Nguyên tắc giá gốc tiếng anh là gì

Nguyên tắc giá gốc được phân tích dựa trên bảng cân đối kế toán, vì bảng cân đối kế toán cung cấp thông tin giá trị của các nguồn lực do doanh nghiệp mua hoặc phát triển.

//1boss.vn/nguyen-tac-gia-goc-2235

Xem thêm các bài viết có liên quan:

  • Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định chi tiết từng trường hợp
  • Đòn bẩy tài chính là gì? Kiến thức về đòn bẩy tài chính đầy đủ nhất​
  • Vốn chủ sở hữu là gì? Thông tin đầy đủ về vốn chủ sở hữu​

1. Kiến thức cơ bản về nguyên tắc giá gốc [historical cost principle]

Giá gốc được hiểu là nguyên giá của một hàng hóa, một sản phẩm. Nguyên tắc giá gốc là một trong 7 nguyên tắc kế toán được vận dụng trong chế độ kế toán Việt Nam. 

Nội dung đầy đủ của nguyên tắc giá gốc là:

“Tài sản được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc tài sản được hình thành theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.” 

Như vậy, căn cứ theo nguyên tắc giá gốc thì các đối tượng kế toán, cụ thể là tài sản, sẽ được ghi nhận theo giá gốc ban đầu và không căn cứ vào giá trị thị trường của các đối tượng kế toán đó.

Nguyên tắc giá gốc không quan tâm đến giá trị hợp lý hay giá trị thị trường, giá trị đánh giá lại tài sản.

Lý giải cho nguyên tắc giá gốc: Các doanh nghiệp sẽ sử dụng tài sản cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong nội bộ doanh nghiệp và không sử dụng cho mục đích kinh doanh mua bán tài sản. Vì vậy, việc đánh giá theo giá trị thị trường dù tăng hay giảm so với giá gốc cũng không ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. VÌ vậy, giả định trường hợp doanh nghiệp hoạt động liên tục phù hợp theo nguyên tắc hoạt động liên tục thì tài sản sẽ được ghi nhận theo giá gốc. 

Mục đích của nguyên tắc này là để kế toán doanh nghiệp không phóng đại giá trị của đối tượng kế toán nhằm đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán.

2. Nguyên tắc giá gốc được áp dụng trong kế toán như thế nào? 

Nguyên tắc giá gốc [historical cost principle] theo chuẩn mực VAS số 1 được quy định như sau:

  • Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. 
  • Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lí của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận. 
  • Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.

Theo nguyên tắc giá gốc thì khi doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ kinh tế mua tài sản cố định, công cụ dụng cụ hay nguyên vật liệu thì giá trị của những đối tượng kế toán này được xác định và ghi nhận theo giá gốc của chúng, không ghi nhận theo giá trị thị trường tại thời điểm mua. 

3. Giá gốc bao gồm những chi phí nào?

Giá gốc = Giá mua theo hóa đơn + Các khoản thuế [không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại] + Các chi phí liên quan trực tiếp đến đưa TS vào trạng thái sẵn sàng sử dụng Chiết khấu, giảm giá [nếu có]

Trong đó:

Các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng:

  • Chi phí chuẩn bị mặt bằng;
  • Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu;
  • Chi phí lắp đặt, chạy thử [trừ [-] các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử];
  • Chi phí nâng cấp;
  • Lệ phí trước bạ [với ô tô];
  • Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác

4. Ví dụ minh hoạ về nguyên tắc giá gốc

Để hiểu rõ nhất về nguyên tắc giá gốc thì chúng ta cùng phân tích trong ví dụ sau đây:

Ví dụ: Ngày 10/01/2022, công ty A mua 1 tài sản cố định X phục vụ cho bộ phận quản lý doanh nghiệp. Giá mua chưa thuế 120 triệu đồng, thuế GTGT 10%. Chi phí vận chuyển 22 triệu đã bao gồm thuế, chi phí lắp đặt chạy thử 11 triệu đã bao gồm thuế.

Đến ngày 19/01/2022, giá trị thị trường của tài sản cố định đó là 160 triệu đồng. Xác định ghi sổ cho tài sản cố định theo nguyên tắc giá gốc.

Hướng dẫn thực hiện:

Nguyên giá của tài sản cố định [giá gốc tài sản] theo phương pháp thuế GTGT được khấu trừ được xác định theo công thức sau:

Mặc dù đến ngày 19/01/2022 thì giá trị thị trường của tài sản cố định X đã tăng lên thành 160 triệu đồng nhưng theo nguyên tắc giá gốc thì giá của tài sản cố định X vẫn được ghi nhận theo giá tại thời điểm mà công ty A mua – 150 triệu, không phụ thuộc vào biến động thị trường.

