Hạn mức tín dụng 0 đồng là gì

Khi mở thẻ tín dụng tại ngân hàng, bạn sẽ được cấp một hạn mức nhất định trong tài khoản để sử dụng thanh toán trong phạm vi hạn mức đó. Mỗi loại thẻ sẽ được cấp một hạn mức tín dụng khác nhau vì cần dựa vào hồ sơ cũng như lịch sử tín dụng của khách hàng. Vậy hạn mức thẻ tín dụng là gì? Hạn mức thẻ ảnh hưởng như thế nào đến điểm tín dụng của người dùng?

Bài viết gồm các nội dung chính sau:

1. Hạn mức thẻ tín dụng là gì? Cập nhật hạn mức tối đa các loại thẻ tín dụng tại TPBank

2. Ngân hàng xác định hạn mức thông qua các yếu tố nào và làm sao để nâng hạn mức thẻ?

2.1 Điều kiện mở thẻ tín dụng dựa vào thu nhập, tính chất công việc và lịch sử tín dụng của khách hàng

2.2 Các yếu tố để ngân hàng xác định hạn mức thẻ tín dụng cho từng loại thẻ

2.3 Ba bí quyết giúp bạn nhanh chóng tăng hạn mức thẻ tín dụng của mình

1. Hạn mức thẻ tín dụng là gì? Cập nhật hạn mức tối đa các loại thẻ tín dụng tại TPBank

Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà ngân hàng cung cấp cho người dùng để sử dụng cho việc chi tiêu và mua sắm cá nhân. Nếu trong quá trình sử dụng thẻ, bạn chi tiêu vượt quá hạn mức này ngân hàng sẽ tính phí dựa trên hạn mức bạn vượt qua. Mỗi ngân hàng phát hành thẻ tín dụng sẽ có hạn mức tối thiểu và hạn mức tối đa khác nhau. Đồng thời số tiền sẽ khác nhau cho từng loại thẻ phát hành, thậm chí trong cùng một sản phẩm, hạn mức tín dụng của mỗi người cũng khác nhau. 

Hình 1: Ngân hàng sẽ cấp hạn mức thẻ tín dụng của mỗi khách hàng dựa vào một số tiêu chí nhất định

Hiện tại, TPBank đang cung cấp cho người dùng 5 hạng thẻ là Chuẩn, Vàng, Platinum, Đồng thương hiệu và Signature, với các hạn mức như sau:

Mặc dù hạn mức tín dụng và đặc điểm của mỗi loại thẻ sẽ khác nhau nhưng về cơ bản thẻ tín dụng của TPBank đều cho phép người dùng thoải mái mua sắm, rút tiền mặt linh hoạt tại các hệ thống ATM và có thể sử dụng trên phạm vi quốc tế. Tuyệt vời hơn nữa, chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn có thể đăng ký mở thẻ tín dụng TPBank trực tuyến ngay trên website của chúng tôi. Sau đó, nhân viên của TPBank sẽ nhanh chóng liên lạc với bạn để hoàn tất các thủ tục còn lại. 

2. Ngân hàng xác định hạn mức thẻ tín dụng thông qua các yếu tố nào và làm sao để nâng hạn mức thẻ?

Như đã đề cập, hạn mức thẻ tín dụng khá đa dạng. Vậy ngân hàng cần dựa vào các điều kiện và yếu tố nào để xác định hạn mức thẻ cho khách hàng?

2.1. Điều kiện mở thẻ tín dụng dựa vào thu nhập, tính chất công việc và lịch sử tín dụng của khách hàng

Về bản chất, sử dụng thẻ tín dụng tương đương như việc bạn vay ngân hàng trước một khoản để chi tiêu và trả lại cho ngân hàng vào kỳ hạn nhất định. Vì vậy, điều kiện mở thẻ tín dụng quan trọng nhất chính là sự tín nhiệm của ngân hàng dành cho bạn. Độ tín nhiệm càng cao, hạn mức thẻ tín dụng càng cao. Vậy làm thế nào để ngân hàng xác định bạn có đủ điều kiện mở thẻ tín dụng hay không? Thông thường, ngân hàng sẽ dựa vào một số điều kiện sau:

a. Thu nhập của khách hàng: Đây là điều kiện tiên quyết giúp ngân hàng xác định hạn mức thẻ tín dụng sẽ cấp cho bạn. Vì vậy, trong hồ sơ mở thẻ tín dụng, khách hàng được yêu cầu chứng minh thu nhập của mình. Nếu bạn có thu nhập cao và ổn định thì hạn mức được phê duyệt sẽ càng cao.

