Hay cho một ví dụ khi bạn giải quyết vấn de theo cách sáng tạo hoặc trái với những cách thông thường

Khi công nghệ trực tuyến ngày càng phát triển, thông tin về các ý tưởng hoạt động sản xuất kinh doanh rất dễ tiếp cận. Đồng nghĩa, khách hàng sẽ mau quen thuộc, mau nhàm chán và đặt ra yêu cầu cao hơn, nhanh hơn về tư duy sáng tạo. Đây là một khía cạnh mang đến lợi thế cạnh tranh cao hiện nay cho tất cả lĩnh vực ngành nghề, và nội dung chia sẻ hôm nay của TalentBold sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn tư duy sáng tạo là gì?

I. Định nghĩa tư duy sáng tạo là gì?

Tư duy sáng tạo là năng lực xem xét sự vật hoặc sự việc theo một cách mới, vượt ra ngoài khuôn khổ quy chuẩn bình thường đang được đông đảo mọi người áp dụng. Và quan trọng là tư duy sáng tạo sẽ mang lại kết quả tốt hơn nhiều so với cách làm thông thường.

Tư duy sáng tạo có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống, ví dụ:

  • Tổ chức bữa tiệc đặc biệt trong gia đình

  • Tìm ra hướng tiếp thị mới cho dòng sản phẩm của công ty

  • Nghĩ ra cách dung hòa tốt nhất lợi ích các bên khi giải quyết mâu thuẫn…

II. Những ví dụ điển hình về tư duy sáng tạo

Để dễ hình dung hơn về tư duy sáng tạo, TalentBold sẽ đề cập ngay sau đây những ví dụ điển hình nhất theo từng loại tư duy sáng tạo :

1. Cải tiến cách thức phân tích, đánh giá dữ liệu

Để có thể sáng tạo ra cách giải quyết một vấn đề nào đó, trước hết, bạn phải hiểu về nó. Việc phân tích dữ liệu sẽ giúp bạn đạt được điều này. Những dữ liệu mà chúng ta có thể phải phân tích trong cuộc sống của mình rất đa dạng,đó có thể là văn bản, số liệu, tin tức…

Ví dụ :

Khi thực hiện báo cáo kết quả tuyển dụng nhân sự, người phụ trách có thể phân tích các số liệu bằng cách thống kê theo bảng hình cột và hàng như trong bảng tính excel. Cách làm này giúp người đọc biết được những thông số về thời gian, chi phí cụ thể nhưng lại khó hình dung được tỷ lệ giữa các nội dung trong quy trình tuyển dụng. Và người có tư duy sáng tạo chỉ cần thêm vào một số đồ thị, cùng ít màu sắc phân biệt đã có thể làm rõ nội dung mong muốn.


>>>> Xem thêm: Mách bạn cách phát triển tư duy sáng tạo gặt hái thành quả

2. Tư duy cởi mở tạo nền tảng cho tư duy sáng tạo

Mỗi người chúng ta là một cá thể với những tính cách, quan điểm,định kiến… khác nhau. Trong khi đó, những vấn đề chúng ta phải đối mặt đều có liên quan đến những cá thể khác. Vì vậy, kh bản thân sở hữu tư duy cởi mở, khách quan, bạn sẽ nhìn nhận vấn đề tổng quát hơn, phù hợp đại đa số hơn và chắc chắn, hiệu quả đạt được sẽ tốt hơn.

Ví dụ :

Trong công việc, nhiều nhân sự mới vào nhưng lớn tuổi thường ngại hỏi những nhân sự trẻ tuổi làm việc lâu năm tại phòng ban. Lý do phổ biến là họ e ngại người đồng nghiệp trẻ sẽ chia sẻ kinh nghiệm với thái độ trịch thượng, sợ bị tổn thương sự tự tôn.

Hãy gạt bỏ suy nghĩ này và tự tin học hỏi từ tất cả mọi người xung quanh. Thậm chí, một đứa trẻ đang quan sát đàn kiến cũng có thể dạy ta sự tập trung cao độ. Chính tư duy cởi mở này giúp bạn tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, linh hoạt, sáng tạo xử lý công việc. Và tương lai, rất có thể bạn sẽ vượt trội hơn bất cứ đồng nghiệp nào mà bạn đã hỏi kinh nghiệm.

