Hơi amoniac có làm quỳ tím ẩm hóa xanh

Có phải bạn đang thắc mắc rằng Amoniac là gì hay không? Và tại sao nó lại quan trọng trong đời sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta? Hãy cùng Đệ Nhất tìm hiểu về tính chất, đặc điểm và ứng dụng của Amoniac nhé

1. Amoniac là gì và các đặc trưng cơ bản

Amoniac là một hợp chất vô cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tử nitơ và 1 nguyên tử hidro tạo thành liên kết kém bền. Amoniac thường tồn tại ở dạng khí, không màu, có mùi hôi khó chịu. Nồng độ Amoniac lớn có thể gây chết người.

Hơi amoniac có làm quỳ tím ẩm hóa xanh

2.1. Tính chất vật lý

- Ở điều kiện tiêu chuẩn, nó là một chất khí độc, có mùi khai, tan nhiều trong nước (ở điều kiện thường 1 lít nước hòa tan được 800 lít amoniac) do hình thành liên kết hidro với phân tử nước.

- NH3 có độ phân cực lớn do phân tử NH3 có cặp electron tự do và liên kết N–H bị phân cực. Do đó NH3 là chất dễ hóa lỏng.

- NH3 là dung môi hoà tan tốt: NH3 hoà tan các dung môi hữu cơ dễ hơn nước do có hằng số điện môi nhỏ hơn nước. Kim loại kiềm và các kim loại Ca, Sr, Ba có thể hòa tan trong NH3 lỏng tạo dung dịch xanh thẫm.

2.2. Tính chất hóa học

- Tính khử mạnh (do N trong NH3 có mức oxi hóa thấp nhất -3)

- Kém bền bởi nhiệt, nó có thể bị phân hủy ở nhiệt độ cao theo phản ứng hóa học:

2NH3 → N2 + 3H2 | N2 + 3H2 → 2NH3

- Amoniac tác dụng với ion kim loại chuyển tiếp tạo ion phức: 2NH3 + Ag+ → [Ag(NH3)2]+

- Amoniac nguyên tử hidro trong amoniac có thể bị thế bởi nguyên tử kim loại kiềm hoặc nhôm:

2NH3 + 2Na → 2NaNH2 + H2 (350 °C) | 2NH3 + 2Al → 2AlN + 3H2 (800-900 °C)

- Amoniac tác dụng với muối: 3NH3 + AlCl3 +3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

- Tính bazo yếu: Trong nguyên tử nitơ của amoniac có cặp electron tự do nên có tính bazơ yếu.

- Khi tác dụng với nước, dung dịch amoniac làm chuyển xanh quỳ tím và chuyển hồng với phenolphtalein không màu. Để nhận biết khí amoniac, người ta dùng quỳ tím ẩm.

- Amoniac tác dụng với axit tạo thành muối amoni.

- Khi để 2 bình đựng dung dịch HCl và NH3 đặc cạnh nhau, khí thoát ra từ 2 bình dễ dàng kết hợp lại tạo khói màu trắng. Đó chính là những hạt tinh thể muối amoni clorua nhỏ li ti.

- Phản ứng này được sử dụng để nhận biết khí amoniac.

NH3 (k) + HCl (k) → NH4Cl (khói trắng)

- Phản ứng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit không tan tạo thành bazơ và muối: 2H2O + 2NH3 + MgCl2 → Mg(OH)2 + 2NH4Cl

- Dung dịch amoniac có khả năng tạo kết tủa nhiều hidroxit kim loại khi tác dụng

3. Cách điều chế Amoniac

3.1 Trong phòng thí nghiệm

2NH4Cl + Ca(OH)2 → NH3 + CaCl2 + H2

Hơi amoniac có làm quỳ tím ẩm hóa xanh

3.2 Trong công nghiệp

NH3 được cấu tạo từ Azot và hidro liên kết với nhau. Azot được thu từ không khí còn hydro được tạo thành từ nước. Sau khi được sấy khô, hâm nóng và nén ở 530oC, hỗn hợp này (Azot , hydro) được cho qua các liên kết muối khác nhau để tạo thành amoniac

Hơi amoniac có làm quỳ tím ẩm hóa xanh

Nguyên liệu đầu vào là khí thiên nhiên (phần lớn là metan), khí hóa lỏng có chứa propan và butan, hoặc naphtha, than đá sẽ được chuyển thành khí tổng hợp có chứa hidro và cacbon monooxit.

