Học hóa giỏi thì nên học chuyên đề j trc năm 2024

GD&TĐ - Cô Phạm Thị Thu Hiền, GV môn Hoá, Trường THPT Lê Hồng Phong, Hải Phòng chỉ cách làm bài môn Hoá và cách ôn thi làm sao để đạt được điểm cao.

Nắm vững kiến thức cơ bản

Môn học Hoá học được coi là một trong những môn khó trong chương trình phổ thông. Nhưng đây cũng là một trong những môn thi quan trọng trong kì thi tốt nghiệp THPT đối với học sinh học và lựa chọn khối thi khoa học tự nhiên và đăng kí vào các trường đại học có lấy điểm thi môn Hóa Học.

Theo cô Hiền để đạt được kết quả tốt trong môn Hoá học và trong kì thi tốt nghiệp THPT, học sinh cần phải tập trung nắm vững kiến thức cơ bản, ôn luyện, thực hành giải quyết các vấn đề phức tạp và đưa ra các giải pháp hợp lý.

Kinh nghiệm từ quá trình ôn thi tốt nghiệp nhiều năm cho Hiền cho rằng những học sinh đạt điểm cao môn Hóa thường có ý thức tự giác học tập cao. Các em nắm kiến thức nền cơ bản vững chắc. Đồng thời tích cực trao đổi bài với thầy cô, bạn bè để tìm ra cách giải và chọn phương pháp làm bài tối ưu.

Cô Hiền cùng học trò trao đổi bài trong giờ giải lao.

Để có kiến thức vững chắc việc đầu tiên, các em hãy tìm hiểu thật kĩ chương trình học của môn Hóa học, qua đó sẽ giúp các em nắm được những kiến thức trọng tâm cần chú trọng thông qua việc đọc kỹ phần lý thuyết, ôn tập theo từng chuyên đề. Các khái niệm, công thức và phương trình hóa học cần được nắm chính xác. Việc thực hành giải các dạng bài tập khác nhau, bao gồm các bài tập lý thuyết và bài tập thực hành giúp học trò tăng cường khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong môn học. Mặt khác, học trò cần chú ý tới việc chuẩn bị tài liệu học tập và ôn luyện cho thật tốt, cô Hiền cho hay.

Ôn tập nghiêm túc và thực hành nhuần nhuyễn

Cô Hiền chia sẻ rằng, với những học sinh chỉ cần xét tốt nghiệp các em cần chú trọng nhiều lý thuyết và làm thành thạo những bài tập tính toán đơn giản. Bởi trong đề thi, phần lý thuyết chiếm đến gần 75%. Trong quá trình làm đề luyện các em chú trọng các câu ở mức độ biết và hiểu.

Còn với những trò cần xét tuyển đại học thì đòi hỏi các em những kiến thức cao hơn. Các em phải làm thành thạo những câu hỏi ở mức độ biết, hiểu và vận dụng. Những câu vận dụng cao phải quyết tâm chinh phục. Thường những phần vận dụng cao, trong khi ôn, cô và trò cùng giải, trao đổi cách giải và tìm ra cách làm hay và phù hợp nhất.

Môn Hóa học là môn thi theo hình thức trắc nghiệm đòi hỏi học sinh nắm kiến thức rất rộng. Trong đề thi có thể hỏi bất kỳ đơn vị kiến thức nào trong sách giáo khoa [trừ nội dung giảm tải], nên quá trình ôn cô Hiền không bỏ qua hay quá nhấn mạnh một đơn vị kiến thức nào để học trò lầm tưởng là phần kiến thức “tủ”. Tuy nhiên, cô Hiền nhận định, vẫn có mảng kiến thức có phổ rộng trong đề như phần đại cương kim loại, este... cô sẽ dành nhiều thời gian ôn tập cho các em hơn.

Theo cô Hiền, môn Hóa học là môn thi theo hình thức trắc nghiệm đòi hỏi học sinh nắm kiến thức rất rộng.