3. Tư duy sáng tạo khi giải quyết vấn đề

Trong công việc, sự chủ động luôn được đánh giá cao. Đa phần vấn đề bạn gặp phải, những đồng nghiệp trước hoặc Sếp của bạn đều đã trải qua. Họ có thể cho bạn lời khuyên theo cách của họ nhưng hiệu quả ở hiện tại chưa chắc đã cao như trong quá khứ, mà năng lực của bạn còn bị đánh giá thấp.

Vì vậy, khi đối mặt vấn đề khó, hãy tự mình liên kết kinh nghiệm để tự giải quyết trước khi nhờ đến sự giúp đỡ của người khác.

Ví dụ :

Mâu thuẫn đôi khi phát sinh do không hiểu nhau, không nói chuyện trực tiếp với nhau mà chỉ nghe người này người kia thuật lại. Để giải quyết mâu thuẫn, phòng nhân sự thường sẽ lắng nghe ý kiến của từng bên, sau đó tìm cách giải quyết. Tại một doanh nghiệp, trưởng phòng nhân sự không ngồi nghe, mà sẽ cho mỗi bên ngồi ở phòng riêng và tự viết ra giấy những gì họ đang cảm thấy bất mãn.


>>>> Có thể bạn quan tâm: Những ngành nghề đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo

Viết ra giấy sẽ đảm bảo nội dung đầy đủ và mang tính khách quan hơn. Vì khi trình bày bằng lời nói, nhân viên rất có thể sẽ quên nội dung này, bức xúc nội dung nọ, làm cuộc trao đổi kéo dài mà thông tin ghi nhận lại quá ít. Cách viết này thật sự đã có hiệu quả vì ngay lập tức, trưởng phòng nhân sự phát hiện ngay những hiểu lầm mà cả 2 nhân viên đang gặp phải.

4. Kỹ năng giao tiếp

Tư duy sáng tạo trong kỹ năng giao tiếp thể hiện ở việc bạn truyền đạt thông tin đến người nghe nhanh và dễ hiểu hay không. Cùng một nội dung nhưng sẽ không hiếm khi có người chỉ cần vài phút đã có thể truyền tải thông điệp, có người nói hết mấy tiếng mà người nghe chẳng hiểu gì.

Để làm được điều này, đầu tiên, bạn phải là người nắm rõ thông tin mà bạn sắp truyền đạt. Nghĩa là bạn phải có kinh nghiệm, có kiến thức, có sự tìm hiểu chuyên sâu thì mới thuận lợi sáng tạo ra những cách thức giao tiếp mới.

Ví dụ :

Cùng đứng lớp đào tạo về kỹ năng bán hàng cho đội ngũ phòng kinh doanh nội bộ nhưng mỗi giáo viên áp dụng cách truyền đạt khác nhau:

  • Giảng lý thuyết và cho học viên xem video tình huống bán hàng

  • Đặt ra tình huống và cho học viên suy nghĩ ra những nội dung nằm trong lý thuyết

  • Giảng lý thuyết, cho học viên thực hành bán hàng, và ghi hình lại để làm video tình huống ngay trong lớp học.

Sáng tạo, cải tiến, đổi mới liên tục được xem là một trong những yếu tố cốt lõi nhất mang đến thành công cho doanh nghiệp. Ứng viên sở hữu tư duy sáng tạo vượt trội luôn đem lại luồng sinh khí mới cùng những kỳ tích công việc to lớn cho doanh nghiệp. Mức độ tư duy sáng tạo sẽ khác nhau theo đặc thù công việc, nhưng chắc chắn một điều, mọi vị trí công việc đều được nhà tuyển dụng đặt ra yêu cầu về tư duy sáng tạo. Qua bài viết này, TalentBold hy vọng mỗi bạn ứng viên sẽ nhận ra được tầm quan trọng của tư duy sáng tạo đối với công việc mình đã chọn và ra sức rèn luyện mỗi ngày. 

