Hoàng Sa diện tích bao nhiêu?

UBND thành phố Đà Nẵng vừa có văn bản yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng biên soạn tài liệu giảng dạy về quần đảo Hoàng Sa trong các trường học của thành phố từ năm học 2014-2015.

 

 Học sinh Đà Nẵng học về biển  đảo Việt Nam [Ảnh: infonet.vn]


Huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng được thành lập từ tháng 1/1997, là một quần đảo san hô nằm cách thành phố Đà Nẵng 170 hải lý [khoảng 315 km]. Huyện bao gồm các đảo Hoàng Sa, đảo Đá Bắc, đảo Hữu Nhật, đảo Đá Lồi, đảo Bạch Quy, đảo Tri Tôn, Đảo Cây, đảo Bắc, đảo Giữa, đảo Nam, đảo Phú Lâm, đảo Linh Côn, đảo Quang Hòa, Cồn Bông Bay, Cồn Quan Sát, Cồn Cát Tây, Đá Chim Yến, Đá Tháp.

Theo niên giám thống kê thành phố Đà Nẵng năm 2010: Huyện Hoàng Sa có diện tích 305 km2, chiếm 23,76% diện tích thành phố Đà Nẵng. Tháng 4/2009, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Văn Minh ký quyết định bổ nhiệm ông Đặng Công Ngữ làm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa trong nhiệm kỳ 2009-2014 và tháng 5/2015, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Chiến ký quyết định bổ nhiệm ông Võ Công Chánh làm Chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa. Là một phần của lãnh thổ của Việt Nam, Hoàng Sa luôn được nhắc đến trên mọi diễn đàn và các phương tiện truyền thông với một tần suất cao.

Trong suốt nhiệm kỳ làm Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, từ năm 2009- 2014, ông Đặng Công Ngữ đã sưu tầm, tập hợp và hệ thống nhiều tư liệu, kể cả những tài liệu gốc trong lịch sử và của quốc tế, phục vụ công tác thông tin tuyên truyền; tổ chức các cuộc triển lãm trong và ngoài nước để giúp nhân dân, thế hệ trẻ và bạn bè quốc tế hiểu rõ và đúng đắn về chủ quyền không thể tranh cãi của nước ta đối với Hoàng Sa. Ông còn triển khai hoặc phối hợp với các cơ quan chuyên ngành thực hiện nhiều công trình nghiên cứu về Hoàng Sa, xây dựng kỷ yếu Hoàng Sa và sắp đến là một khu trưng bày Hoàng Sa bề thế nhìn ra Biển Đông.

Từ năm 2009, để thực hiện kỷ yếu về Hoàng Sa, ông Đặng Công Ngữ đã tổ chức hàng trăm chuyến đi đến nhiều vùng đất để gặp gỡ các nhân chứng sống, tiếp cận những hiện vật quý và tập hợp nhiều câu chuyện xúc động về các nhân chứng Hoàng Sa... “Hoàng Sa đã ở trong máu, trong tim của chúng tôi. Tôi thấy mình may mắn được làm việc, được cống hiến sức trẻ tại mảnh đất thiêng liêng ấy và tôi muốn chia sẻ để mọi người biết, để con cháu thế hệ mai sau biết rằng Hoàng Sa vô cùng tươi đẹp là một phần của Tổ quốc Việt Nam, hãy ghi nhớ Hoàng Sa là của Việt Nam”- Ông Nguyễn Văn Cúc, cựu nhân viên Khảo sát - xây dựng ở Hoàng Sa chia sẻ...

Với những chứng cứ lịch sử, các cuộc triển lãm giới thiệu về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa đã được tổ chức tại nhiều địa phương. Các cuộc triển lãm đã giới thiệu nhiều tư liệu do các cơ quan, tổ chức ở Đà Nẵng đã dày công sưu tầm, nghiên cứu và thẩm định và những người Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước đã kỳ công sưu tầm và hiến tặng cho Đà Nẵng, gồm tập tuyển chọn những phần liên quan đến hai quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa và chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này trong 102 cuốn sách được xuất bản tại các nước phương Tây trong các thế kỷ 18-19; 150 bản đồ và hai cuốn atlas do ông Trần Thắng trao tặng là những bản đồ được xuất bản ở các nước và lãnh thổ Anh, Ðức, Australia, Canada, Mỹ, Hong Kong trong khoảng thời gian 1626-1980; trong đó có nhóm bản đồ ghi nhận lãnh thổ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, nhóm bản đồ thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm sát lãnh thổ Việt Nam, nhóm bản đồ thương mại và bản đồ hàng hải châu Á và Đông Nam Á có thể hiện Hoàng Sa và Trường Sa nằm trong vùng lãnh hải của Việt Nam...

Theo ông Đặng Công Ngữ, nguyên Chủ tịch huyện Hoàng Sa, đây là những cuộc triển lãm có quy mô lớn, được tổ chức bài bản về Hoàng Sa từ trước đến nay. Chúng tôi mong muốn mang đến đồng bào những thông tin, những nhân chứng đã từng sống và chiến đấu để bảo vệ đảo, để khẳng định thêm một lần chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Đồng thời, khẳng định những đòi hỏi của Trung Quốc đối với chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nguồn tin Văn Sơn/TTXVN

Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nằm ở khu vực Bắc Biển Đông, từ khoảng 15o45’ đến 17o15’ vĩ Bắc, 111o đến 113o kinh Đông, cách đảo Lý Sơn [Quảng Ngãi] khoảng 120 hải lý. Đây là một quần thể san hô, gồm 37 đảo, bãi cạn, bãi đá ngầm, cồn san hô, được chia thành hai nhóm đảo. Nhóm đảo phía Đông [nhóm An Vĩnh] gồm 12 đảo, bãi cạn; trong đó có hai đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng khoảng 1,5 km2. Nhóm đảo phía Tây gồm nhiều đảo xếp thành hình vòng cung [nhóm Lưỡi Liềm]; trong đó có các đảo Hoàng Sa [diện tích gần 1 km2], Quang Ảnh, Hữu Nhật, Quang Hòa, Duy Mộng, Chim Yến, Tri Tôn, v.v.

