Hợp đồng tiền gửi là gì

Về mặt pháp lý, Điều 5 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định, chứng chỉ tiền gửi là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Hiểu một cách đơn giản, chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá do ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức và cá nhân khác. Tương tự sổ tiết kiệm, ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi để chứng nhận quyền sở hữu của khách hàng đối với một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng.

Chứng chỉ tiền gửi có ba loại chính là:

  • Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sở hữu.
  • Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Chứng chỉ tiền gửi vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ chứng chỉ tiền gửi.

  • Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ tiền gửi không thể chuyển nhượng, được bán theo mệnh giá và trả lãi vào ngày đáo hạn.

Theo khoản 3 Điều 11 Thông tư 01, nội dung ghi trên chứng chỉ tiền gửi bao gồm:

- Tên tổ chức phát hành;

- Tên gọi chứng chỉ tiền gửi;

- Ký hiệu, số sê-ri phát hành;

- Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;

- Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;

- Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;

- Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua [nếu người mua là cá nhân]; tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh [trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp], địa chỉ của tổ chức mua [nếu người mua là tổ chức];

- Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;

- Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.

Điều kiện để mua chứng chỉ tiền gửi

Để được mua chứng chỉ tiền gửi, thông thường phải đáp ứng các điều kiện sau:

  • Người Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam;
  • Đủ 18 tuổi trở lên;

  • Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nhân thân;
  • Có giao dịch tại ngân hàng mua chứng chỉ tiền gửi.

Ngoài các điều kiện trên, các ngân hàng có thể đặt ra các yêu cầu khác.

Chứng chỉ tiền gửi là gì? [Ảnh minh họa]

Ưu, nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi

Ưu điểm

  • Cả gốc và lãi đều được bảo đảm trong toàn bộ thời gian gửi tiền như một hình thức gửi tiết kiệm, rủi ro thấp.
  • Chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn so với các tài khoản tiết kiệm thông thường có cùng kỳ hạn. 

  • Người mua có thể cầm cố, chuyển nhượng linh hoạt.

Nhược điểm

  • Người mua bắt buộc không được thanh toán trước hạn.
  • Tính thanh khoản không cao.

  • Lãi suất thấp nếu đầu tư dài hạn.

So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

 

Chứng chỉ tiền gửi

Sổ tiết kiệm

Lãi suất

Thường có lãi suất cao hơn và ổn định hơn, cũng tùy vào kỳ hạn dài hay trung hạn.

Thường thấp hơn, tùy từng kỳ hạn và từng ngân hàng.

 

Kỳ hạn

Có kỳ hạn dài hơn, tùy từng ngân hàng và đợt phát hành.

Thông thường gửi tiết kiệm có các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng…

Tính thanh khoản

khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi không được rút trước hạn, nếu có cũng phải chờ sau 1 nửa kỳ hạn [tùy ngân hàng], vậy nên tính thanh khoản sẽ kém hơn so với hình thức gửi tiết kiệm. 

 Gửi tiết kiệm là kênh có tính thanh khoản cao, khách hàng có thể rút tiền khi đến hạn và cũng có thể rút trước hạn nhưng phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp.

Trên đây là một số thông tin về chứng chỉ tiền gửi là gì? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ: 1900 6192 để được hỗ trợ.

>> Chứng khoán là gì? Những điều cơ bản cần biết trước khi đầu tư

>> Trái phiếu Chính phủ là gì? Lợi ích khi đầu tư trái phiếu Chính phủ

  • Số tiền gửi tối thiểu: 1.000.000 VNĐ / 50 USD / 50 EUR hoặc ngoại tệ tương đương
  • Kỳ hạn: Ngày/Tuần/Tháng/Năm
  • Phương thức trả gốc: Toàn bộ gốc được chi trả 1 lần vào tài khoản thanh toán của khách hàng vào thời điểm tất toán Hợp đồng tiền gửi
  • Phương thức trả lãi: Khách hàng được lựa chọn lĩnh lãi trước, lĩnh lãi định kỳ, lĩnh lãi cuối kỳ
  • Tất toán Hợp đồng tiển gửi trước hạn: Hưởng lãi suất không kỳ hạn thấp nhất do SHB công bố theo từng loại tiền gửi tại thời điểm rút tiền.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang dự thảo Thông tư hướng dẫn giao dịch tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự thảo được ban hành vào 4/7/2017 nhằm đưa ra những quy định về hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn và những nội dung liên quan.

Hợp đồng tiền gửi là một thoả thuận giữa hai bên về việc gửi tiền tích lũy tại một thời điểm nào đó. Trong đó người giữ hợp đồng phải có nghĩa vụ thực hiện những quy định đã được nêu trên hợp đồng và hưởng những quyền lợi nhất định khi gửi tiền tại đơn vị cung cấp dịch vụ.

Một số khái niệm cần nắm

  • Tiền gửi có kỳ hạn là khoản tiền của khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong một kỳ hạn nhất định theo thỏa thuận tại hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn giữa khách hàng và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với nguyên tắc hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho khách hàng.
  • Giao dịch tiền gửi có kỳ hạn bao gồm: Giao dịch nhận/gửi, chi trả/rút tiền gửi có kỳ hạn và các giao dịch khác liên quan đến tiền gửi có kỳ hạn.
  • Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn là văn bản thỏa thuận giữa khách hàng và tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về giao dịch tiền gửi có kỳ hạn.

