Hạch toán hóa đơn mua vào có giảm giá

Tùy vào từng trường hợp mua hàng được giảm giá là "Giảm giá hàng đã mua về nhập kho" hay "Giảm giá hàng mua về không qua kho" thì sẽ có những bước hạch toán ghi sổ trên phần mềm Misa cụ thể như sau:

1. Cách hạch toán nghiệp vụ mua hàng được giảm giá trong trường hợp "Giảm giá hàng đã mua về nhập kho"

Khi hàng mua về nhập kho, phát hiện không đúng quy cách, phẩm chất như đã thỏa thuận ban đầu, thông thường sẽ có các hoạt động sau:

  • Công ty và nhà cung cấp sẽ thỏa thuận với nhau và lập biên bản về việc giảm giá hàng mua.
  • Nhân viên mua hàng nhận lại hóa đơn giảm giá hàng mua từ nhà cung cấp và chuyển cho kế toán mua hàng.
  • Kế toán mua hàng hạch toán khoản giảm giá hàng mua và ghi sổ kế toán.

1.1. Bút toán định khoản hạch toán nghiệp vụ mua hàng được giảm giá trong trường hợp "Giảm giá hàng đã mua về nhập kho":

  • Nợ TK 111, 112, 331… - Số tiền giảm giá hàng mua
  • Có TK 156
  • Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ [nếu có]

1.2. Các bước thực hiện hạch toán ghi sổ nghiệp vụ mua hàng được giảm giá trong trường hợp "Giảm giá hàng đã mua về nhập kho" trên phần mềm Misa

Nghiệp vụ “Giảm giá hàng đã mua về nhập kho” được thực hiện trên phần mềm như sau:

- Trên phân hệ "Mua hàng" => chọn tab "Giảm giá hàng mua" => chọn chức năng "Thêm".

- Tích chọn "Giảm giá trị hàng nhập kho"

- Ấn vào biểu tượng kính lúp.

- Thiết lập điều kiện tìm kiếm chứng từ mua hàng, sau đó ấn "Lấy dữ liệu".

- Tích chọn các mặt hàng được giảm giá và nhập giá trị được giảm.

- Ấn vào "Đồng ý" => hệ thống sẽ tự động lấy thông tin của nhà cung cấp và hàng hóa từ chứng từ mua hàng sang.

- Lựa chọn phương thức giảm trừ cho chứng từ giảm giá là "Giảm trừ công nợ" hoặc "Thu tiền mặt".

- Sau khi khai báo xong chứng từ, ấn "Cất".

- Chọn chức năng "In" trên thanh công cụ, sau đó chọn mẫu chứng từ cần in.

CHÚ Ý: Trường hợp chọn phương thức giảm trừ là Thu tiền mặt, sau khi chứng từ được lập, Thủ quỹ sẽ đăng nhập vào phần mềm để thực hiện Ghi sổ cho các phiếu thu trong trường hợp giảm giá hàng mua. Khai báo các thông tin chung: mã nhà cung cấp, mã giao dịch, tài khoản công nợ, số hóa đơn, ngày hóa đơn, ngày hạch toán, trạng thái,..

  • * Số chứng từ: nhập vào hoặc chọn từ mã quyển chứng từ đã khai báo. Xem thêm hướng dẫn Danh mục quyển chứng từ.
    • Số hóa đơn; Ký hiệu; Ngày hóa đơn: nhập vào thông tin hóa đơn điều chỉnh từ nhà cung cấp. Thông tin này sẽ được ngầm định chuyển vào thẻ Thuế để khai báo thuế.
  • Khai báo thẻ Chi tiết: mã hàng, mã kho, số lượng, giá, tiền hàng, tài khoản vật tư,…
  • Khai báo thẻ Thuế: phục vụ cho việc lên Bảng kê thuế GTGT đầu vào.

  • * Mẫu báo cáo: chọn loại hóa đơn mua hàng tương ứng cho mẫu báo cáo

3 – Hóa đơn giá trị gia tăng.

4 – Hàng hóa, dịch vụ mua vào không có hóa đơn.

5 – Hóa đơn bán hàng thông thường.

