Đối tượng bảo hộ quyền tác giả là gì

Bạn đang tìm hiểu về điều kiện bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan theo quy định của pháp luật hiện hành. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền liên quan đến quyền tác giả [được gọi tắt là quyền liên quan] là quyền của tổ chức, cá nhân đối với buổi biểu diễn, bản ghi hình, ghi âm, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Để giúp cho bạn đọc hiểu rõ hơn về điều kiện mà pháp luật quy định về bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan. Mời bạn đọc cùng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Điều kiện bảo hộ quyền tác giả

Đối tượng bảo hộ quyền tác giả. Sản phẩm trí tuệ đã góp phần giúp cuộc sống con người ngày một cải thiện hơn. Bên cạnh đó, các cá nhân, tổ chức đã quan tâm đến việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Câu hỏi pháp lý đặt ra: liệu có phải mọi đối tượng đều được bảo hộ quyền tác giả, hay có trường hợp ngoại trừ ở đây?

 Câu trả lời là không phải mọi đối tượng đều được bảo hộ. Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005. Đôi tượng được bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được sáng tạo, thể hiện dưới một hình thức nhất định và có tính nguyên gốc, không phân biệt hình thức, ngôn ngữ thể hiện và chất lượng của tác phẩm.

Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả:

     1.Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.

     2.Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

     3.Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu. [ Điều 15, Luật SHTT 2005]

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

Các quyền nhân thân phi tài sản [quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; quyền được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, phổ biến, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn tác phẩm, cho phép hoặc không cho phép người khác sửa đổi nội dung tác phẩm] được bảo hộ vô thời hạn.

Các quyền nhân thân gắn với tài sản [quyền công bố, phổ biến hoặc cho người khác công bố, phổ biến tác phẩm của mình; quyền cho hoặc không cho người khác sử dụng tác phẩm của mình] và các quyền tài sản được bảo hộ trong suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết. Đối với tác phẩm đồng tác giả, thì các quyền nhân thân gắn với tài sản và các quyền tài sản được bảo hộ trong suốt cuộc đời các đồng tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm đồng tác giả cuối cùng chết.

Đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm phát thanh, truyền hình, vi-đi-ô, tác phẩm di cảo, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng thì các quyền nhân thân gắn với tài sản và quyền tài sản được bảo hộ trong thời hạn năm mươi năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên hoặc tác phẩm được định hình;

Đối với tác phẩm không rõ tác giả hoặc tác phẩm khuyết danh, thì quyền tác giả thuộc Nhà nước; Nếu trong thời hạn năm mươi năm, kể từ ngày tác phẩm được công bố lần đầu tiên mà xác định được tác giả, thì thời hạn bảo hộ được tính từ ngày xác định được tác giả.

Đăng ký quyền tác giả

Quyền tác giả phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới hình thức nhất định. Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm không bắt buộc phải đăng ký quyền tác giả tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.

Tác giả, chủ sở hữu tác phẩm có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho ASLaw – Đại diện tiến hành việc nộp đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả và tiến hành các thủ tục liên quan.

Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả:

  –  Mẫu logo cần đăng ký

 – Bản mô tả logo

 – Thông tin chủ sơ hữu

– Thông tin tác giả

 – Giấy cam đoan và quyết định giao nhiệm vụ

– Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [ Nếu người cấp bản quyền tác giả là tổ chức/ Công ty]

Dịch vụ đăng ký bản quyền tác giả cho quý khách hàng như:

 –  Đánh giá tác phẩm đã thuộc về đối tượng bảo hộ quyền tác giả nào chưa;

 – Tìm hiểu phân loại đối tượng, loại hình đăng ký phù hợp;

 – Kiểm tra sơ bộ về khả năng đăng ký quyền tác giả;

 – Chuẩn bị hồ sơ đăng ký;

 – Nộp đơn đăng ký quyền tác.

Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: Quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong số đó, quyền tác giả là đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong thời gian gần đây. Nhiều quý độc giả thắc mắc không biết đối tượng quyền tác giả bao gồm những đối tượng nào? Đối tượng nào không được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả? Thời hạn bảo hộ ra sao? Có dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả hay không? Cùng theo dõi nội dung bài viết dưới đây của công ty Luật ACC để có được câu trả lời chi tiết nhất nhé.

                                                    Đối tượng quyền tác giả bao gồm?

Hiện nay trong các văn bản pháp luật sở hữu trí tuệ không có quy định thế nào là “đối tượng quyền tác giả” mà chỉ liệt kê đối tượng quyền tác giả bao gồm những đối tượng nào.

Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học, đối tượng là một cái gì đó mà chúng ta hướng tới.

Còn căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 quy định như sau:“2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.”

Theo đó, có thể hiểu, đối tượng quyền tác giả chính là nhóm tác phẩm mà được pháp luật cho phép bảo hộ theo quy định và không ai được quyền tự ý xâm phạm.

Vậy đối tượng quyền tác giả bao gồm những đối tượng cụ thể nào? Chiếu theo khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 xác định được các đối tượng quyền tác giả gồm:

  • Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
  • Đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.

Trong đó:

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các loại hình nghệ thuật ngôn từ.

Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian là các loại hình nghệ thuật biểu diễn như chèo, tuồng, cải lương, múa rối, điệu hát, làn điệu âm nhạc; điệu múa, vở diễn, trò chơi dân gian, hội làng, các hình thức nghi lễ dân gian.

Như vậy chúng ta đã xác định được đối tượng quyền tác giả bao gồm những tác phẩm cụ thể nêu trên. Vậy những tác phẩm như thế nào sẽ không thuộc đối tượng quyền tác giả gồm

  • Tin tức thời sự thuần túy đưa tin là các thông tin báo chí ngắn hàng ngày, chỉ mang tính chất đưa tin không có tính sáng tạo.
  • Văn bản hành chính bao gồm văn bản của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Sau khi đã xác định được đối tượng quyền tác giả bao gồm những nhóm nào chúng ta cần biết được vậy thời hạn bảo hộ đối với các tác phẩm đó như thế nào.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019. Theo đó, có thể thấy thời hạn này được chia thành hai dạng là bảo hộ vô thời hạn và bảo hộ có thời hạn.

Bảo hộ có thời hạn hay vô thời hạn sẽ tùy thuộc vào loại quyền là quyền nhân thân hay quyền tài sản, quyền nhân thân đó có được chuyển giao hay không. Thông thường thời hạn bảo hộ quyền tác giả là 50 năm.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giải chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm đó.

Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị pháp lý chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký quyền tác giả uy tín tại Việt Nam thì công ty Luật ACC sẽ là lựa chọn sáng suốt.

ACC tự hào là đơn vị giàu kinh nghiệm, nơi hội tụ các Luật sư nhiều năm kinh nghiệm và công tác tại nước ngoài đảm bảo giải quyết mọi vấn đề pháp lý mà quý khách hàng gặp phải; bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng của mình.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của chúng tôi giúp quý độc giả xác định rõ đối tượng quyền tác giả là gì, đối tượng quyền tác giả bao gồm những đối tượng nào? Đối tượng không được bảo hộ,…. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý đăng ký bảo hộ quyền tác giả của chúng tôi đừng ngần ngại để lại thông tin hoặc liên hệ trực tiếp với chúng tôi nhé.

Video liên quan

Chủ Đề