Học liên thông tổng đăng ký bao nhiêu tín chỉ năm 2024

Đại diện nhiều trường đại học cho rằng dự thảo nghị định mới về liên thông dự kiến áp dụng từ năm 2024 có một số nội dung nếu áp dụng sẽ khó khăn cho người học, từ đó ảnh hưởng đến tuyển sinh.

Ngày 18-12, tại TP HCM, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tọa đàm với sự tham dự của chuyên gia trong nước và quốc tế về vấn đề "Liên thông từ trung cấp, CĐ lên trình độ ĐH: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam".

Chưa tới 50% số trường đào tạo liên thông

Báo cáo về thực trạng liên thông từ trung cấp, CĐ với trình độ ĐH giai đoạn 2017-2023, bà Nguyễn Thảo Hương, chuyên viên Vụ Giáo dục ĐH [Bộ Giáo dục và Đào tạo], cho biết cả nước có 243 cơ sở giáo dục ĐH [không tính các trường thuộc khối quốc phòng, an ninh]. Trong số này, số trường có đào tạo liên thông là 134, chiếm 49% số cơ sở đào tạo.

Sinh viên nhập học tại một trường cao đẳng ở TP HCM .Ảnh: HUẾ XUÂN

Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh giá đây là hình thức tương đối phổ biến và được nhiều cơ sở đào tạo lựa chọn tổ chức đào tạo. Số lượng chương trình đào tạo và quy mô sinh viên học liên thông từ CĐ lên ĐH theo hình thức vừa làm vừa học là nhiều nhất cho thấy đối tượng người học liên thông chủ yếu là người đã đi làm.

Quá trình thực hiện tổ chức liên thông giai đoạn 2017-2023 cũng bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc như chưa có hướng dẫn cụ thể về miễn trừ, công nhận; chưa xác định được văn bằng nào hợp pháp để được dự tuyển; chưa xác định được chương trình nào sử dụng để xét công nhận tín chỉ [chương trình cấp tín chỉ, chương trình chưa hoàn thành, chương trình đã hoàn thành mà chưa được cấp chứng chỉ, văn bằng...]; hạn chế về chỉ tiêu tuyển sinh...

"Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông vừa làm vừa học thuộc tổng chỉ tiêu được xác định hằng năm theo từng ngành đào tạo của cơ sở giáo dục ĐH, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học không vượt quá 20% chỉ tiêu tuyển sinh chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học tương ứng theo ngành đào tạo" - bà Nguyễn Thảo Hương nêu ra những bất cập.

Quyết định 18/2017/QĐ-TTg quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ CĐ với trình độ ĐH áp dụng từ năm 2017 đã có nhiều cải tiến, đào tạo liên thông quy củ, bảo đảm chất lượng nhưng một số quy định quá chặt khiến các trường khó triển khai tuyển sinh. Bà Hương cho rằng một số quy định việc xác định chỉ tiêu, tuyển sinh, tổ chức đào tạo... tại Quyết định 18 không còn phù hợp với thực tiễn.

Không nên quy định "cứng"

Theo dự thảo Nghị định về liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân dự kiến áp dụng từ năm 2024 đã có một số nội dung thay đổi. Trong đó, chương trình giáo dục mà người học được cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân được xét công nhận kết quả học tập đã tích lũy được chấp nhận trong liên thông tối đa 5 năm từ khi người học được công nhận tốt nghiệp đến ngày xét công nhận kết quả học tập đã tích lũy.

Cơ sở giáo dục đại học có đủ các điều kiện sau đây được tổ chức tuyển sinh đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học:

- Đối với ngành dự kiến tuyển sinh đào tạo liên thông:

+ Cơ sở giáo dục đại học đã có quyết định mở ngành đào tạo trình độ đại học hình thức chính quy;

+ Cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ được ít nhất 03 [ba] khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy.

Đối với đào tạo liên thông khối ngành nghệ thuật, cơ sở giáo dục đại học đã và đang tổ chức thực hiện chương trình đào tạo trình độ đại học theo tín chỉ hoặc niên chế hình thức chính quy được ít nhất 03 [ba] khóa liên tục khi quyết định thực hiện tuyển sinh đào tạo liên thông hình thức chính quy.

Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, cơ sở giáo dục đại học phải bảo đảm thêm điều kiện có ít nhất một khóa sinh viên trình độ đại học hình thức chính quy đã tốt nghiệp.

- Cơ sở giáo dục đại học đã ban hành quy định về công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng kiến thức, kỹ năng đã tích lũy của người học được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông và công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học.

