Hỗn thiên lăng là gì

Hỗn thiên lăng là gì
Na Tra được mô tả là một vị thần có pháp lực cao cường, đứng vào hàng những vị thần cao cấp nhất của Thượng giới. Theo Phong thần diễn nghĩa, Na Tra vốn là pháp bảo Linh Châu của Thái Ất Chân Nhân, chuyển sinh vào bụng Ân Thị hóa ra kiếp người, được Nguyên Thủy Thiên tôn sắp xếp xuống trần gian giúp Khương Tử Nha định bảng Phong Thần. Khi sinh ra được Thái Ất bay đến thu làm đồ đệ và tặng Vòng Càn Khôn cùng Hỗn Thiên Lăng.

Vốn là tướng nhà trời nên Na Tra lớn nhanh như thổi, mới bảy tuổi đã mình cao sáu thước, vai rộng hai thước, ngỗ nghịch muôn phần. Do còn nặng nợ trần gian và số kiếp gian truân, Na Tra đã tự mình gây ra họa lớn: Đánh chết con trai Ngao Bính của Đông Hải Long Vương, lột da bóc gân Ngao Bính, giương Chấn Thiên Cung nặng nghìn cân bắn chết đệ tử của Thạch Cơ Nương Nương…

Gia đình Lý Tịnh bị Tứ Hải Long Vương bắt, gây sức ép buộc Na Tra phải đền mạng. Để giữ trọn đạo hiếu và không làm liên lụy tới gia đình, Na Tra đã bóc thịt trả mẹ, lóc xương trả cha. Sau khi chết hồn Na Tra bay về với Thái Ất Chân Nhân, Thái Ất bày cho Na Tra báo mộng cho Ân Thị lập miếu thờ để giữ cho hồn không bị tan biến, song cũng vì Lý Tịnh quá cố chấp với những việc Na Tra đã gây ra nên đã đập tan miếu thờ. Chính vì lí do đó sau khi được sư phụ Thái Ất hoán thân tráo cốt vào cây sen, Na Tra đã tìm tới cha mình để trả thù…

Vốn biết đệ tử mình ương bướng và ngang ngạnh nên Thái Ất đã cậy hai vị đại tiên là Văn Thù và Nhiên Đăng giáo huấn, Văn Thù và Nhiên Đăng đã dàn xếp, chỉ ra lỗi lầm của cả hai người, giúp cha con Lý Tịnh cởi bỏ hiềm khích, một lòng phò Chu diệt Trụ. Ở hồi kết của Phong Thần diễn nghĩa, Na Tra, là số ít trong những giáo đồ đắc đạo thành tiên. Sau theo cha Lý Tịnh cùng các vị thần tiên được phong thần lên trấn giữ thiên đình

Nhắc đến Na Tra, dân gian thường hình tượng đến một vị thiên tướng khôi ngô, tuấn tú, mặt đẹp như ngọc, mắt sáng như sao, môi đỏ như môi thiếu nữ. Song bản tính của Na Tra nóng nảy, thẳng thắn và thích xen vào chuyện bất bình. Thanh niên này không những bản lĩnh cao cường, có thể solo ngang cơ yêu hầu Tôn Ngộ Không mà còn có trong tay rất nhiều pháp bổi lợi hại: Tay phải cầm Hỏa Tiêm Thương, tay trái cầm Càn Khôn Khuyên, vai đeo dải lụa Hỗn Thiên Lăng, lưng giắt Cửu Long Thần Tráo và Đả Tiên Kim Chuyên, chân đi bánh xe Phong Hoả Luân.

Na Tra là hiện thân của bậc thần tiên phóng khoáng, tính cách hiếu động và nghịch ngợm song hành động thì đầy tình nhân ái, chí công vô tư. Có lẽ đó cũng là khát vọng về một hình tượng sống của nhân gian thời bấy giờ.