Chi tiết liên hệ:

Talentbold - We bold your talents Hotline: 077 259 1080 Mail:  Add: Tầng 12A.3, Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


Cuộc sống của chúng ta luôn luôn tồn tại những thứ ngoài ý muốn, những vấn đề mà chẳng bao giờ bạn muốn dính phải. Không phải ai cũng biết cách xử lý những vấn đề đó để phù hợp với từng trường hợp, hoàn cảnh mà chúng ta phải giải quyết theo quy trình. Vậy các bước để giải quyết vấn đề hiệu quả là gì? 

Các bước giải quyết vấn đề hiệu quả

1. Suy nghĩ về nguồn gốc vấn đề

Thông thường khi gặp một vấn đề phát sinh, chúng ta sẽ có xu hướng mất bình tĩnh và tìm cách để giải quyết nó một cách nhanh nhất. Nhưng bạn có biết nếu xử lý nhanh mà không đúng chỗ thì sẽ làm cho mọi việc trở nên rối hơn.

Ví dụ, khi bạn thực hiện một dự án nào đó, đi đến giữa chặng đường thì gặp vấn đề bế tắc khó giải quyết khiến cho toàn bộ kế hoạch bị chậm lại. Lúc này thay vì tiếp tục cố gắng hoàn thành công việc, hãy nhìn lại toàn bộ kế hoạch xem vấn đề nằm ở đâu, nguyên nhân nào đã khiến cho kế hoạch bị đình trệ như vậy. Sau khi hiểu được nguồn gốc vấn đề bắt đầu từ đâu thì bạn mới có biện pháp xử lý tốt để giải quyết vấn đề hiệu quả và không ảnh hưởng đến cả quá trình được.

2. Phân tích vấn đề

Phân tích vấn đề

Khi bạn đã hiểu được bản chất, nguyên nhân của vấn đề thì giờ là lúc cần phân tích nó. Đôi khi có thể sẽ có nhiều vấn đề nhưng chỉ có một nguyên nhân chủ chốt. Hãy đặt ra những câu hỏi như:

– Vấn đề sai ở đâu, nguyên nhân do đâu?

– Bạn có bao nhiêu thời gian để giải quyết vấn đề này trước khi nó trở nên nghiêm trọng hơn?

– Những giả thiết nào bạn đưa ra có thể chưa chính xác?

Đừng làm quá mọi chuyện lên và luôn giữ cho đầu óc của mình được thoải mái là điều quan trọng nhất. Chỉ cần tập trung phân tích thì chắc chắn sẽ tìm ra được vấn đề giải quyết. Hoảng sợ vì những vấn đề phóng đại sẽ chẳng giúp ích được gì cho bạn đâu. Có như vậy thì mới có thể giải quyết vấn đề hiệu quả được.

>> Kỹ năng mềm cần thiết để thăng tiến trong công việc

3. Lật ngược vấn đề

Đôi khi bạn đã gặp nhiều vấn đề khác nhau và đều có thể xử lý chúng một cách nhanh gọn bằng một biện pháp chung và đến với vấn đề này bạn cũng sử dụng chúng nhưng không còn hữu hiệu nữa. Có thể là do bạn chỉ áp dụng mãi một biện pháp và đã bỏ qua nhiều cách giải quyết vấn đề khác thì sao? Chính vì vậy, bạn hãy thử thay đổi cách nhìn nhận mọi việc bằng cách lật ngược lại vấn đề, bỏ qua những lối mòn mà trước đây bạn thường áp dụng để tìm ra những giải pháp khác vì mỗi vấn đề đều có đặc điểm riêng của nó. Không phải cứ áp dụng chung hết vào là sẽ tìm thấy cách giải quyết, hãy là người tiên phong, mạnh dạn thay đổi, kết quả bất ngờ đang chờ bạn ở phía cuối con đường.Lật ngược vấn đề 

4. Xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau

Hãy nhìn vấn đề rộng ra, đừng gò bó bản thân theo một khuôn khổ bắt buộc. Chỉ có như vậy thì bạn mới có thể xem xét vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau từ đó biết được mấu chốt vấn đề nằm ở đâu. Mỗi khía cạnh bạn sẽ biết được mình đã làm được những gì, chưa làm được gì hay vấn đề gì làm chưa tốt để sửa chữa lại và thoát ra khỏi vấn đề đó.

