Hóa thạch là gì ý nghĩa của hóa thạch

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Hóa thạch có ý nghĩa gì?” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Sinh học 12 dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Hóa thạch có ý nghĩa gì?

A. Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

B. Bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

C. Xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất.

D. Xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ.

Trả lời:

Đáp án đúng:A.Bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

Hóa thạch là bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới.

Kiến thức tham khảo về Hóa thạch

I. Hoá thạch là gì?

Nếu bạn dịch theo nghĩa của từ, ta có hoá là quá trình oxi hoá và thạch là đá. Vậy hoá thạch là những vật gì đó bị oxi hoá nên biến thành đá?

Suy nghĩ này cũng đúng nhưng không đúng hoàn toàn. Bởi, hoá thạch chính là bằng chứng về đời sống thực vật hoặc động vật trong quá khứ. Nó được bảo tồn trong các lớp đá – vật liệu của vỏ Trái đất.

Nhưng khi hầu hết mọi người nói về hóa thạch lại nghĩ rằng hóa thạch là hình dạng của động vật hoặc thực vật đã được bảo tồn, trong khi chất hữu cơ thực sự của cơ thể nó đã biến mất. Những tàn dư đáng kinh ngạc này, có từ thời tiền sử, được hình thành rất chậm bởi các quá trình địa chất động. Đó chỉ là một phần, một bộ phận trong nhóm được coi là “hóa thạch”.

Xác của các sinh vật sẽ bị phân hủy sau một khoảng thời gian. Chỉ còn sót lại các phần cứng của chúng như xương hoặc cành cây… nằm trong các lớp trầm tích và trải qua quá trình hóa thạch để biến thành đá. Tuy nhiên, hình thái kết cấu ban đầu cùng những dấu vết hoạt động của các sinh vật này trong thời kỳ đó vẫn sẽ được giữ nguyên.

Ta thấy ngày nay có rất nhiều mô hình mô phỏng lại hình dáng của các loài động vật tiền sử. Một phần là nhờ vào các hình thái cấu trúc thu được từ hoá thạch của chúng.

II. Điều kiện hình thành hóa thạch

Mặc dù một sinh vật có thể hình thành lên hóa thạch hay không đều được quyết định bởi rất nhiều những nhân tố, nhưng có 3 nhân tố cơ bản nhất:

Sinh vật nhất thiết phải có những bộ phận cứng khó phân hủy như xương, vỏ răng và gỗ.... sau đó ở vào một điều kiện vô cùng thuận lợi cho dù là những sinh vật mềm yếu như côn trùng hoặc sứa cũng có thể hình thành nên hóa thạch.

Sinh vật khi chết phải được bảo vệ để tránh khỏi những tác động phá hủy, nếu như các phần cơ thể của nó bị nghiền nát hoặc bị ăn mòn thì khả năng tạo thành hóa thạch của sinh vật không thể thực hiện được. Thông thường, các sinh vật biển thường rất dễ hình thành hóa thạch. Bởi vì xác của chúng sau khi chết sẽ lắng xuống đáy biển và bị cát phủ lấp. Lớp cát địa chất đó sau nhiều niên đại sẽ biến thànhđá vôi[limestone] hoặcđá phiến[schist]. Những vật liệutrầm tích[sediment] nhỏ sẽ không làm tổn hại đến xác của sinh vật.

Sinh vật cần thiết phải được rơi xuống dưới mồ bởi những vật chất có thể giúp nó chống lại những điều kiện khắc nghiệt có thể khiến nó bị phân rã. Xác của những sinh vật ở biển thường rất dễ hình thành hóa thạch. Bởi vì xác sinh vật biển chết sau khi lắng xuống đáy biển bị cát phủ lấp, cát trong những niên đại địa chất sau đó sẽ biến thành đá vôi [limestone] hoặc đá phiến [schist], những vật liệu trầm tích [sediment] nhỏ không dễ làm tổn hại đến xác của sinh vật.

III. Gỗ hóa thạch là gì?

Đá gỗ hóa thạchhay còn được gọi là“Gỗ hóa đá”là một loại đá được hình thành từ các thân cây bị chôn vùi dưới lòng đất trong lớp trầm tích hay thạch nham núi lửa. Sau đó, nước ngầm giàu chất khoáng chảy qua lớp trầm tích. Phản ứng thay thế các khoáng chất trong tế bào của thân cây gỗ. Bằng silica [SiO2khoáng chất thạch anh], canxit, pyrit, sắt oxit, mangan oxit, đồng… hoặc một chất vô cơ khácnhư opal... Quá trình thay đổi này diển ra liên lục và trải qua hàng trăm triệu năm quá trình phát triển địa chất với sự biến động đất đã biến những thân cây gỗ chuyển sang hóa thạch và biến thành đá.