b. Tính chất công việc: Thông qua tính chất công việc ngân hàng sẽ đánh giá khả năng thanh toán dư nợ tín dụng của bạn trong dài hạn. Thế nên chắc chắn ngân hàng sẽ kiểm tra tình trạng nghề nghiệp của bạn trong hồ sơ đăng ký mở thẻ tín dụng. 

c. Lịch sử tín dụng: Nếu lịch sử tín dụng của bạn tốt, không bị nợ xấu trên hệ thống CIC thì điều kiện mở thẻ tín dụng của bạn sẽ dễ dàng hơn. Để xác định lịch sử tín dụng của bạn, ngân hàng sẽ kiểm tra các thông tin như bạn có mở quá nhiều thẻ tín dụng không, có duy trì thói quen trả nợ đúng hạn trước đây không, thói quen chi tiêu của bạn như thế nào,...

Sau khi xét duyệt kỹ lưỡng hồ sơ, ngân hàng sẽ tiến hành quyết định loại thẻ và hạn mức tín dụng phù hợp với khả năng tài chính của bạn.

Hình 2: Lịch sử tín dụng uy tín sẽ giúp bạn dễ dàng mở thẻ tín dụng hơn

2.2. Các yếu tố để ngân hàng xác định hạn mức thẻ tín dụng cho từng loại thẻ

Sau đây là một số yếu tố mà ngân hàng thường dựa vào để xác định hạn mức thẻ tín dụng cho khách hàng:

  • Mức lương chuyển khoản của khách hàng
  • Hạn mức còn lại của khoản vay tín chấp hoặc vay thế chấp [nếu có]
  • Số lượng và thời gian giao dịch của khách hàng tại hệ thống ngân hàng
  • Dựa vào các tài sản đảm bảo như sổ tiết kiệm, ô tô, bất động sản, bảo hiểm,...
  • Hạn mức thẻ tín dụng đã được cấp trước đó tại hệ thống ngân hàng uy tín khác [nếu có]

Bên cạnh đó, chủ thẻ vẫn có thể chủ động yêu cầu thay đổi hạn mức thẻ nếu đáp ứng đủ các điều kiện mở thẻ tín dụng do ngân hàng đưa ra. 

2.3. Ba bí quyết giúp bạn nhanh chóng tăng hạn mức thẻ tín dụng của mình

Thật sự không quá khó khăn để bạn tăng hạn mức thẻ tín dụng của mình nếu bạn là người dùng uy tín và có trách nhiệm. Sau một thời gian sử dụng bạn có thể tăng hạn mức thẻ tín dụng của mình bằng cách:

a. Thanh toán dư nợ đúng hạn: Luôn thanh toán dư nợ đúng hạn vì chỉ cần thanh toán trễ 1 ngày cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng xét duyệt hồ sơ tín dụng của bạn trong tương lai.

b. Thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng để chi tiêu: Thường xuyên giao dịch bằng thẻ tín dụng sẽ giúp bạn nhanh chóng tích lũy điểm tín dụng. Đây là một trong các yếu tố giúp bạn tăng hạn mức thẻ tín dụng sau này.

c. Tăng thời gian sử dụng thẻ: Thời gian bạn sử dụng thẻ càng lâu đồng nghĩa yêu cầu tăng hạn mức thẻ của bạn sẽ càng dễ dàng được chấp nhận. Vì vậy hãy hạn chế tối đa việc hủy thẻ sớm nếu muốn nhanh chóng tăng hạn mức thẻ. 

Hình 3: Thanh toán dư nợ đúng hạn sẽ giúp bạn nhanh chóng tăng hạn mức thẻ

Hạn mức thẻ tín dụng là một trong những yếu tố quan trọng mà người dùng thường quan tâm khi có nhu cầu mở thẻ tín dụng. Ngân hàng cũng sẽ dựa vào một số điều kiện nhất định để quyết định hạn mức thẻ của mỗi người dùng. Để biết thông tin chi tiết về các loại thẻ tín dụng hiện đang được TPBank phát hành, vui lòng liên hệ HOTLINE 1900 58 58 85 hoặc 1900 6036.

Chủ Đề