Vì sao công ty mcdonald's thành công

“Kẻ khổng lồ” McDonald’s gắn liền với biểu tượng chữ M hình vòng cung màu vàng. Không đâu xa đây chính là sự thành công của thương hiệu chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh này. “Số người nhận ra chữ cái M màu vàng này còn nhiều hơn là nhận ra cây thánh giá”. Đây là ví von điển hình nhất để khẳng định chỗ đứng của hãng này trong lòng người tiêu dùng. Tuy nhiên để đạt được thành công đó McDonald’s cũng đã trải qua vô vàn thất bại. Mỗi thất bại là một bài học được rút ra. Hãy cùng tìm hiểu về câu chuyện thành công của thương hiệu khổng lồ trong lĩnh vực fast food. Những khó khăn mà McDonald’s đã phải trải qua.

Đọc thêm: 

Mô hình kinh doanh dẫn tới thành công ngoạn mục của DoorDash

Bắt đầu từ ý tưởng mở và phát triển thành thương hiệu lớn

Trong lịch sử hình thành nên thương hiệu McDonald’s. Chắc chắn phải có những bước đi đầu tiên của những người khởi xướng ý tưởng kinh doanh. Và những người đã phát triển thương hiệu để có tầm vóc như ngày hôm nay.

Mcdonal’s được hai anh em nhà McDoald là Maurice và Richard khởi xướng. Họ là hai người con của một công nhân nhà máy giày bị thất nghiệp ở New Hampshire. Người đã rời bỏ quê hương đến California để kiếm sống. Với mong muốn tránh được số phận của kẻ thất nghiệp. Tại đây, hai người gây dựng sự nghiệp của mình với cửa hiệu bán bánh mỳ kẹp xúc xích nhỏ. Chủ yếu phục vụ cho ô tô qua lại tiện thì ghé vào mua và cầm đi luôn.

Những mô hình kinh doanh như thế vào thời đó có nhan nhản khắp tại California. Nhận thấy để phát triển mình phải khác biệt. Hai anh em đã phát kiến ra một ý tưởng và tạo ra sự khởi đầu của tập đoàn McDonald’s. Bánh mỳ kẹp xay rán. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của thị trường và sự thích ứng nhanh của KH. McDonald’s vươn mình phát triển thành “hệ thống phục vụ nhanh”. Tạo ra bước tiến vượt bậc, McDonald’s nhanh chóng tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên rất nhanh sau đó mô hình này bị sao chép. Việc làm giả sản phẩm làm ảnh hưởng đến mô hình kinh doanh.

Khởi nguồn ý tưởng

Và trong thời điểm này, có một người đàn ông đã gần 52 tuổi. Tên là Raymond Albert Kroc ở San Bernadio, bang California, miền Tây nước Mỹ. Hiện đang làm nghề tiếp thị cho một cửa hàng bán máy sinh tố. Là người đã đưa McDonald’s trở thành thương hiệu nổi tiếng khắp thế giới. Câu chuyện bắt đầu khi RayKnoc nhận được một đơn đặt hàng hàng chục chiếc của anh em nhà McDonald.

Sau khi tìm hiểu thì biết được anh em nhà Richard và Maurice McDonald đang mở cửa hàng ăn nhanh. Tuy cửa hàng nhỏ nhưng có rất nhiều người tìm đến mua. Lượng khách xếp hàng có thể dài đến 20 mét. Ray Kroc thấy bánh hamburger rất ngon mà giá cả lại hợp lý. Phong cách phục vụ có vẻ rất chuyê nghiệp. Nên sau đó Ray Kroc đã thuyết phục hai anh em nhà McDonald nhượng lại quyền sử dụng tên thương hiệu McDonald’s cũng như hệ thống ăn nhanh của mình. Điều kiện thỏa thuận là anh em nhà McDonald sẽ nhận được 1% doanh số bán hàng cùa cửa hàng. Và công ty McDonald’s System Inc. do Ray Kroc điều hành đã được thành lập như thế.

Đối đầu với đối thủ cạnh tranh

Ý tưởng kinh doanh đồ ăn nhanh đã bắt đầu nóng lên vào thời điểm đó, để đạt được thành công như ngày hôm nay McDonald’s đã phải trải qua rất nhiều khó khăn và phải đương đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh.

Đầu tiên phải kể đến là Burger King, vào thập niên 70, hãng này đã thành công trong việc định vị mình trong tâm trí khách hàng : “chất lượng bánh của Burger King cao hơn chất lượng bánh của McDonald’s”. Để vượt qua và giành lấy thị trường từ tay “kẻ khổng lồ” này, McDonald’s đã tìm ra điểm yếu của họ và tấn công toàn lực vào điểm yếu đó. Với điểm mạnh là hoạt động theo chuỗi bài bản, sản phẩm phù hợp với chi phí đa số người dân. Sản phẩm Big Mac độc đáo của McDonald’s đã gặt hái thành công rực rỡ đưa doanh số của McDonald’s tăng vọt.

