100 x 100mm;
- Số lượng nhãn tối thiểu: 2 nhãn trên 2 mặt bưu gửi;
- Màu sắc: đen và trắng

4. Dấu “Hàng dễ vỡ - Fragile”
- Kích thước dấu: 80mm x 25mm;
- Nội dung: “HÀNG DỄ VỠ - FRAGILE”;
- Kiểu chữ: Font Arial, cỡ chữ 30, Đậm [Bold], màu đỏ.

Gói bọc chất, sinh vật dễ hư hỏng và lây nhiễm
1. Bưu gửi chứa các chất, sinh vật dễ hư hỏng và truyền nhiễm cho người và súc vật phải được ghi chú rõ hoặc dán nhãn: “chất lây nhiễm” trên vỏ bọc.
2. Người gửi các chất, sinh vật dễ hư hỏng và truyền nhiễm phải đảm bảo bưu gửi của mình đã được gói bọc theo đúng quy định về gói bọc ba lớp, cụ thể:
- Nội dung gửi được chứa trong lớp bọc thứ nhất là một bình chứa không ngấm nước, có đủ độ dai bền để không bị vỡ trong quá trình khai thác, vận chuyển [bình thủy tinh, bình kim loại, bình chất dẻo, ..., có nút kín];
- Lớp bọc thứ hai là một lớp bọc không ngấm nước;
- Nếu có nhiều bình chứa bọc trong lớp bọc thứ hai, từng bình phải có vỏ bọc riêng để khỏi va chạm vào nhau;
- Giữa hai lớp bọc là một lớp chất hút nước [bông gòn, giấy thấm, ...] đủ để ngấm hết toàn bộ chất đựng bên trong nếu bình chứa bị vỡ;
- Lớp bọc thứ ba phải đủ độ cứng, dai, bền; có kích thước, hình dáng vừa vặn với bình chứa để bảo vệ tốt nhất cho nội dung bên trong của bưu gửi.
- Trường hợp hàng gửi là chất đông lạnh hoặc cần giữ lạnh, phải có lớp chất liệu giữ lạnh đảm bảo giữ được mức nhiệt độ phù hợp trong suốt quá trình vận chuyển, lớp bao gói bên ngoài lớp chất liệu giữ lạnh phải đáp ứng các yêu cầu đặc thù: không ngấm nước, thoát khí CO2, ... tùy theo chất liệu được sử dụng để giữ lạnh cho hàng gửi.
3. Nhãn dán trên bưu gửi phải có quy cách như sau:
- Tên nhãn: Chất lây nhiễm - ;
- Kích thước tối thiểu: 100 x 100mm hoặc 50 x 50mm;
- Số lượng nhãn tối thiểu trên mỗi bưu gửi: 2 nhãn/ 2 mặt;
- Màu sắc: Đen và trắng

CHẤT LÂY NHIỄM

Gói bọc chất, sinh vật dễ hư hỏng không lây nhiễm

Bưu gửi chứa các chất, sinh vật dễ hư hỏng không lây nhiễm phải được gói bọc theo các nguyên tắc sau:
- Chất, sinh vật dễ hư hỏng được đựng trong một vật chứa không ngấm nước;
- Ngoài vật chứa không ngấm nước là một lớp vỏ bảo vệ;
- Một lớp chất hút nước chèn giữa vật chứa và lớp vỏ bảo vệ hoặc giữa chất, sinh vật dễ hư hỏng với vật chứa để không bị xê xích;
- Đối với các chất, sinh vật dễ hư hỏng phải giữ lạnh, ngoài các lớp bảo vệ cần có thêm chất liệu giữ lạnh phù hợp [đá, đá khô, ...]; trường hợp vận chuyển bằng máy bay cần đảm bảo vật chứa có nút chặt và đủ độ cứng để chịu được sự thay đổi áp suất;
- Bên ngoài bưu gửi phải dán nhãn “chất, sinh vật dễ hư hỏng” theo quy cách sau:
+ Tên nhãn: Chất, sinh vật dễ hư hỏng;
+ Kích thước tối thiểu: 62 x 44 mm;
+ Số lượng nhãn tối thiểu trên mỗi bưu gửi: 2 nhãn/ 2 mặt;
+ Màu sắc: Đen và trắng