5. Chọn giải pháp khả thi

Chọn giải pháp khả thi

Sau khi đã tìm hiểu được nguyên nhân cũng như phân tích vấn đề thì điều quan trọng tiếp theo đó chính là chọn giải pháp khả thi. Hãy thử các giải pháp kể cả khi chúng có kỳ quặc đi chăng nữa vì biết đâu chính sự kỳ quặc ấy lại đem đến cho bạn kết quả đáng mong đợi thì sao. Không có giải pháp nào là kém hiệu quả hết, thực tế đã chỉ ra rằng rất nhiều giải pháp thành công đều bắt nguồn từ chính những ý tưởng tưởng chừng như điên rồ đó.

Nhìn chung sẽ có hai chiến lược cụ thể để hình thành giải pháp khả thi:

– Phân tích và xử lý: Trường hợp vấn đề của bạn là một mớ hỗn độn gồm nhiều thứ phức tạp, hãy bóc tách thành từng vấn đề con và nghĩ hướng giải quyết cho từng vấn đề đó.

– Tìm điểm tương đồng giống nhau: Hãy thử nghĩ xem vấn đề mà bạn đang gặp phải có giống với vấn đề nào ngoài cuộc sống hay vấn đề đã từng xảy ra với bạn hay không? Nhiều lúc bạn sẽ có thể cóp nhặt lại được một phần hay áp dụng lại những giải pháp đó cho vấn đề của mình.

Mặc dù vậy thì bạn nên nhớ rằng đối với một giải pháp được cho là tối ưu sẽ phải đáp ứng đủ 3 yếu tố sau: khắc phục để giải quyết vấn đề lâu dài, hiệu quả đem lại càng nhanh càng tốt và phải đáp ứng được tính khả thi với tình hình thực tế.

6. Thực hiện

Mọi thứ đã sẵn sàng và nhiệm vụ của bạn lúc này là bắt tay vào thực hiện. Nếu cảm thấy vẫn còn thời gian cho vấn đề thì chúng ta nên giải quyết một cách bình tĩnh từ tốn để có thời gian quan sát tiến triển cũng như kết quả của nó. Giai đoạn thực hiện này vô cùng quan trọng vì những vấn đề có thể nảy sinh tại đây. Biết đâu có những kẽ hở mà chính chúng ta cũng không lường trước được. Do đó, thay vì thực hiện theo giải pháp đã vạch sẵn, hãy luôn tỉnh táo để chủ động đối phó với các vấn đề phát sinh để đảm bảo nó mang lại hiệu quả tốt nhất.

>> Mục kĩ năng trong CV nên viết thế nào?

7. Đánh giá lại kết quả vấn đề

Đánh giá lại kết quả vấn đề có nghĩa là nhìn lại một lần từ đầu đến cuối từ nguồn gốc vấn đề, phân tích vấn đề, chọn giải pháp cho đến thực hiện. Việc làm này là để giúp cho bạn có cái nhìn tổng quát về vấn đề mà mình mắc phải cũng như cách thức giải quyết để từ đó bạn sẽ rút ra được bài học kinh nghiệm cũng như tích lũy thêm được những cách giải quyết vấn đề cho lần sau.

Giải quyết vấn đề không phải ngày một ngày hai là có thể làm được. Nó là cả một quá trình không ngừng nỗ lực, phải tự rèn luyện bằng chính những tình huống thực tế. Đừng bao giờ nghĩ rằng mọi việc bạn làm đã đi theo một quỹ đạo nhất định và sẽ chẳng bao giờ phát sinh vấn đề nào hết. Trong cuộc sống chẳng có gì là chắc chắn hết phải không nào!

Video liên quan

Chủ Đề