CH4 + H2O < == > CO + 3H2 (xúc tác Ni, nhiệt độ cao)

Sau khi chuyển cacbon monoxit thành cacbon dioxit, người ta loại bỏ khí này chỉ thu hydro.

Nitơ lấy từ không khí sau khi trải qua quá trình khí hóa nguyên liệu chứa cacbon và loại bỏ hết oxy.

Amoniac được tổng hợp bằng quá trình Haber – Bosch theo phản ứng

N2 + 3H2 < == > 2NH3 (ΔH = –92 kJ/mol)

4. Ứng dụng của amoniac trong đời sống thực tế

- Hợp chất của nitơ được sử dụng rộng rãi để sản xuất thuốc nhuộm, chất dẻo, thuốc chữa bệnh,…

- Amoniac được coi như một thành phần của phân bón. Bằng cách hòa với nước, amoniac có thể được tưới trực tiếp lên ruộng đồng. Amoniac tác dụng với axit (HCl, HNO3 …) tạo muối amoni, thành phần chính trong phân bón. Hai muối nổi bật là amoni sunfat- một loại phân bón rất tốt và amoni nitrat- không chỉ là phân bón mà nó còn như một dạng thuốc nổ.

- Điều chế axit nitric

- Trong công nghệ làm lạnh amoniac là chất thay thế CFCs, HFCs vì chúng ít độc và ít bắt cháy hơn.

- Amoniac là hỗn hợp khí chuẩn cho việc kiểm soát phát thải môi trường, kiểm soát vệ sinh môi trường,các phương pháp phân tích dạng vết trong phòng thí nghiệm.

- Amoniac được dùng trong công nghệ nghệ sản xuất chất bán dẫn và một số vật liệu cao cấp khác thông qua sự ngưng tụ silicon nitride (Si3N4) bằng phương pháp ngưng tụ bốc hơi hoá học.

5. Amoniac có nguy hiểm không?

5.1 Tác hại

– Người hít phải khí amoniac sẽ bị bỏng niêm mạc mũi, cổ họng, phổi. Điều này làm tổn thương nghiêm trọng đường hô hấp.

– Nếu không may nuốt phải amoniac đậm đặc, nạn nhân có thể bị bỏng miệng, cổ họng, dạn dày,…Nếu các vết bỏng nặng có thể dẫn tới tử vong.

Hơi amoniac có làm quỳ tím ẩm hóa xanh

5.2 Cách xử trí khi phát hiện nhiễm độc amoniac

- Khi phát hiện ở trong môi trường nhiễm độc amoniac, cần nhanh chóng di chuyển khỏi nơi nhiễm amoniac. Nếu amoniac xuất hiện ở khu vực trong nhà, hãy đi ra ngoài. Nếu xảy ra ở bên ngoài thì cần đi vào trong nhà, đóng tất cả các cửa ra vào và cửa sổ. Nếu đang sử dụng điều hòa thì cần tắt ngay.

- Nếu đã tiếp xúc trực tiếp với amoniac, cần nhanh chóng rửa sạch amoniac dính trên da với xà phòng và nước, rửa mắt sạch với nhiều nước. Nếu mang kính sát tròng thì tháo bỏ, rửa kính sạch với xà phòng và nước trước khi đeo lại. Không dùng chất tẩy để rửa amoniac trên da. Cần nhanh chóng cởi bỏ quần áo dính amoniac.