5. 3 lưu ý quan trọng về nguyên tắc giá gốc cần ghi nhớ:

5.1 Nguyên tắc giá gốc làm hạn chế về tiềm năng tài sản trong tương lai của doanh nghiệp

Do tài sản được ghi nhận theo giá gốc ban đầu tại thời điểm mua nên giá trị ghi nhận trên sổ sách của tài sản có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thị trường thực tế của nó. Vì vậy, các bên liên quan có thể nhầm lẫn hoặc chưa đánh giá đúng về tiềm năng của tài sản nếu chỉ phụ thuộc vào đánh giá các thông tin trên sổ sách kế toán.

Giải pháp cho vấn đề này là khi được giao dịch trong quá trình tồn tại thì các tài sản thường được đánh giá lại để phù hợp với giá trị trao đổi trên thị trường.

5.2  Kết hợp với các nguyên tắc kế toán khác 

Căn cứ vào nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc hoạt động liên tục thì nguyên tắc giác gốc sẽ không được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phá sản và không còn hoạt động. Lúc này, tài sản doanh nghiệp sẽ được đánh giá lại để phù hợp với  giá trị thực tế và giá trị thị trường.

Riêng với trường hợp doanh nghiệp phá sản và không hoạt động nữa thì tài sản sẽ được mang ra để trả nợ cho doanh nghiệp. Lúc này, tài sản cần được đánh giá lại theo giá trị hợp lý phù hợp.

5.3 Xác định chính xác giá gốc của tài sản tránh trường hợp sai sót cho doanh nghiệp

Đây vừa là một lưu ý, đồng thời cũng là sai phạm mà kế toán doanh nghiệp có thể mắc phải trong quá trình xác định giá gốc của tài sản. Rất nhiều kế toán doanh nghiệp ghi nhận các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng là chi phí và ghi sổ vào tài khoản 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp. Mặc dù vậy, các chi phí liên quan trực tiếp này thuộc về nguyên giá của tài sản theo công thức đã được nêu tại phần 2.

Tổng kết:

Bất kỳ một hoạt động ở lĩnh vực nào cũng cần có một nguyên tắc. Tài sản phải được kế toán kê khai theo chính xác giá gốc để tài sản được tính đúng số tiền tương đương với số tài sản hiện có để doanh nghiệp trả và đã trả theo đúng với giá trị tài sản vào thời điểm đó. Giá gốc của tài sản không được phép chỉnh sửa hoặc trừ khi có quy định trong chuẩn mực của kế toán được nêu rõ.

Ban biên tập 1BOSS

Tài liệu tham khảo:

  • //amis.misa.vn/36430/nguyen-tac-gia-goc/
  • Một số nguồn tài liệu khác
  • ...

Nguyên tắc giá gốc là gì?

Nguyên tắc giá gốc [Historical cost] Giá gốc được tính toán dựa trên số tiền hay khoản giá trị tương đương với số tiền đã thanh toán; phải trả hoặc tính theo giá trị phù hợp của tài sản đó được xác định ở thời điểm tài sản được ghi nhận.

Nguyên tắc giá gốc là gì cho ví dụ?

Nguyên tắc giá gốc “Tài sản được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc tài sản được hình thành theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.” Đến ngày 12/12/2015, giá ngoài thị trường của chiếc ô tô tăng lên 950 triệu đồng.

Tại sao phải ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc?

VÌ vậy, giả định trường hợp doanh nghiệp hoạt động liên tục phù hợp theo nguyên tắc hoạt động liên tục thì tài sản sẽ được ghi nhận theo giá gốc. Mục đích của nguyên tắc này là để kế toán doanh nghiệp không phóng đại giá trị của đối tượng kế toán nhằm đảm bảo độ tin cậy của thông tin kế toán.

Giá gốc còn gọi là gì?

Giá gốc là giá được ghi nhận ban đầu của các đối tượng kế toán tại thời điểm chúng hình thành ở đơn vị. Giá gốc còn được gọi là giá vốn, giá nguyên thủy, giá lịch sử... Giá gốc có thể là giá thực tế phát sinh trong giao dịch tạo ra đối tượng tính giá; hoặc có thể là giá hợp lí của đối tượng tính giá tại thời điểm đó.

Chủ Đề