Gỗ hóa đá chính là kết quả của thân cây, thảm thực vật biến thành đá thông qua quá trình hóa thạch [Permineralization]

IV. Hổ phách là gì?

Hổ phách là huyết pháchhay còn được biết đến với tên gọi khác là minh phách, hồng tùng chi, tiếng Latinh: succinum là nhựa cây đã hóa đá [hóa thạch] từ thời đại đồ đá mới, được đánh giá cao về màu sắc và vẻ đẹp tự nhiên.

Các phân tích cho thấy hổ phách có công thức cấu tạo là C40H64O4 hay còn được viết gọn là [C10H16O]4. Hổ phách thường gặp dưới dạng khối nhựa cứng hoặc dạng nhũ đá với các khối to nhỏ không đều nhau, nhìn trong suốt với màu rất đẹp.

Một số trường hợp còn thấy rõ trong mảnh hổ phách chứa các động vật hóa thạch nguyên vẹn. Đem đun nóng, hổ phách tỏa mùi hương dễ chịu. Hổ phách dẫn nhiệt rất kém. Thales đã phát hiện ra từ 600 năm trước Công nguyên rằng khi chà xát liên tục vào miếng vải hoặc miếng len thì hổ phách phát sinh điện.

Hóa thạch là những di tích và di thể [xác] của sinh vật được bảo tồn trong các lớp đá, là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của của ngành sinh vật học. Trải qua một thời gian dài tồn tại của Trái đất, đã có rất nhiều sinh vật từng sinh sống.



"Hóa thạch""một vết tích của những vật thể trong quá khứ", các nhà khảo cổ nhờ vào các hoá thạch đã tìm được nhiều thông tin quan trọng trong lịch sử. Nguồn gốc tên gọi "hóa thạch" trong tiếng Anh, từ "fossil" bắt nguồn từ latinh "fossilis" với nghĩa là "đào lên".

Hóa thạch là những di tích và di thể [xác] của sinh vật được bảo tồn trong các lớp đá, là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của của ngành sinh vật học.Trải qua một thời gian dài tồn tại của Trái đất, đã có rất nhiều sinh vật từng sinh sống.

Những sinh vật này sau khi chết, xác hoặc những dấu vết của các hoạt động sống là những chứng cứ được lưu giữ lại, theo sau một thời gian xác của chúng bị phân hủy [thối rữa], chỉ những bộ phần cứng như vỏ xương hoặc cành cây được bao bọc bởi các trầm tích vật và trải qua quá trình hóa thạch để trở thành đá.

Nhưng vẫn giữ lại được những hình thái kết cấu [thậm chí một vài chi tiết nhỏ cấu tạo bên trong] đồng thời những dấu vết hoạt động của những sinh vật thời kỳ đó cũng được bảo lưu như vậy.

Hình 1: Hóa Thạch là gì?


 

1.1 - Lịch sử nghiên cứu Hóa Thạch là gì?

Trong những ghi chép còn để lại từ xa xưa, có một nhóm học giả người Hy Lạp đã rất ngạc nhiên trước những di tích tồn tại của cá, vỏ sò và một vài dạng sinh vật biển được tìm thấy ở trên núi và sa mạc.

Năm 450 trước công nguyên Herodotus đã đề cập tới sa mạc Ai Cập và cũng khẳng định rằng ở đó trước đây một phần bị bao phủ bởi biển Địa Trung Hải, năm 400 trước công nguyên Aristoteles tuyên bố: hóa thạch là do vật chất hữu cơ tạo thành, nhưng hóa thạch bị ép vào trong tầng nham thạch là do một tác dụng làm mềm trong vỏ trái đất gây ra".

Một học trò của ông là Theophrastus năm 350 trước công nguyên cũng đã đưa ra được một vài hóa thạch của các dạng sinh vật, nhưng lại cho rằng hóa thạch do trứng và hạt của cây trong lớp nham phát triển mà thành. Strabo [63-20 trước công nguyên] cũng chú ý đến những hóa thạch của các sinh vật biển tìm thấy dưới lớp đất dưới đáy.

Trong gia đoạn đen tối của thời kỳ trung cổ, con người có nhiều cách lý giải khác nhau về hóa thạch. Có người cho rằng đó là hiện tượng kỳ bí của thiên nhiên hoặc đó là sản phẩm của ma quỷ tạo ra để mê hoặc con người.