CHẤT, SINH VẬT DỄ HƯ HỎNG
Gói bọc các loại hàng hóa đặc biệt khác
1. Bưu gửi đựng chất phóng xạ được nhận gửi và vận chuyển bằng đường Bưu chính nếu nội dung và cách gói bọc phù hợp với khuyến nghị của các tổ chức năng lượng nguyên tử quốc gia và quốc tế và được các cơ quan có thẩm quyền cho phép trước.
Bên ngoài bao bì bưu gửi phải có chú dẫn “Chất phóng xạ và số lượng được chấp nhận theo đường Bưu chính” hoặc “Matières radioactives, quantités admises au transport par la poste”; đồng thời ngoài tên và địa chỉ người gửi, người nhận còn phải ghi chú rõ ràng yêu cầu chuyển hoàn bưu gửi trong trường hợp không phát được.
2. Chất lỏng và chất dễ cháy phải đựng trong bình hoàn toàn kín, mỗi bình phải đựng trong một hộp kim loại, hộp gỗ hoặc hộp chất dẻo dai bền, được chèn lót bằng các loại vật liệu phù hợp có tác dụng chống va đập [bông, xốp, ...].
3. Các chất dầu mỡ khó chảy như cao, xà phòng mềm, nhựa cây, ... và các loại tằm ít gây khó khăn cho việc vận chuyển, phải được gói bọc hai lớp: lớp thứ nhất bằng giấy, vải, chất dẻo, ...; lớp thứ hai bằng gỗ, kim loại hoặc vật liệu khác có đủ độ dai bền để chất bên trong không bị chảy ra.
4. Các loại hạt phải đựng trong vỏ bọc bằng vải, nilông, bìa cứng, gỗ hoặc kim loại.
5. Chất bột khô có màu chỉ được chấp nhận nếu đựng vào hộp kim loại hoàn toàn kín, rồi lại bỏ trong một hộp bằng gỗ, chất dẻo hoặc bìa cứng. Giữa hai lớp hộp có một lớp chèn lót bằng vật liệu hút nước để chống va chạm.
6. Chất bột khô không màu phải được đựng trong hộp, túi bằng kim loại, gỗ, chất dẻo hoặc bìa cứng, rồi được đặt trong một hộp khác làm bằng chất liệu dai bền.
7. Các đồ vật sắc nhọn như dao, đinh, ... phải được gói bọc chắc chắn để không gây tai nạn cho nhân viên Bưu điện.
8. Ong, tằm, đỉa, kí sinh trùng phải được gói bọc cẩn thận hoặc đựng vào hộp kín để đảm bảo vệ sinh và an toàn.
Phong bì có ô trong suốt chứa vật phẩm
Phong bì có ô trong suốt chứa vật phẩm được nhận gửi với những điều kiện dưới đây:
- Ô trong suốt phải ở mặt trước, tức là mặt không có mép dán của phong bì, và phải làm bằng chất liệu phù hợp, đảm bảo địa chỉ người nhận hiện lên rõ ràng;
- Ô trong suốt phải có hình chữ nhật, chiều dài của ô đặt song song với chiều dài của phong bì; và phải được dán thật hoàn hảo vào các mép trong lỗ khoét của phong bì;
- Giấy tờ đựng trong phong bì phải gấp sao cho ngay cả khi có sự xê dịch ở trong phòng bì, địa chỉ người nhận vẫn hiện lên qua ô trong suốt;
- Không chấp nhận phong bì có ô nhưng không gắn giấy trong suốt.