Na Tra (哪吒), xuất hiện lần đầu trong tác phẩm “Phong thần diễn nghĩa” lấy bối cảnh từ thời nhà Thương được viết bởi Hứa Trọng Lâm , sau đó lại một lần nữa được Ngô Thừa Ân đưa vào “Tây Du Ký” trong trận đại náo thiên cung của Tôn Ngộ Không. Vốn là viên Linh châu từ cung Ngọc Hư, được Nguyên Thủy Thiên Tôn trao cho Thái Ất Chân Nhân đầu thai cho xuống trần gian, chuyển sinh vào bụng Ân Thị (là vợ Lý Tịnh, một vị quan Tổng trấn ải Trần Đường). Sau khi ra đời, vốn mang trong mình khí chất của thần tiên, Na Tra khi lên 7 tuổi đã cao 6 thước. Thêm vào đó lại được Thái Ất Chân nhân sớm nhận làm đệ tử, dạy cho võ công, phép thuật cao cường, lại còn được trao cho hai bảo bối là vòng Càn Khôn và Hỗn Thiên Lăng nên lúc này Na Tra dường như sức mạnh vô song không biết sợ ai là gì. Cũng có lẽ là vì tính tình nóng nảy song hành cũng số kiếp gian truân được định ngay từ khi sinh ra, Na Tra gây ra bao tai họa. Trong truyền thuyết, Ngao Bính là tam thái tử ở dưới Long Cung, con trai Đông Hải Long Vương, gặp gỡ Na Tra và sinh hiềm khích từ sớm. Na Tra nhất thời tức giận lột da, móc gân Ngao Bính (tất nhiên là ông này hẹo luôn, chả có cái tình anh em gì ở đây cả 

Hỗn thiên lăng là gì
), khiến Long Vương nổi trận lôi đình, kéo theo cả Tứ Hải Long Vương lên Lý phủ đòi mạng Na Tra lấy lại công bằng cho con mình. Na Tra khi này hối hận, không muốn liên lụy đến mẹ cha và các anh, quyết quyên sinh nhận tội, bóc thịt trả mẹ lóc xương trả cha.

Hỗn thiên lăng là gì

Na Tra chết đi, hồn quay về với Thái Ất Chân Nhân. Thái Ất mách cho Ân Thị lập miếu thờ để giữ cho linh hồn Na Tra không bị tan biến. Lý Tịnh biết được, trong lòng vẫn cố chấp vì lỗi lầm con gây khi xưa, cho rằng nó không đáng được lập miếu, thẳng tay đánh đổ ngôi miếu. Sau này Thái Ất thành công hoán thân Na Tra vào cây hoa sen (khi này Na Tra không còn cốt nhục nữa, thay vào đó cơ thể hòa toàn làm bằng sen), Na Tra nhớ lại khi xưa cha mình thẳng tay đánh đổ ngôi miếu mà tức giận, tính tìm cha để trả thù. Tính nết ương bướng của Na Tra có lẽ Thái Ất là hiểu rõ hơn ai hết, ngài kịp thời mời Văn Thù sư lợi và Nhiên Đăng đại tiên dàn xếp giúp hai cha con Lý Tính cởi bỏ hiềm khích, quay về với hòa thuận. Sau đó Na Tra theo cha một long phò Chu diệt Trụ. Cuối “Phong Thần Diễn Nghĩa”, bốn cha con Lý Tịnh đều được lên bảng phong thần trấn giữ thiên đình. Sau này trong “Tây Du Kí” cả Na Tra và Lý Tịnh đều xuất hiện lại trong trận chiến với Tôn Ngộ Không.

Trong khi giao đấu, Na Tra chuyển sang hình dạng mạnh nhất là khi mọc ra “ba đầu sáu tay”, tay phải cầu Hỏa Tiêm Thương, tay trái cầm Càn Khôn Khuyên, các tay còn lại cầm Song Kiếm Âm Dương, Đả Tiên Kim Chuyên, Cửu Long Thần Hỏa Tráo, hai chân là đôi Phong Hỏa Luân giúp Na Tra tự do bay nhảy di chuyển nhanh nhẹn. Nói chung là toàn item xịn 

Hỗn thiên lăng là gì

(Warning: đoạn sau có ý spoil, ai không lo bị spoil hoặc xem “Na Tra: Ma thần giáng thế” rồi thì hẵng đọc nha)