Những lời đồn đại mê tín và sự cấm đoán của các tôn giáo đã cản trở việc nghiên cứu hóa thạch vài trăm năm. Mãi đến đầu thế kỷ 15 là thời kỳ khởi nguồn cho việc phổ biến và tiếp thu những kiến thức về hóa thạch, con người đã hiểu rằng hóa thạch là tàn tích của những sinh vật trước kia, nhưng vẫn cho rằng đó là những dấu vết của cuộc đại hồng thủy được ghi trong thánh kinh. Các nhà khoa học và các nhà thần học đã tranh cãi nhau suốt 300 năm sau đó.

Đến thời kỳ phục hưng có một vài nhà khoa học đầu tiên mà tiêu biểu là Leonardo da Vinci [1452-1519] đã đề cập tới hóa thạch và đã kiên quyết phủ nhận việc liên quan của hóa thạch với đại hồng thủy, và cũng đã phủ nhận ý kiến cho rằng hóa thạch chỉ xuất hiện ở trên núi cao, họ cũng tin rằng hóa thạch là chứng cứ của những sinh vật cổ đại và cũng cho rằng Biển Địa Trung Hải trước đây đã bao phủ toàn bộ nước Ý trước đây khi đáy biển lên xuống do các hoạt động địa chất hình thành lên bán đảo Italy.

Xác của sinh vật cổ đại vẫn được lưu giữ lại trong bề mặt đáy biển. Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19 đã hình thành lên được một cơ sở vững chắc cho việc nghiên cứu hóa thạch và tạo lên một môn khoa học. Từ đó đến nay hóa thạch thường phát hiện chủ yếu tại tầng nham trầm tích ngoài biển.

Khi các trầm tích vật như đá vôi, vụn cát, vỏ xương của động vật bị đè nén rồi kết dính với nhau tạo thành nham, và tạo lên một phần nham trầm tích mặt biển [seafacies].

Rất hiếm gặp hóa thạch xuất hiện trong các nham núi lửa và nham biến chất [metamorphic rock] bởi vì: Nham núi lửa ở trạng thái trước đó là dạng nóng chảy và không tồn tại sự sống.

Còn Nham biến chất đã trải qua những biến đổi rất lớn mà thành khiến cho hình dạng ban đầu của hóa thạch trong đó hầu như bị phá hủy và không còn lại nguyên vẹn.

Tuy vậy nếu như may mắn còn được giữ lại trong lớp nham trầm tích một vài hóa thạch thì đó chỉ là một bộ phận rất nhỏ động thực vật thuộc thời kỳ đó mà thôi.

Bằng việc kiểm chứng những điều kiện khắc nghiệt trong quá trình hình thành lên hóa thạch cũng dễ hiểu vì sao những vết tích còn lưu lại trong lớp nham trầm tích [sedimentary rock] cũng chỉ là một bộ phận rất nhỏ còn sót lại từ những sinh vật thuộc thời kỳ trước.

Hình 2: Lịch sử nghiên cứu Hóa Thạch là gì?

1.2 - Điều kiện hình thành Hóa thạch là gì?


Mặc dù một sinh vật có thể hình thành lên hóa thạch hay không đều được quyết định bởi rất nhiều những nhân tố, nhưng có 3 nhân tố cơ bản nhất: Sinh vật nhất thiết phải có những bộ phận cứng khó phân hủy như xương, vỏ răng và gỗ sau đó ở vào một điều kiện vô cùng thuận lợi cho dù là những sinh vật mềm yếu như côn trùng hoặc sứa cũng có thể tạo hình thành lên hóa thạch.

Sinh vật khi chết phải được bảo vệ để tránh khỏi những tác động phá hủy, nếu như các phần cơ thể của nó bị nghiền nát hoặc bị ăn mòn thì khả năng tạo thành hóa thạch của sinh vật không thể thực hiện được. Sinh vật cần thiết phải được chôn xuống và bao phủ bởi những vật chất có thể giúp nó chống lại những điều kiện khắc nghiệt có thể khiến nó bị phân rã.

Xác của những sinh vật ở biển thường rất dễ hình thành hóa thạch. Bởi vì xác sinh vật biển chết sau khi lắng xuống đáy biển bị cát phủ lấp, cát trong những niên đại địa chất sau đó sẽ biến thành đá vôi [limestone] hoặc diệp thạch [schist], những trầm tích vật [sediment] nhỏ không dễ làm tổn hại đến xác của sinh vật.


Hình 3: Điều kiện hình thành Hóa thạch là gì?
 

Kết Luận: Hóa thạch là những di tích và di thể [xác] của sinh vật được bảo tồn trong các lớp đá, là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của của ngành sinh vật học.Trải qua một thời gian dài tồn tại của Trái đất, đã có rất nhiều sinh vật từng sinh sống.


Xem thêm chuyên mục: Blog Kiến Thức

Video liên quan

Chủ Đề