Xem thêm: Tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn là gì? Một số khái niệm liên quan

 Văn bản pháp luật về hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm

Những quy định về tiền gửi có kỳ hạn mới nhất

Nội dung hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn

Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn phải có các nội dung chủ yếu sau:

- Thông tin khách hàng theo quy định tại Điều 6 Thông tư 49/2018/TT-NHNN

- Thông tin tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn với khách hàng:

  • Tên giao dịch đầy đủ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
  • Tên chi nhánh/phòng giao dịch của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn với khách hàng, địa chỉ, số điện thoại, số fax;
  • Họ và tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn với khách hàng.

- Các thỏa thuận tại hợp đồng:

  • Số tiền, loại tiền, kỳ hạn gửi tiền, ngày gửi tiền, ngày đến hạn, lãi suất;
  • Phương thức trả lãi, phương thức thanh toán gốc và lãi;
  • Thỏa thuận về rút trước hạn, kéo dài kỳ hạn, phí rút trước hạn [nếu có];
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Quyền và nghĩa vụ của tất cả các cá nhân cùng gửi tiền gửi chung có kỳ hạn [đối với trường hợp tiền gửi chung có kỳ hạn];
  • Thời hạn hiệu lực của hợp đồng;
  • Xử lý trong trường hợp mất/thất lạc hợp đồng;
  • Chuyển quyền sở hữu/ủy quyền;
  • Các thỏa thuận khác giữa tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định khác của pháp luật.

- Số hợp đồng;

- Chữ ký, họ và tên của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn, đóng dấu;

- Chữ ký, họ và tên của khách hàng thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn hoặc của người đại diện hoặc người giám hộ của khách hàng [trường hợp thực hiện giao dịch tiền gửi thông qua người đại diện hoặc người giám hộ]; dấu của khách hàng là pháp nhân [nếu có]. Trường hợp khoản tiền gửi chung có kỳ hạn thì tất cả các cá nhân đứng tên chung khoản tiền gửi có kỳ hạn phải cùng ký vào hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn.

 Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn

Quy định nội bộ

1. Căn cứ quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, tổ chức tín dụng ban hành quy định nội bộ về giao dịch tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng phù hợp với mô hình quản lý, đặc điểm, điều kiện kinh doanh, đảm bảo việc thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn chính xác, an toàn tài sản cho khách hàng và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.

2. Quy định nội bộ phải quy định rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bộ phận, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn và phải bao gồm tối thiểu các quy định sau:

a] Nhận tiền gửi có kỳ hạn, trong đó tối thiểu phải có nội dung: Nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng, lập và ký thỏa thuận tiền gửi có kỳ hạn, nhận tiền gửi có kỳ hạn [bao gồm cả nhận tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện hợp pháp], ghi sổ kế toán việc nhận tiền gửi có kỳ hạn;

b] Chi trả tiền gửi có kỳ hạn, trong đó tối thiểu phải có các nội dung: Đối chiếu thông tin khách hàng, chi trả gốc, lãi tiền gửi có kỳ hạn [bao gồm cả chi trả tiền gửi có kỳ hạn theo thừa kế, chi trả tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện hợp pháp], ghi sổ kế toán việc chi trả tiền gửi có kỳ hạn;

c] Xử lý các trường hợp rủi ro quy định tại Điều 14 Thông tư 49/2018/TT-NHNN

d] Sử dụng tiền gửi có kỳ hạn làm tài sản bảo đảm;

đ] Chuyển giao quyền sở hữu tiền gửi có kỳ hạn;

e] Biện pháp để khách hàng tra cứu khoản tiền gửi có kỳ hạn quy định tại Điều 8 Thông tư này;

g] Nhận và chi trả tiền gửi có kỳ hạn bằng phương tiện điện tử [áp dụng đối với các tổ chức tín dụng thực hiện nhận và chi trả tiền gửi có kỳ hạn bằng phương tiện điện tử].

Xem thêm: Phải làm gì để tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn?

 Thông tư về cơ chế quản lý tiền tệ

Đối tượng gửi tiền gửi có kỳ hạn

Theo dự thảo ngày 4/7/2017 của ngân hàng Nhà nước, khách hàng thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn hợp pháp thuộc các đối tượng sau:

Đối với khách hàng là cá nhân

  • Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật Việt Nam
  • Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự;
  • Người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn thông qua người đại diện theo pháp luật;
  • Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật thực hiện giao dịch tiền gửi có kỳ hạn thông qua người giám hộ.

Đối với khách hàng là pháp nhân

Người thực hiện giao dịch tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền [gọi chung là người đại diện hợp pháp] của pháp nhân.

Với những quy định mới nhất về hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng là cá nhân hay pháp nhân và cả những tổ chức tín dụng, ngân hàng đều cần phải nắm rõ. Từ đó thực hiện các giao dịch tiền gửi hợp pháp, tránh những rủi ro bất ngờ về kinh tế. Thông tư đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho các đối tượng là người không cư trú có hiện diện tại Việt Nam đồng thời tạo thuận lợi cho các tổ chức tín dụng khi triển khai thực hiện.

Video liên quan

Chủ Đề