Hỗn thiên lăng là gì

Lại nói đến bộ phim mới chiếu rạp gần đây “Na Tra: Ma đồng giáng thế”, cốt truyện của tác giả đã chia Linh Châu Tử thành hai phần là Linh Châu và Ma Hoàn. Trong đó Ma Hoàn (được coi là phần nóng nảy, phần xấu của viên Linh Châu) thì đầu thai thành Na Tra. Còn phần còn lại gọi là Linh Châu, thì bị Thân Công Báo cướp đoạt, chuyển vào trong quả trứng của Long Vương, sinh ra Ngao Bính. Sau nhiều tai họa bản thân gây ra Na Tra gặp được Ngao Bính và vô tình trở thành huynh đệ tốt với nhau. Sau đó tuy phải đối mặt nhau trong trận chiến mà mỗi người đều có lí do riêng liên quan đến gia tộc, họ lại cùng “nắm tay” nhau quyết sống chết sau “đòn” trừng phạt của Thiên Lôi (rồi cả hai đều chết, chỉ còn giữ được hồn phách). Bản thân mình thấy phim khá là hay và ý nghĩa, nhân vật được xây dựng rất phong phú về tính cách và cũng nhiều câu thoại rất hài hước. Có khi chính chi tiết chuyển thù thành bạn giữa Na Tra và Ngao Bính chính là mấu chốt làm phim được đông đảo mọi người ở Trung Quốc nói riêng và cả Việt Nam đón nhận đến vậy. Mọi người ai chưa xem thì có thể ra rạp hoặc xem trên web giờ cũng có rồi đó 

Hỗn thiên lăng là gì

Nguồn: #GloryN – Thần với chả thoại

Bài viết trên có lẽ không nói cụ về hình tượng Na Tra trong “Phong Thần Bảng” vào thời điểm trước khi được làm thần là như thế nào. Vì lí do đó, hôm nay ad muốn nói qua lại nguồn gốc và “những trò nghịch ngợm” của Na Tra trong “Phong thần diễn nghĩa” (trước khi lên làm thần hay gặp trong “Tây Du Kí”), tránh việc mọi người thấy Tam Thái Tử “hiền lành” mà không biết tuổi thơ dữ dội của “ngài”.

Vậy Na Tra trong Phong Thần thật ra là người thế nào? Na Tra vốn là pháp bảo Linh Châu của Thái Ất Chân Nhân, học trò của Nguyễn Thuỷ Thiên Tôn, được sắp xếp xuống trần phục vụ cho công cuộc định bảng Phong Thần của Khương Tử Nha. Na Tra xuống trần hoá vào bụng của Ân Thị, thành con trai của Lý Tịnh. Khi Na Tra chào đời, Thái Ất cưỡi mây đến nhà thu nhận làm đồ đệ và thay mặt Nữ Oa gửi tặng hai món pháp bảo là Vòng Càn Khôn và Hỗn Thiên Lăng.

Vốn là tướng nhà trời, thân là pháp bảo nên Na Tra lớn nhanh như thổi, mới bảy tuổi đã cao sáu thước, vai hai thước, sức khoẻ phi phàm, lại thêm hai món bảo bối của nhà trời cùng với bản tính ngỗ nghịch, Na Tra đã gây ra vô số chuyện rắc rối. Có vài chuyện nổi tiếng như đánh chết Tam thái tử Ngao Bính của Long Vương, giết Dạ Xoa Lý Cấn của Đông Hải Long Vương, giương Chấn Thiên Cung bắng chết đệ tử của Thạch Cơ Nương Nương và sau đó là gián tiếp hại chết Thạch Cơ.

Đông Hải Long Vương Ngao Quảng sinh được Ngao Bính là hoàng tử thứ ba. Ngao Bính vốn là một vị thần thiện lành, sẵn sàng tạo mưa cho ai có nhu cầu. Một ngày nọ, vốn tính nghịch ngợm nên ra tắm ở sông, trong lúc đó Na Tra có giặt dây lưng của mình, vốn là pháp bảo nên làm cho sông động sóng, nước nhuốm màu đỏ lòm, kinh động đến cả Long Cung, Long Vương liền sai Dạ Xoa lên xem có việc gì. Na Tra thấy có kẻ lạ từ sông nhảy lên, câu trước câu sau không hợp, liền ném vòng Càn khôn giết chết.