Cước phí dịch vụ

Tùy theo từng dịch vụ sẽ có bảng cước giá khác nhau kèm theo chi phí của dịch vụ cộng thêm

Các thông tin về khiếu nại, bồi thường

A. Khiếu nại
Đối tượng được khiếu nại
1. Người sử dụng dịch vụ:
a] Tổ chức, cá nhân có tên trong phần địa chỉ người gửi, người nhận ghi trên bưu gửi, phiếu gửi;
b] Tổ chức, cá nhân ký hợp đồng sử dụng dịch vụ với Bưu điện.
2. Người đại diện hợp pháp của người sử dụng dịch vụ:
a] Người đại diện theo pháp luật:
- Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
- Người giám hộ đối với người được giám hộ;
- Người được pháp luật chỉ định đại diện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
- Người đứng đầu tổ chức có quyền đại diện cho tổ chức theo quy định của pháp luật;
- Những người khác theo quy định của pháp luật.
b] Người đại diện theo uỷ quyền:
Tổ chức, cá nhân, người đại diện theo pháp luật có thể uỷ quyền cho người khác thực hiện việc khiếu nại. Việc uỷ quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được người sử dụng dịch vụ uỷ quyền.
Quyền và trách nhiệm của người khiếu nại
1. Quyền của người khiếu nại
a] Được khiếu nại, hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện quyền khiếu nại trong thời hạn quy định;
b] Được Bưu điện hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ về thủ tục khiếu nại; được cung cấp thông tin về quy trình giải quyết khiếu nại của Bưu điện;
c] Được quyền khiếu nại tiếp với Bưu điện trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được kết quả giải quyết khiếu nại lần 1 nếu thấy kết quả này chưa thoả đáng;
d] Được quyền yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật nếu không đồng ý với kết quả giải quyết khiếu nại của Bưu điện, hoặc Bưu điện không giải quyết xong vụ việc trong thời hạn quy định;
e] Được rút đơn khiếu nại vào bất kì giai đoạn nào trong quá trình giải quyết khiếu nại. Việc rút đơn khiếu nại phải được thực hiện bằng văn bản;
f] Được bồi thường thiệt hại và khắc phục hậu quả theo quy định của Bưu điện và pháp luật trong trường hợp sai sót được xác định là do lỗi của Bưu điện hoặc hãng vận chuyển. Đối với dịch vụ Tiết kiệm Bưu điện, khách hàng được Bưu điện hoàn trả số tiền do Bưu điện tính sai, hoặc chuyển sai [nhầm] so với yêu cầu của khách hàng.