[Điều 2 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg]

2. Điều kiện của người dự tuyển liên thông cao đẳng lên đại học

Điều kiện của người dự tuyển liên thông cao đẳng lên đại học được quy định tại Điều 4 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg bao gồm:

- Người tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng có thể học tiếp các chương trình đào tạo trình độ đại học theo hướng chuyên môn phù hợp, hoặc theo hướng chuyên môn khác nếu đáp ứng được các điều kiện của chương trình đào tạo.

- Người dự tuyển liên thông phải bảo đảm các điều kiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và có một trong các văn bằng dưới đây:

+ Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo trong nước cấp. Người có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp phải bảo đảm đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp trình độ cao đẳng do các cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

+ Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, người đăng ký dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp trung cấp hoặc bằng tốt nghiệp cao đẳng khối ngành sức khỏe, trong đó người có bằng tốt nghiệp Y sĩ được đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học các ngành Y đa khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng, Răng Hàm Mặt; người có bằng trung cấp Dược hoặc cao đẳng Dược đăng ký dự tuyển liên thông lên trình độ đại học ngành Dược.

3. Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông cao đẳng lên đại học

- Chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo liên thông vừa làm vừa học thuộc tổng chỉ tiêu được xác định hằng năm theo từng ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học, trong đó chỉ tiêu tuyển sinh liên thông chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh liên thông vừa làm vừa học không vượt quá 20% chỉ tiêu tuyển sinh chính quy, chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học tương ứng theo ngành đào tạo.

Trường hợp đặc biệt cần đào tạo liên thông để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng của đất nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.

- Cơ sở giáo dục đại học phải thông báo công khai chỉ tiêu tuyển sinh liên thông theo từng ngành đào tạo, đối tượng và hình thức tuyển sinh, hình thức đào tạo liên thông trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học và phương tiện thông tin đại chúng trước khi nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển sinh liên thông ít nhất là 30 ngày.

[Điều 5 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg]

4. Tuyển sinh liên thông cao đẳng lên đại học

- Tuyển sinh liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng với trình độ đại học được thực hiện theo các phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Người có bằng tốt nghiệp trung cấp đăng ký tuyển sinh liên thông lên trình độ đại học, được dự tuyển sinh cùng với thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở kỳ tuyển sinh vào đại học hàng năm của cơ sở giáo dục đại học.

- Người có bằng tốt nghiệp cao đẳng đăng ký tuyển sinh liên thông lên trình độ đại học, được dự tuyển sinh liên thông theo các hình thức do Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học quyết định như sau:

+ Dự tuyển sinh cùng với thí sinh tốt nghiệp trung học phổ thông ở kỳ tuyển sinh vào đại học hàng năm của cơ sở giáo dục đại học.

+ Dự thi tuyển sinh liên thông riêng do cơ sở giáo dục đại học tự ra đề thi và tổ chức thi tuyển. Các môn thi tuyển sinh liên thông riêng bao gồm: môn cơ bản, môn cơ sở ngành và môn chuyên ngành hoặc thực hành nghề. Việc tổ chức tuyển sinh, xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển thực hiện theo quy định hiện hành về tuyển sinh đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đối với đào tạo liên thông khối ngành sức khỏe, chỉ áp dụng thi tuyển sinh liên thông riêng đối với người đã có chứng chỉ hành nghề và ngưỡng bảo đảm chất lượng đầu vào với điểm mỗi môn thi phải đạt từ 05 [năm] điểm trở lên theo thang điểm 10.

[Điều 6 Quyết định 18/2017/QĐ-TTg]

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Học liên thông đại học bao nhiêu tín chỉ?

Thông báo Tuyển sinh đào tạo Đại học Liên thông VLVH năm 2023 | Thông báo. Tốt nghiệp cao đẳng: Thời gian đào tạo là 2,5 năm [78 tín chỉ]; Tốt nghiệp trung cấp: Thời gian đào tạo là 3,0 năm [95 tín chỉ];

Liên thông UEH bao nhiêu tín chỉ?

– Chương trình đào tạo gồm tổng cộng 61-66 tín chỉ, chia thành 03-04 học kỳ [bao gồm học kỳ Thực tập và tốt nghiệp, chi tiết]. – Mức học phí dự kiến: 620.000đ/1 tín chỉ x số tín chỉ đăng ký.

Liên thông đại học Kinh tế học bao lâu?

Tuỳ vào bạn đã tốt nghiệp bậc nào, liên thông đúng ngành hay liên thông trái ngành đại học kinh tế? mà khung thời gian đào tạo sẽ vào khoảng 1,5 năm đến 4 năm.

Học phí học liên thông đại học là bao nhiêu?

Thời gian đào tạo liên thông đại học giao thông vận tải là 2 năm. Học phí : 33.000.000vnđ / 01 khoá Sau khi tốt nghiệp sinh viên sẽ được cấp bằng Đại học chính quy – Kỹ Sư

Chủ Đề