  • * Mã tính chất: chọn phân loại tính chất thuế được khấu trừ theo qui định

1 – Hàng hóa, dịch vụ dùng riêng cho SXKD chịu thuế GTGT và sử dụng cho các hoạt động cung cấp hàng hoá, dịch vụ không kê khai, nộp thuế GTGT đủ điều kiện khấu trừ thuế.

Trong quá trình lập và xuất hóa đơn không thể tránh được một số sai sót, do đó người bán và người mua tiến hành ghi nhận sai sót là lập hóa đơn điều chỉnh tăng – giảm. Bài viết dưới đây của Hóa đơn điện tử EasyInvoice sẽ hướng dẫn bạn đọc cách hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm.

Nội dung bài viết

1. Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm là gì?

Theo Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC, hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người mua và người bán đã khai thuế nhưng phát hiện có sai sót thì người mua và người bán phải lập biên lai điều chỉnh giảm hoặc tăng có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ lỗi. Riêng người bán sẽ lập hạch toán hóa đơn điều chỉnh.

\>>>>> Có thể bạn quan tâm: Điều chỉnh tăng hóa đơn điện tử

2. Một số quy định về điều chỉnh giảm doanh thu

Dựa theo Khoản 1 Điều 81 của Thông tư 200 về việc điều chỉnh giảm doanh thu, doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề:

Đối với các khoản chiết khấu thương mại, hàng bán trả lại hoặc giảm giá hàng bán phát sinh cùng kỳ với tiêu thụ sản phẩm thì kế toán cần thực hiện hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh.

Đối với hàng hóa, sản phẩm đã tiêu thụ ở các kỳ trước và đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, trả hàng hoặc giảm giá thì kế toán điều chỉnh theo nguyên tắc:

  • Nếu như giảm giá, chiết khấu thương mại hoặc trả hàng phát sinh trước thời điểm phát hành báo cáo tài chính thì doanh nghiệp cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập bảng cân đối kế toán, ghi giảm doanh thu trên báo cáo tài chính của kỳ trước.
  • Nếu như giảm giá, chiết khấu thương mại hoặc trả hàng phát sinh sau thời điểm phát hành báo cáo tài chính thì kế toán ghi giảm doanh thu của kỳ sau.

3. Các tình huống phát sinh hóa đơn điều chỉnh giảm

3.1 Khi phát hiện hóa đơn điều chỉnh giảm viết sai

Trên hóa đơn các mục thường viết sai như: Mã số thuế, ngày tháng thanh toán, đơn giá, tiền thuế,…

Trên hóa đơn điều chỉnh ghi rõ số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất, thuế GTGT đối với số hóa đơn, điều chỉnh ghi rõ ký hiệu tăng giảm.

Nếu trong trường hợp sai tên doanh nghiệp nhưng mã số thuế vẫn đúng thì kế toán doanh nghiệp chỉ cần ghi biên bản điều chỉnh và không lập hóa đơn điều chỉnh.

Số tiền chiết khấu khi kết thúc kỳ chiết khấu bán hàng, doanh nghiệp có thể lập hóa đơn điều chỉnh, trong đó liệt kê số hóa đơn điều chỉnh, số tiền điều chỉnh và số thuế.

3.2 Trường hợp doanh nghiệp bán hàng chiết khấu thương mại

Trong khoản 2.5 Phụ lục 4 Thông tư 39/2019/TT-BTC đã quy định trường hợp doanh nghiệp được lập hóa đơn điều chỉnh giảm khi số tiền chiết khấu lập khi kết thúc kỳ chiết khấu thương mại kèm theo bảng kê khai các số hóa đơn, số tiền và số thuế cần phải điều chỉnh.

Tại Thông tư 32/2011/TT-BTC có quy định hóa đơn điều chỉnh giảm sẽ không được ghi dấu âm. Nhưng hiện tại, trong Thông tư 78/2021/TT-BTC đã quy định hóa đơn điều chỉnh được phép sử dụng dấu âm để điều chỉnh giảm đúng với thực tế khi giá trị trên hóa đơn có sai sót.