2. Trách nhiệm của người khiếu nại
a] Cung cấp đầy đủ các giấy tờ, bằng chứng, căn cứ liên quan đến quyền khiếu nại và nội dung khiếu nại; chịu trách nhiệm về tính xác thực của các giấy tờ, bằng chứng, căn cứ này theo quy định của pháp luật;
b] Trong trường hợp được Bưu điện bồi thường do đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại, nhưng kết quả điều tra sau đó lại chứng minh rằng sai sót là do lỗi của khách hàng, người khiếu nại phải hoàn trả số tiền bồi thường đã nhận trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi tiền bồi thường của Bưu điện;
c] Đền bù cho Bưu điện các thiệt hại do khiếu nại sai gây ra.
Quyền và trách nhiệm của Bưu điện
1. Trách nhiệm của Bưu điện
a] Niêm yết công khai các thông tin liên quan đến giải quyết khiếu nại, bồi thường, bồi hoàn …tại các điểm cung cấp dịch vụ, trên trang web của Bưu điện; hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ cho người khiếu nại;
b] Tiếp nhận khiếu nại của khách hàng tại mọi điểm cung cấp dịch vụ, qua các kênh khiếu nại khác nhau;
c] Xem xét và giải quyết khiếu nại trong thời hạn quy định;
d] Bồi thường cho người có quyền sở hữu bưu gửi đối với những sai sót được xác định là do lỗi của Bưu điện hoặc hãng vận chuyển gây ra;
e] Lưu trữ đầy đủ hồ sơ và các thông tin có liên quan đến dịch vụ bị khiếu nại để phục vụ công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tranh chấp;
f] Báo cáo công tác giải quyết khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Quyền của Bưu điện
a] Từ chối giải quyết những khiếu nại đối với các trường hợp sau:
- Hết thời hiệu khiếu nại;
- Người khiếu nại không thuộc các đối tượng quy định;
- Người khiếu nại không cung cấp, hoặc cung cấp không đủ các giấy tờ, bằng chứng, căn cứ liên quan đến nội dung khiếu nại;
- Các khiếu nại về chỉ tiêu thời gian khi chưa hết chỉ tiêu thời gian toàn trình đã công bố;
- Khiếu nại đối với những bưu gửi quốc tế bị Bưu chính nước nhận tịch thu, tiêu hủy, chuyển hoàn do quy định của nước nhận không cho phép nhập khẩu;
- Yêu cầu bồi thường đối với những thiệt hại do lỗi của khách hàng;
b] Đưa ra các bằng chứng, chứng cứ chứng minh các hành vi bị khiếu nại.
c] Trong trường hợp được khách hàng đã được Bưu điện bồi thường do đã hết thời hạn giải quyết khiếu nại, nhưng kết quả điều tra sau đó chứng minh sai sót phát sinh do lỗi của khách hàng, Bưu điện có quyền yêu cầu khách hàng hoàn trả tiền đã bồi thường. Sau 30 ngày, kể từ ngày khách hàng nhận được thông báo thu hồi tiền bồi thường của Bưu điện mà khách hàng không hoàn trả, Bưu điện có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thời hiệu khiếu nại
1. Sáu [06] tháng kể từ ngày kết thúc thời gian toàn trình của bưu gửi đối với khiếu nại về việc mất bưu gửi, chuyển phát bưu gửi chậm so với thời gian toàn trình đã công bố; trường hợp thời gian toàn trình của dịch vụ chưa được công bố thì thời hiệu này được tính từ ngày bưu gửi được chấp nhận.
2. Một [01] tháng kể từ ngày bưu gửi được phát cho người nhận đối với khiếu nại về việc bưu gửi bị suy suyển, hư hỏng, về giá cước và các nội dung khác có liên quan trực tiếp đến bưu gửi.
Thời hạn giải quyết khiếu nại
1. Thời hạn giải quyết khiếu nại đối với dịch vụ trong nước là 02 tháng kể từ ngày khiếu nại được tiếp nhận.
2. Thời hạn giải quyết khiếu nại đối với dịch vụ quốc tế là 03 tháng kể từ ngày khiếu nại được tiếp nhận.
Các kênh khiếu nại
1. Người khiếu nại có thể khiếu nại qua các kênh sau:
- Khiếu nại trực tiếp tại các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính chuyển phát của Bưu điện;
- Khiếu nại bằng đơn thư, email;
- Khiếu nại qua điện thoại;
- Khiếu nại qua phương tiện thông tin đại chúng.