Khó khăn bước đầu

Tuy nhiên sau khi dựa và nhu cầu, tâm lý của khách hàng mà Burger King đã triển khai chiến dịch  “Ăn theo cách của bạn – Have it your way”, cho phép khách hàng tạo ra chiếc bánh burger theo cách của chính mình.  Tiếp sau đó là chiến dịch “Nướng chứ không rán – Broiling not Frying” khiến Burger liên tục gặt hái thành công. Tuy nhiên sau chiến thắng liên tiếp từ 2 chiến dịch trên mà Burger King thiếu kiên trì và sai làm trong chiến lược khiến Burger bị hụt hơi trong cuộc chiến này và tạo cơ hội cho Wendy’s và Subway chen chân giành thị phần.

Wendy’s là thương hiệu riêng của phó chủ tịch KFC, sau khi nghỉ ở KFC Dave Thomas quyết định thành lập Wendy’s vào năm 1969. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc tại KFC và nghiên cứu các đối thủ cùng hoạt động trong lĩnh vực đồ ăn nhanh Dave Thomas đã thực hiện những chiến lược kinh doanh rất khác biệt cho Wendy’s. Bắt đầu là thương hiệu burger dành cho người lướn và định vị thương hiệu bằng chiến lược “Nóng và Cay – Hot ‘n’ Juicy”. Cùng với việc hát triển hình dáng kích thước của chiếc bánh mà Wendy’s đã tăng trưởng rất ấn tượng và chỉ sau chưa đầy 2 năm, lợi nhuận ròng của hãng này đã bắt kịp Burger King.

Ngoài ra ở cùng thời điểm đó, Subway cũng đã nổi lên và đón đầu một xu hướng ẩm thực mới, trở thành chuỗi nhà hàng ăn nhanh có tốc độ phát triển nhượng quyền nhanh nhất thế giới. Với chiến lược “Ăn đồ tươi – Eat fresh” và quyết tâm theo đuổi đến cùng với một tầm nhìn chuẩn xác, nhớ đó mà Subway có thể khẳng định mạnh mẽ vị thế của mình trong lòng khách hàng.

“Phong độ là nhất thời, đẳng cấp là mãi mãi”

Không lùi bước trước những thương hiệu mới nổi thông minh và hiếu thắng. McDonald’s đã tận dụng sức mạnh và lợi thế  của mình đối đầu với từng cuộc chiến hiệu quả.

Với Burger King, McDonald’s thay đổi menu. Nâng cấp sản phẩm và sau một thời gian, Burger King mất đi tính tập trung. McDonald’s tạo ra linh vật chú hề Ronald McDonald’s, Burger King cũng ra mắt linh vật Magical Burger King. Khi McDonald’s thêm bánh sandwich vào menu. Burger King cũng tung ra menu bánh sandwich mà không nhận ra rằng tên thương hiệu là Burger King.

Với Wendy’s thì McDonald’s hiểu rõ được rằng. Phân khúc khách hàng trẻ em là phân khuc tạo ra lợi nhuận tốt nhất. Đó cũng chính là điểm mạng của họ. Nên đơn giản họ không làm gì cả. Thà rằng nắm giữ phân khúc của mình còn hơn đuổi theo phân khúc không bao giờ là của mình.

Kết luận

Qua một số chia sẻ trên thì bạn có thể thấy. McDonald’s thực sự đã giữ được đẳng cấp của mình và trở thành một người khổng lồ. Không thể quật ngã, phát triển rộng rãi khắp thế giới như ngày hôm nay. Câu chuyện thành công của McDonald’s sẽ là bài học đắt giá.

Đăng ký dùng thử giải pháp BOTA

Tại sao McDonald’s khó thành công ở "thiên đường ẩm thực" Việt Nam?

Thứ hai, văn hóa “ăn nhanh và nhường chỗ cho khách hàng” của các chuỗi ăn nhanh không thực sự phù hợp với văn hóa “ngồi lại, thư giãn và chia sẻ thức ăn” của người Việt Nam.

Khi McDonald’s lần đầu tiên đến Việt Nam vào năm 2014, thương hiệu này được chào đón vô cùng nồng nhiệt.

Người dân địa phương xếp hàng dài để có cơ hội thưởng thức loại bánh mì kẹp thịt mới. Chỉ trong tháng đầu tiên, có khoảng 400.000 khách hàng đã vui vẻ móc hầu bao cho cảm giác mới mẻ này.

Mọi thứ có vẻ như McDonald’s sẽ tạo nên thành công vang dội ở đất nước Đông Nam Á này. Tuy nhiên, thực tế có vẻ như khác hoàn toàn dự đoán.

Tính đến thời điểm này thì McDonald’s mới mở được hơn 20 cơ sở trên khắp cả nước. Hãy cùng xem, tại sao thương hiệu này lại đình trệ và thất bại trong việc mở rộng tại Việt Nam.