\>>>>> Tìm hiểu thêm Cách Hạch Toán Chiết Khấu Thương Mại

3.3 Trường hợp giảm do quyết toán công ty xây dựng

Đối với công trình xây dựng đã quyết toán nhưng sau đó cơ quan có thẩm quyền kiểm tra quyết toán làm thay đổi giá trị phải nộp giảm đi thì kế toán lập hóa đơn điều chỉnh giảm và hai bên sẽ giải quyết sau khi nhập hàng.

4. Hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm

4.1: Chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng thực tế

Trường hợp hàng hóa, sản phẩm đã bán phải giảm giá, chiết khấu thương mại cho người mua [người mua ở đây không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp] thì kế toán cần ghi tại khoản giảm giá cho người mua là:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu [5211, 5213]

Có các TK 111, 112, 131,…

Trường hợp sản phẩm, hàng hóa đã phải chiết khấu thương mại, giảm giá cho người mua thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thì doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ ghi là:

Nợ TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu [5211, 5213]

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp [thuế GTGT đầu ra được giảm]

Có các TK 111, 112, 131,…

4.2 Hàng bán bị trả lại

Cách để hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm đối với hàng bị trả lại như sau:

  • Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên sẽ ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

Nợ TK 155 – Thành phẩm.

Nợ TK 156 – Hàng hóa.

Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

  • Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ sẽ ghi:

Nợ TK 611 – Mua hàng đối với hàng hóa.

Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất đối với sản phẩm.

Có TK 632 – Giá vốn hàng hóa.

  • Trường hợp hàng hóa, sản phẩm thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ sẽ ghi:

Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại [Giá bán chưa có thuế GTGT].

Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp [33311] [Thuế GTGT hàng bị trả lại].

Có các TK 111, 112, 131,…

  • Trường hợp hàng hóa, sản phẩm không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì số tiền thanh toán với người mua về hàng bán bị trả lại sẽ ghi là:

Nợ TK 5212 – Hàng bán bị trả lại.

Có các TK 111, 112, 131,…

  • Nếu các chi phí phát sinh liên quan đến hàng bán bị trả lại thì ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng.

Có các TK 111, 112, 141, 334,…

4.3 Kết chuyển cuối kỳ

Cuối kỳ kế toán, kết chuyển tổng số giảm trừ doanh thu phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thì ghi:

Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Có TK 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu.

\>>>>> Có thể bạn quan tâm Cách kê khai thuế GTGT

Trên đây Hóa đơn điện tử Easyinvoice đã giải đáp thắc mắc của nhiều đơn vị về hạch toán hóa đơn điều chỉnh giảm. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với quý bạn đọc. Nếu còn câu hỏi khác cần được tư vấn, hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 1900 56 56 53 – 1900 33 69 đội ngũ của chúng tôi sẽ giải đáp nhanh chóng và chi tiết nhất.

\==========

Theo quy định tại Điều 89 Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, Điều 1 Nghị định số 41/2022/NĐ-CP và Điều 8 Thông tư số 78/2021/TT-BTC, quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có mã của cơ quan thuế

SoftDreams ra mắt Phần mềm quản lý bán hàng EasyPos hỗ trợ Quý khách hàng trong nghiệp vụ sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Nếu Quý khách hàng cần được tư vấn và hỗ trợ thêm, hãy liên hệ ngay cho đội ngũ chuyên nghiệp của SoftDreams, chúng tôi cam kết hỗ trợ khách hàng kịp thời 24/7 trong suốt quá trình sử dụng phần mềm.

EASYPOS – Phần mềm Quản lý bán hàng đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ như:

  • Liên kết trực tiếp với cơ quan thuế
  • Tự động đồng bộ đơn hàng thành hoá đơn, chuyển dữ liệu lên cơ quan thuế theo thông tư 78/2021/TT-BTC.
  • Cập nhật sớm nhất những chính sách mới của cơ quan thuế
  • Tạo và in đơn hàng ngay cả khi có hoặc không có kết nối mạng.
  • Thiết lập mẫu vé in theo mong muốn của DN & HKD. Tích hợp hệ sinh thái đa kênh như: Hóa đơn điện tử EasyInvoice, Phần mềm kế toán EasyBooks và chữ ký số EasyCA

Chủ Đề