B. Bồi thường
Nguyên tắc bồi thường
1. Việc bồi thường được tiến hành ngay sau khi có kết quả điều tra xác định thiệt hại là do lỗi của Bưu điện hoặc hãng vận chuyển, trên cơ sở có đầy đủ thông tin và sở cứ để xác định trách nhiệm của các bên.
2. Trường hợp hết thời hạn giải quyết khiếu nại quy định mà vụ việc chưa được điều tra làm rõ, Bưu điện phải tiến hành bồi thường cho khách hàng theo quy định. Sau đó căn cứ kết quả điều tra cuối cùng để giải quyết tiếp vụ việc;
3. Mức bồi thường trong trường hợp bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi nội dung được thực hiện theo Quyết định do Tổng giám đốc Bưu điện ban hành và được niêm yết tại các điểm cung cấp dịch vụ;
4. Tiền bồi thường được thanh toán bằng đồng Việt Nam, việc chi trả được thực hiện một lần [trừ trường hợp có thỏa thuận khác];
5. Tiền bồi thường được trả cho người gửi, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; trường hợp bưu gửi bị hư hỏng, mất một phần mà người nhận đồng ý nhận phần còn lại thì tiền bồi thường được trả cho người nhận;
6. Không bồi thường các thiệt hại gián tiếp hoặc nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển tiền không bảo đảm chất lượng mà Bưu điện đã công bố.
Trách nhiệm bồi thường của Bưu điện
1. Bưu điện có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong các trường hợp bưu gửi bị chậm so với chỉ tiêu thời gian toàn trình đã công bố, mất mát, hư hỏng, suy suyển, chuyển hoàn sai do lỗi của Bưu điện, hãng vận chuyển và Bưu chính các nước trong quá trình cung cấp dịch vụ;
2. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, Bưu điện không phải bồi thường thiệt hại trong các trường hợp sau:
- Dịch vụ bưu chính không có chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi; người sử dụng dịch vụ không có chứng từ chứng minh việc sử dụng dịch vụ; hoặc các chứng từ người sử dụng dịch vụ đưa ra không tạo thành sở cứ đầy đủ cho việc điều tra giải quyết khiếu nại;
- Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người sử dụng dịch vụ bưu chính hoặc do đặc tính tự nhiên, khuyết tật vốn có của vật chứa trong bưu gửi;
- Bưu gửi đã được phát hợp lệ cho người nhận và người nhận không có ý kiến khi nhận bưu gửi;
- Bưu gửi có vật phẩm hàng hoá cấm gửi, vi phạm quy định về hàng cấm gửi của Nhà nước, bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tịch thu hoặc bị huỷ theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Bưu gửi gửi ra nước ngoài bị thu giữ, chuyển hoàn theo quy định của pháp luật nước nhận;
- Thiệt hại xảy ra do các nguyên nhân bất khả kháng: thiên tai, địch hoạ, dịch bệnh hoặc những tình huống bất ngờ vượt quá khả năng khắc phục của Bưu điện.
Hoàn trả tiền bồi thường
1. Đối với những bưu gửi được bồi thường do mất toàn bộ nội dung [hoặc một phần nội dung], nếu sau khi trả tiền bồi thường, Bưu điện tìm thấy nội dung [hoặc một phần nội dung] trước đây được coi là bị mất thì người được bồi thường có thể nhận lại với điều kiện phải hoàn lại cho Bưu điện số tiền bồi thường đã nhận trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày thông báo; nếu từ chối nhận lại thì bưu gửi đó thuộc quyền sở hữu của Bưu điện;
2. Sau khi Bưu điện đã bồi thường, nếu bưu gửi đã được phát hợp lệ hoặc bị hư hỏng, phát nhầm, chuyển hoàn do lỗi của khách hàng thì người được bồi thường phải hoàn lại số tiền bồi thường đã nhận trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo thu hồi tiền bồi thường của Bưu điện.

3. Thông tin về cước dịch vụ
- Dịch vụ Datapost: Chi tiết liên hệ tại các Trung tâm Datapost
- Dịch vụ cấp đổi hộ chiếu: Giá cước dịch vụ là 80.000 đồng/01 bộ hồ sơ Cấp đổi hộ chiếu [chưa có VAT] và lệ phí Cấp đổi hộ chiếu là 200.000 đồng/01 bộ hồ sơ.
- Dịch vụ khai giá: Cước thu là 0,75% giá trị khai đối với bưu gửi có nội dung là giấy tờ, tài liệu và hàng hóa, tối thiểu thu 3.000 đồng.
Mức bồi thường: 100% giá trị khai.
- Dịch vụ Phát hàng thu tiền [COD]:
Cước Phát hàng thu tiền [COD] bao gồm:
+ Cước dịch vụ chuyển phát mà khách hàng lựa chọn để gửi bưu gửi COD.
+ Cước dịch vụ phát hàng thu tiền – COD [chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng]: bằng 0,75% giá trị bưu gửi; tối thiểu là 7.000 đồng.
+ Cước chuyển tiền: bằng 50% cước dịch vụ thư chuyển tiền. Đây là cước chuyển khoản tiền mà VNPOST thu hộ từ người nhận bưu gửi COD để trả cho người gửi.
+ Cước các dịch vụ cộng thêm khác [nếu có] như chuyển hoàn bưu gửi COD, gia hạn phiếu chuyển tiền COD, chuyển nhanh phiếu chuyển tiền COD,… được tính theo mức cước dịch vụ tương ứng theo bảng cước của VNPOST.
+ Cước đối với bưu gửi COD có nội dung là hàng cồng kềnh, dễ vỡ: được quy đổi và tính theo mức cước hàng cồng kềnh và hàng nhẹ của dịch vụ cơ bản mà khách hàng lựa chọn.
+ Cước vận chuyển, bảo quản hoặc phát theo yêu cầu đặc biệt: được thoả thuận trên cơ sở yêu cầu của khách hàng.

Video liên quan

Chủ Đề