Phần lớn các đảo của quần đảo Hoàng Sa có độ cao trung bình dưới 10 m so với mặt nước biển và có diện tích nhỏ [dưới 1 km2]. Tổng diện tích toàn bộ phần nổi của quần đảo khoảng 10 km2. Trong số đó, đảo Phú Lâm [nằm ở khoảng 16o50,2’ vĩ Bắc và 112o20’ kinh Đông] có chiều dài 1,7 km, chiều rộng 1,2 km và giữ vị trí quan trọng nhất trong cụm đảo An Vĩnh và cả quần đảo Hoàng Sa. Đảo Linh Côn [ở vị trí khoảng 16o40,3’ vĩ Bắc và 112o43,6’ kinh Đông] có độ cao trung bình khoảng 8,5 m, trên đảo có nước ngọt quanh năm. Đặc biệt, đảo Hoàng Sa, tuy có diện tích không lớn nhưng có giá trị về quân sự và hậu cần nghề cá. Trên đảo này từng có bia chủ quyền, Miếu Bà,… cùng một trạm khí tượng do chính quyền bảo hộ Pháp và nhà Nguyễn [Việt Nam] xây dựng, hoạt động từ năm 1938, được Tổ chức Khí tượng thế giới [WVO] công nhận và đặt số hiệu 48860 trong mạng lưới khí tượng quốc tế. Ngoài các đảo, còn có các cồn và vành đai san hô bao bọc, tạo thành một đầm nước lớn giữa biển; trong đó có cồn dài tới 30 km, rộng khoảng 10 km như cồn Cát Vàng.

Khí hậu ở quần đảo Hoàng Sa tương đối phức tạp, có chế độ gió mùa biến đổi thường xuyên trong năm, do ảnh hưởng của địa hình lục địa Việt Nam và Trung Quốc. Nhiệt độ không khí thấp nhất từ 22o đến 24oC [trong tháng 1], tăng dần cực đại tới 29oC [trong các tháng 6, 7] và giảm từ từ xuống 25oC [vào tháng 12]. Lượng mưa trung bình hằng năm thấp, từ 1.200 mm đến 1.600 mm, chủ yếu tập trung vào mùa hè. Thảm thực vật ở Hoàng Sa rất đa dạng, phần lớn thuộc các loài có nguồn gốc từ miền duyên hải của Việt Nam. Về hải sản, nơi đây có nhiều loài quý, hiếm, như: tôm hùm, hải sâm, đồi mồi, vích, ốc tai voi,… và loại rau câu rất có giá trị trên thị trường quốc tế.

Từ nhiều thế kỷ nay, Việt Nam đã xác lập và thực hiện chủ quyền đối với Hoàng Sa khi quần đảo này còn vô chủ. Việc quản lý, thực thi chủ quyền này được Việt Nam tiến hành một cách liên tục, hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Tuy nhiên, vào các năm 1956 và 1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực để đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam [khi đó do chính quyền Sài Gòn quản lý]. Hiện nay, Trung Quốc vẫn chiếm giữ quần đảo này. Đây là hành động sai trái, vi phạm nghiêm trọng Hiến chương Liên hợp quốc, các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.

đảo Trường Sa có diện tích bao nhiêu?

Đảo Trường Sa có dạng hình tam giác vuông với cạnh huyền nằm theo hướng đông bắc-tây nam. Theo tài liệu của Cục Chính trị thuộc Bộ Tư lệnh Hải quân [Việt Nam], đảo này dài 630 m, rộng tối đa 300 m và có diện tích 0,15 km², xếp thứ tư về diện tích trong quần đảo; một số tài liệu nước ngoài ghi là 0,13 km².

Việt Nam còn giữ bao nhiêu đảo ở Hoàng Sa?

Việt Nam kiểm soát tổng cộng: 21 thực thể địa lí, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô.

quần đảo Hoàng Sa có bao nhiêu km vuông?

Quần đảo Hoàng Sa nằm trong khu vực biển có vị trí từ 15 độ 45 phút đến 17 độ 15 phút vĩ Bắc và 111 độ đến 113 độ kinh Đông, cách đảo Lý Sơn [Quảng Ngãi khoảng 190 km]. Toàn thể quần đảo Hoàng Sa có diện tích khoảng 15.000 km vuông, gồm hơn 30 đảo nhỏ và những bãi đá nhô khỏi mặt nước.

Hoàng Sa cách Trung Quốc bao nhiêu km?

Trong khi đó, khoảng cách từ đảo Hoàng Sa [đảo thuộc Quần đảo Hoàng Sa gần Trung Quốc nhất] đến Lăng Thủy giác [tiếng Trung: 陵水角; bính âm: Língshuǐ jiǎo] thuộc đảo Hải Nam của Trung Quốc là 142,5 hải lý [263,9 km]. Khoảng cách từ đảo Hoàng Sa tới đất liền lục địa Trung Quốc tối thiểu là 235 hải lý.

Chủ Đề