- Nếu là áo chui đầu nên cắt bỏ, tránh cởi qua đầu để hạn chế tiếp xúc với hóa chất. Cho quần áo vào túi nhựa và cột kín miệng để tránh gây nhiễm thêm cho nạn nhân và người khác. Sau đó, cần để các túi này ở nơi an toàn, tránh xa mọi người, nhất là trẻ em.

- Trong trường hợp nạn nhân nuốt phải NH3 cần nhanh chóng cho nạn nhân súc miệng nhiều lần bằng nước lạnh và nhổ đi. Nạn nhân có triệu chứng nghiêm trọng như ho nặng, kéo dài, phỏng họng… cần đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay để không nguy hiểm tính mạng.

- Không được gây nôn và không cho nạn nhân uống dầu. Nếu nạn nhân nôn thì phải để đầu thấp hơn chân để tránh vật nôn lọt vào phổi. Sau đó, đưa nạn nhân đến trạm y tế hoặc bệnh viện để cứu chữa. Nếu nạn nhân hôn mê cần làm hô hấp nhân tạo đến khi tỉnh. Trường hợp bệnh nhân không tỉnh, cần tiếp tục hà hơi thổi ngạt cho tới khi có nhân viên y tế tới hỗ trợ.

Dưới đây là những thông tin hữu ích về Amoniac và ứng dụng cơ bản của Amoniac sẽ giúp bạn có thêm cái nhìn đúng đắn về tầm quan trọng của Amoniac trong đời sống cũng như sinh hoạt hàng ngày.

6. Mua Amoniac ở đâu uy tín chất lượng?

Hiện nay, Công ty Cổ Phần Thiết Bị Khoa Học Kỹ Thuật và Hóa Chất Thí Nghiệm Đệ Nhất đang cung cấp sản phẩm amoniac chất lượng, giá tốt cho thị trường trong cả nước.

Khi bạn tìm đến Đệ Nhất bạn sẽ nhận được những lợi ích vượt trội hơn hẳn so với các đại lý khác như có giấy phép kinh doanh, chứng từ, chứng nhận loại mặt hàng Amoniac này với chất lượng đảm bảo tốt nhất hiện nay, đặc biệt giá cả là điều bạn không phải lo lắng.

Với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, hy vọng bạn đã hiểu Amoniac là gì? cũng như những tính chất hóa học & cách điều chế Amoniac, Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào về Amoniac vui lòng bình luận bên dưới để chúng tôi hỗ trợ cho bạn nhé!!!

Tại sao NH3 làm quỳ tím hóa xanh?

NH3 có tính bazơ yếu. Dung dịch amoniac làm cho quỳ tím hóa xanh và dung dịch phenolphtalein chuyển hồng. Điều này thể hiện cho việc amoniac có tính bazo. Nguyên nhân của vấn đề này là do cặp electron chưa tham gia liên kết ở nguyên tử Nitơ.

Khí amoniac làm gì quỳ tím ẩm?

Khí amoniac làm giấy quỳ tím ẩm chuyển thành màu xanh do NH3 + H2O ↔ NH4+ + OH-, dung dịch amoniac (NH3) có tính bazơ, giấy quỳ tím gặp axit chuyển sang màu đỏ và gặp bazơ chuyển sang màu xanh.

Muối amoni làm quỳ tím chuyển sang màu gì?

⇒ Dung dịch NH3 có tính bazơ nên làm xanh quỳ tím.

Nh4br làm quỳ tím chuyển màu gì?

Amoni bromide, có công thức hóa học là NH4Br, là muối amoni của axit bromhydric. Kết tinh hóa học trong lăng kính không màu, có vị mặn; nó thăng hoa khi nung và dễ dàng hòa tan trong nước. Khi tiếp xúc với không khí, nó dần dần chuyển sang màu vàng vì sự oxy hóa các vết bromide (Br-) đến brom (Br2).