Với nhóm học sinh muốn đạt được điểm 7-8 môn Hóa theo cô Hiền là không quá khó. Chỉ cần các em chú ý học lý thuyết chắc chắn và làm các bài tập đơn giản, cơ bản một cách thành thạo thì sẽ đạt được mức điểm 7-8. Để nắm được lý thuyết chắc chắn các em nên ôn theo chương hoặc chuyên đề để kiến thức mình được khắc sâu hơn.

Giai đoạn ôn thi nước rút này, cô Hiền tập trung xoáy sâu 32 câu đầu với mục đích mọi học trò đều làm được. Cô nhấn đi, nhấn lại đáp án và tạo các tình huống cho các em thực hành. Với 8 câu cuối cô ưu tiên cho những học sinh học khá giỏi, có khả năng nắm bắt kiến thức. Cô cho học sinh tự thảo luận, đưa ra cách làm và cô trò cùng chữa. Thường học trò có nhiều phương án, nhưng khi ôn tập cô sẽ phân tích và giúp trò chọn phương án tối ưu.

Ngày thi đã đến rất gần cô Hiền mong muốn các em chú ý giữ gìn sức khỏe, ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Với những trò yêu thích thể thao các em tập luyện nhẹ nhàng tránh bị thương tích. Đồng thời, các em điều chỉnh lại thời gian học không nên thức khuya. Ngoài việc làm đề các em cần chú ý xem lại các kiến thức lý thuyết trọng tâm mà các thầy cô dặn dò trên lớp. Khi có sự chuẩn bị chu đáo về kiến thức và sức khỏe, em sẽ thành công.

Tóm lại, từ những điều trên và từ phổ điểm của từng môn học qua kỳ thi THPT Quốc gia 2022, ta có thể thấy được rằng Toán là môn học được học sinh chuộng nhiều hơn cả. Tiếp đến, Hóa học cũng là môn “dễ nuốt” với khá nhiều học sinh bởi dễ dàng liên hệ trong thực tiễn. Còn môn học “khó nhằn”, khô khan nhất trong 3 môn có lẽ là môn Vật lý.

Thực tế, Hoá học tuy có khối lượng kiến thứ khá nhiều nhưng về dạng bài tập [dạng toán] có thể là ít hơn Toán và Lý, nếu nắm vững tính chất hoá học của nguyên tốt, các phản ứng đặc trưng bạn sẽ thấy Hoá không phải là khó nhằn lắm, còn nếu bạn thấy môn hóa khó hãy thử áp dụng cách học tốt môn hóa, bí quyết ôn tập và làm bài thi hóa điểm cao sau sẽ giúp bạn không cảm thấy mệt mỏi, chán nản khi nghĩ đến hóa học. Sau đây là các bí quyết giúp bạn học tốt môn hóa học

1. Để học tốt môn hoá thì nội dung lý thuyết cần nhớ là gì?

– Tất nhiên môn học nào chúng ta cũng cần nắm vững nội dung lý thuyết, tuy nhiên, nếu không đủ khả năng nhớ hết thì chúng ta cũng cần biết phải nên ưu tiên nhớ nội dung nào trước nhất.

- Đối với môn Hoá học, để học tốt môn này về lý thuyết bạn cũng cần nắm vững các khái niệm, các định nghĩa, các định luật hay quy luật đã được quy định trong chương trình, còn nếu bạn muốn ưu tiên thì hãy đặc biệt quan tâm những đặc tính hoá học của các nguyên tố, ghi nhớ các khả năng nhận biết nguyên tố bằng tính chất hoá học.

- Ngoài ra bạn cần quan sát các thí nghiệm, các hiện tượng trong tự nhiên, trong cuộc sống… vì lí thuyết hóa học rất gần thực tế. Và cứ dần dần bạn sẽ tích lũy được kiến thức.

– Xử lí thông tin: tự làm thì nghiệm để rút ra kết luận hoặc rút ra các nhận xét quan trọng cho chính mình.

– Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi hay làm bài tập, vận dụng vào thực tiễn để hiểu sâu bài học [đó là cách học tốt môn hóa lí tưởng].