#1. Dịch vụ của McDonald’s không nhanh bằng ẩm thực Việt Nam

Ở Việt Nam, khái niệm thức ăn nhanh đã tồn tại từ lâu. Dù là phở hay bánh mì kẹp, khách hàng có rất nhiều lựa chọn ở khắp mọi nơi

Phở là một món ăn Việt Nam mà các quán ăn địa phương có thể chuẩn bị chỉ tính theo giây. Những gì họ cần làm là cho các thành phẩm đã chín vào một cái bát, sau đó là nước dùng.

Bánh mì là một loại đồ ăn không mất nhiều thời gian để cắt và đặt thực phẩm vào bên trong.

Vì vậy, điểm độc đáo của McDonald’s là cung cấp dịch vụ nhanh chóng không tạo ra đột phá lớn bởi vì người dân địa phương có thể nhận được dịch vụ nhanh hơn từ các cửa hàng thực phẩm truyền thống.

#2. Cạnh tranh khó khăn

Tính đến năm 2018, đã có khoảng 540.000 hàng ăn tại Việt Nam, gần 430.000 trong số đó là các nhà cung cấp địa phương.

Trong nhiều thập kỷ, nền văn hóa ẩm thực đường phố phát triển ở Việt Nam. Thực phẩm luôn sẵn có dù ở bất kỳ khu vực địa lý nào. Bạn có thể mua đồ ăn ở những "cửa hàng" trên các chợ ở vùng sông nước.

So sánh điều này với McDonald's, một nhà hàng thức ăn nhanh có thực đơn chủ yếu bao gồm bánh mì kẹp và đồ uống.

Người dân Việt Nam không muốn những lựa chọn hạn chế bởi vì họ có rất nhiều lựa chọn - rất nhiều các lựa chọn rẻ và truyền thống hơn.

#3. McDonald's sử dụng chiến lược giá phương Tây ở phương Đông

Hiện nay, một chiếc Big Mac được bán ở Việt Nam với giá 2,82 USD. Nó có vẻ hợp lý nếu bạn sống ở phương Tây và hưởng mức thu nhập ở đây. Tuy nhiên, với dân Việt, đây là mức giá cao cấp và đây là thứ họ chỉ chi tiêu "lâu lâu một lần".

Theo Numbeo, một bữa ăn ở quán ăn địa phương có giá khoảng 50.000 đồng trong khi một bữa ăn ở McDonald’s có giá khoảng gấp đôi. Tức là khoảng 100.000 đồng.

Ý tưởng phải trả gấp đôi cho chiếc bánh kẹp, cốc Coca và chút khoai tây chiên có vẻ không hấp dẫn khách hàng Việt. Mặc dù cũng đã thay đổi thực đơn để phù hợp với địa phương như các món cơm gà hay thịt heo nướng với trứng, đại đa số khách hàng không có đủ tiền để đến McDonald’s thường xuyên.

#4. Thực đơn của McDonald’s không phù hợp với văn hóa chia sẻ đồ ăn ở Việt Nam

Lý do Starbucks thất bại ở Úc và KFC thất bại ở Israel đều do không phù hợp với văn hóa địa phương.

Mặc dù người dân địa phương thích ăn phở, nhưng đó không phải là thứ họ luôn ăn thường xuyên. Theo truyền thống của người Việt, họ quen với việc cả gia đình [hoặc một nhóm bạn] ngồi cùng và chia sẻ thức ăn với nhau.

Trước hết, bánh mì kẹp thường không thể chia sẻ, chỉ trừ khi bạn không ngại những dấu răng trên bánh. Nói tóm lại, bánh mì kẹp thịt chẳng phải là loại thực phẩm mà hầu hết mọi người muốn chia sẻ. Thứ hai, văn hóa "ăn nhanh và nhường chỗ cho khách hàng" của các chuỗi ăn nhanh không thực sự phù hợp với văn hóa "ngồi lại, thư giãn và chia sẻ thức ăn" của người Việt Nam.

Kết luận

Bước vào những thị trường đông đúc có thể vô cùng khó khăn dù bạn là một người làm việc tự do hay một tập đoàn lớn.

Thật dễ dàng thâm nhập vào một thị trường, nhưng để duy trì và có một phần lớn của chiếc bánh là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Vài chục cửa hàng McDonald’s đang phải cạnh tranh với hàng trăm ngàn doanh nghiệp địa phương. Họ sẽ không phải rút khỏi Việt Nam như đã rời bỏ Iceland, nhưng sự thiếu tăng trưởng không phải là một dấu hiệu tốt cho tương lai của thương hiệu này.

* Bài viết thể hiện quan điểm từ tác giả Leo Saini, phóng viên của Business Blunders.

Mộc Dương

Theo ME

Từ khóa: McDonald’s, việt nam, thất bại

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM

Video liên quan

Chủ Đề