Biết được Dạ Xoa chết, Long Vương tức lắm. Tam Thái Tử Ngao Bính xin với phụ hoàng được đem quân lên xem, hai bên giao chiến một phen, vốn Ngao Bính chỉ hỏi Na Tra về việc động của thuỷ điện, lại không thấy Dạ Xoa về, ai ngờ Na Tra vốn ngỗ ngược, lại thêm lời xấc láo, cụ thể:

“Na Tra trợn mắt:

– Thủy điện là đâu? Mầy là thằng nào?

Ngao Bính nói:

– Tao là Ngao Bính, con của Ngao Quảng, Ðông Hải Long Vương.

Na Tra cười:

– A, nói vậy thì bay là loài rồng ở dưới nước. Nhưng đừng làm phách, hễ chọc đến tao, tao lột da cả cha mầy nữa chứ không phải chỉ một mình mầy thôi đâu.

Ngao Bính tức giận quá, cầm kích lướt tới đâm. Na Tra sợ hãi, quăng Hỗn thiên lăng ra trói. Ngao Bính té xuống lưng thú, rồi nhảy xổ đến đạp chân vào cổ, lấy Càn khôn quyện đập đầu chết,nguyên hình một con rồng nhỏ.

Na Tra nói:

– Ðể tao rút lấy gân mầy đem về cho cha tao buộc giáp chơi, nghe nói gân rồng chắc lắm.

Nói rồi làm y như vậy. Xong mặc quần áo lại, trở về ải.

” – Phong thần bảng hồi 12.

Vốn câu chuyện là việc Na Tra gây động đến thuỷ cung, Ngao Bính lên xem xét thì Na Tra vốn tính xấc xược liền giao chiến, sau đó bóc vẩy, rút gân của Ngao Bính. Trong 1 buổi sáng, Na Tra làm nhẹ 2 mạng.

Bị nhốt ở nhà nhưng sức nghịch của Na Tra chả gì cản nổi. Na Tra tìm thấy Chấn Thiên Cung của Hiên Viên, giương thử và bắn chết đồ đệ của Thạch Cơ ở cách đó không xa, nguyên là hôm đó, 2 đệ tử của Thạch Cơ đi hái hoa, thì bỗng nhiên mũi tên bay đến và làm chết một người. Thạch Cơ biết chuyện liền đến tìm Na Tra, vốn tính xấc láo, Na Tra không ngại trả treo lại Thạch Cơ và như với Ngao Bính, Na Tra lao vào chiến đấu, nhưng khác với Ngao Bính, Thạch Cơ vốn đã tu luyện vài nghìn năm, lại là một trong những đệ tử từ thuở xưa của Thông Thiên nên Na Tra không địch lại, liền bỏ chạy đến nơi của Thái Ất.

Thạch Cơ tìm đến nơi, theo bà, nợ mạng trả mạng, Xiển Giáo và Tiệt Giáo không có thù oán, chỉ cần Thái Ất giao Na Tra ra, hoặc trừng phạt theo đúng lẽ thường thì chẳng sao, nhưng vốn Na Tra là tướng nhà trời, theo số để phù trợ Khương Tử Nha, sao có thể lãng xẹt thế được. Nhưng ở đây Thái Ất cũng nuông chiều học trò, lại động thủ với Thạch Cơ và bằng phép riêng của mình, Thái Ất đã đưa lên ngọn lửa thiêng mà đốt, Thạch Cơ mất hết tu vi, hiện nguyên hình cục đá, sau bao năm tu hành có nhân dạng, bao pháp lực đều mất hết, lại trở về ban đầu, mất đi tính lĩnh ngộ.

Sau này, Long Vương Ngao Quảng đến tận nhà mà nói chuyện với Lý Tịnh, Ân Thị. Đến lúc này khi không còn gì cứu được nữa, Na Tra quyết lóc thịt trả mẹ, lóc xương trả cha, hồn bay về với Thái Ất…

#Pollux – Thần với chả thoại