– Muốn học giỏi môn hóa bạn phải biết cách học và ghi nhớ một cách chọn lọc, logic: môn hóa học vẹt là rất khó nhớ, học phải hiểu.

2. Để làm bài thi tốt môn hoá bạn phải làm thật nhiều bài tập để rèn kỹ năng?

  1. Bài tập về các chất

– Tên gọi : nắm được cách gọi tên các chất [một chất có thể nhiều cách gọi tên : Tên thông thường, tên quốc tế].

– Lí tính : thông thường ta chú ý nhớ trạng thái [rắn, lỏng , khí], màu sắc, tính tan, mùi, vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, …

– Cấu tạo : biết được đặc điểm cấu tạo của từng loại hợp chất, liên kết trong phân tử của nó. Viết được công thức cấu tạo cho từng loại hợp.

– Hóa tính:

+ Dựa vào đặc điểm cấu tạo để suy ra các tính chất cơ bản. Từ hóa tính của chất tiêu biểu, suy nghĩ để khái quát lên tính chất chung cho loại hợp chất đó.

+ Với những chất tiêu biểu, khi học hóa tính ta cần nhớ kĩ loại chất đó có thể cho những loại phản ứng nào, tác dụng được với các loại chất nào như thế mới có thể nhớ và học tốt môn hóa hơn.

- Điều chế :

+ Nắm được phương pháp chung điều chế các loại hợp chất. Với mỗi loại hợp chất cụ thể, ngoài các phương pháp chung, nó còn có những phương pháp riêng nào để điều chế.

+ Phải nhớ được tên nguyên liệu điều chế các chất.

- Ứng dụng: nhớ các ứng dụng của mỗi hợp chất, liên hệ với đời sống.

  1. Cách làm tốt bài tập hóa học

Muốn học giỏi môn hóa học, học sinh cần nắm vững hóa tính – điều chế, kết hợp với cấu tạo, lí tính, chú ý các hiện tượng hóa học xảy ra.

– Viết phương trình phản ứng : phải nắm vững phần hóa tính các chất, suy nghĩ xem loại hợp chất đó có thể tác dụng được với những tác chất nào ?

– Chuỗi phản ứng : Nắm vững cả hóa tính và điều chế, mối quan hệ giữa các chất, sự thay đổi mạch cacbon,…kết hợp với điều kiện phản ứng để suy luận tìm công thức các chất [đối với dạng khó], nhớ cân bằng và ghi rõ điều kiện nếu có.

– Nhận diện hóa chất : nắm được thuốc thử cần dùng, dấu hiệu, và viết phương trình phản ứng kèm dấu hiệu.

– Giải thích hiện tượng, chứng minh : viết được phản ứng xảy ra ở từng giai đoạn, chú ý sự tạo kết tủa – bay hơi hay sự thay đổi màu sắc, mùi,...

  1. Bí quyết làm bài thi đạt điểm cao môn hoá học

Muốn học tốt môn hóa và làm bài thi môn hóa đạt điểm cao cần nắm vững được lý thuyết, có một số kỹ năng tính toán [áp dụng được công thức, tính toán theo phương trình phản ứng, lập và giải được hệ phương trình,...].

– Liệt kê các dữ kiện của đề bài [các số liệu, mối quan hệ giữa các chất phản ứng, điều kiện xảy ra phản ứng, …] yêu cầu của đề bài.

– Đặt ẩn số [thường là số mol , đặt công thức chung]

– Viết tất cả các phương trình phản ứng xảy ra. [nên sắp xếp theo thứ tự, nhớ cân bằng, ghi điều kiện nếu có]

– Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện đề bài với yêu cầu đề bài, lập hệ phương trình toán, …

– Sử dụng các thủ thuật tính toán [phương pháp trung bình, ghép ẩn,…] áp dụng các định luật cơ bản của hóa học [định luật bảo toàn khối lượng, định luật bảo toàn điện tích,...] để giải quyết vấn đề.

Vài phương pháp để học tốt môn Hóa học:

– Thường thì trên lớp thầy cô rất ít giải bài tập nên để học tốt môn hóa bạn nên tự giải hết phần bài tập để củng cố kiến thức này.

– Tự viết phương trình biểu diễn cho các dãy biến hóa sẽ giúp bạn nhớ lâu và học tốt môn hóa hơn.

– Bạn nên học hỏi từ những bạn học giỏi Hóa: cũng là một cách để giúp bạn học giỏi hóa học.

– Biết quan sát, nhận xét, có hứng thú với thí nghiệm hóa học: đó là một phương pháp học rất tốt, hỗ trợ việc học rất hiệu quả [bạn cần kiếm thêm tư liệu, clip về phản ứng hóa học, vừa hay vừa “đã mắt”].

– Biết kết hợp với các môn học khác: đặc biệt là hai môn Toán-Lý.

– Muốn học tốt môn hóa học cần có hứng thú, say mê với môn học bạn phải say mê với môn học thì bạn mới học được, cho dù bạn có đi học thêm nhiều đi chăng mà chẳng có hứng thú gì hết thì coi như vô dụng [các môn khác cũng vậy].

Vài tuyệt chiêu trong việc học tốt môn hóa học:

– Sử dụng sơ đồ tư duy: Muốn học giỏi môn hóa bạn hãy tự tóm tắt lại toàn bộ những gì mình đã học bằng một sơ đồ. Sơ đồ này sẽ giúp bạn ghi nhớ một cách tổng quát hơn. Điều này giúp bạn dễ nhớ hơn so với việc xem sơ đồ người khác [hoặc là bạn có thể tham khảo sơ đồ của ai đó để tự làm một sơ đồ cho mình]. Ngoài ra, mình ghi lại những ý quan trọng vào quyển sổ tay để sử dụng khi cần.

– Bảng tuần hoàn hóa học, cây bút dạ quang để bạn gạch dưới những kiến thức cũng như phương trình quan trọng cũng khá cần thiết. Những phương trình nào khó nhớ bạn hãy ghi ra giấy và dán ở những nơi bạn thường xem nhất, chắc chắn chỉ sau vài lần học và xem qua bạn sẽ dễ dàng nhớ ngay thôi.

– Đoán đề thi: thông thường trước khi thi [tất cả các môn] mình thường đoán đề, đề sẽ cho dạng như thế nào [kết hợp vài thông tin có ở trên lớp] và cách thức để “chiến đấu” sao cho hiệu quả.

Học giỏi môn hóa nên học ngành gì?

Giỏi hoá nên học ngành gì?.

Hóa học. Nếu bạn đam mê nghiên cứu và giải quyết các vấn đề liên quan đến hoá học, bạn có thể tiếp tục học cao hơn và theo đuổi ngành Hóa học thuần túy để trở thành nhà khoa học hoá học chuyên nghiệp..

Dược học. ... .

Kỹ thuật hóa học. ... .

Sinh học. ... .

Môi trường học. ... .

Quản lý tài nguyên nước. ... .

Năng lượng tái tạo..

Hóa học gồm những ngành gì?

Đối với những cử nhân muốn tiếp tục nghiên cứu Hóa học có thể học lên cao như Thạc sĩ và Tiến sĩ với nhiều học bổng du học nước ngoài. Hiện nay, Khoa Hóa học của trường đào tạo theo 6 chuyên ngành: Hóa hữu cơ, Hóa lý, Hóa vô cơ và ứng dụng,Hóa phân tích,Hóa polymer, Hóa dược.

Nhà hóa học làm những gì?

Một nhà hóa học là một nhà khoa học chuyên môn về lĩnh vực hóa học,tính chất các chất hóa học, thành phần, phát minh ra chất mới, thay thế, chế biến và sản phẩm, góp phần nâng cao kiến thức cho thế giới.

Học môn hóa học để làm gì?

Học Hóa là một phương pháp rất quan trọng để rèn luyện tư duy nhạy bén và khả năng suy luận logic của học sinh. Học Hóa giúp học sinh tăng cường trí nhớ, phản xạ nhanh và khả năng suy luận. Qua những lí do đó thì học Hóa càng ngày càng trở thành một môn học quan trọng.

Chủ Đề