Hộp số vô cấp là gì năm 2024

Hộp số CVT là từ viết tắt của “Continuously Variable Transmission”, là loại hộp số biến thiên vô cấp, được danh họa Leonardo Da Vinci phác hoạ lần đầu vào năm 1490 và chính thức ra mắt vào năm 1939.

Hộp số biến thiên vô cấp là loại hộp số có thể thay đổi tỷ số truyền liên tục bằng dây đai và 2 hệ Pulley [thứ cấp và sơ cấp] mà không phân theo từng cấp số. Ngày nay, có rất nhiều hãng xe đã áp dụng hệ thống hộp số tự động vô cấp vào những mẫu xe ô tô mới, chủ yếu là các dòng xe cỡ nhỏ giá rẻ, như: Honda, Toyota, Mitsubishi, Nissan…

1.2. Cấu tạo hộp số vô cấp CVT

Hộp số vô cấp CVT gồm những bộ phận sau:

  • Dây đai truyền động bằng thép.
  • Bánh đai chủ động [Pulley đầu vào] nhận mô men từ động cơ.
  • Bánh đai bị động [Pulley đầu ra] kết nối với đầu ra hộp số.

Bánh đai trong hộp số vô cấp là một hệ Pulley với đường kính có thể thay đổi. Pulley là hệ thống gồm 2 ròng rọc được kết nối với nhau bằng dây curoa. Ròng rọc trượt ra vào làm thay đổi độ cao của đầu dây. Do đó, tạo ra sự biến thiên cho bán kính quay. Tiếp đó, khi bán kính quay của hệ Pulley thay đổi tạo ra các tỷ số truyền khác nhau. Nhờ vậy, tạo ra các cấp số phù hợp với tốc độ vòng tua máy của động cơ.

1.3. Ý nghĩa ký hiệu hộp số CVT

Các ký hiệu phổ biến của hộp số vô cấp CVT:

  • P: Chế độ đỗ xe, chỉ dùng khi xe đang dừng hẳn
  • R: Chế độ lùi xe
  • N: Chế độ tự do, xe ngắt kết nối giữa động cơ và hộp số, thường dùng khi cần đẩy xe hay kéo xe…
  • D: Chế độ chạy xe, chỉ dùng khi xe chạy
  • M+/-: Chế độ số tay và số ảo, giúp người lái lên số và xuống số bằng tay.
  • S+/-: Chế độ thể thao, cho phép tự chuyển số như chế độ M.
  • L: Chế độ số thấp, độ hãm lớn, thường dùng khi xe cần tải nặng, lên hay xuống đèo dốc…

2. Hộp số CVT có ưu, nhược điểm gì?

2.1. Ưu điểm

1. Vận hành mượt mà, êm ái, loại bỏ hiện tượng giật cục khi sang số nhờ dải tỷ số truyền biến thiên liên tục.

2. Giảm độ ồn của động cơ, giúp người lái bớt căng thẳng khi lái xe, đảm bảo không gian yên tĩnh cho người lái.

3. Tiết kiệm nhiên liệu, giảm lượng khí thải hiệu quả hơn nhờ động cơ luôn hoạt động ở tốc độ vòng quay tối ưu.

4. Giảm hao hụt công suất từ động cơ, giúp động cơ hoạt động với công suất hiệu quả nhất.

5. Thích ứng tốt với sự thay đổi trạng thái xe khi xe tăng, giảm ga. Do đó, giúp xe tránh tình trạng “đuối số” khi xe giảm tốc, đặc biệt là lúc lên dốc.

6. Khả năng tăng tốc nhanh và giảm thất thoát lực tốt hơn so với hộp số tự động thông thường.

7. Cấu trúc gọn nhẹ, nguyên lý hoạt động đơn giản, ít gặp lỗi trong quá trình sử dụng.

8. Chi phí sản xuất không cao, giúp giảm giá thành sản phẩm, từ đó, giảm giá bán.

9. Tiết kiệm chi phí sửa chữa và bảo dưỡng do kết cấu đơn giản.

2.2. Nhược điểm

1. Không chịu được các động cơ có công suất và mô-men xoắn cao.

2. Cảm giác chuyển số không được rõ rệt.

3. Có thể sinh ra hiện tượng trượt đai trên hộp số khi truyền công suất lớn.

4. Phải thay dây đai thường xuyên, định kỳ.

5. Khả năng tăng tốc của xe có phần kém hơn so với các hộp số thông thường, điển hình là hộp số ly hợp kép DCT.

6. Trong quá trình sử dụng, nếu không cẩn thận có thể khiến dây đai hộp số vô cấp CVT bị trượt ra hoặc kéo giãn, làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của dây đai và giảm hiệu suất vận hành.

Tham khảo thêm:

  • "Bệnh" hộp số ô tô thường gặp
  • Hộp số sàn ô tô: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
  • 7 nguyên nhân xe ô tô không vào được số

3. Hộp số CVT có bền không?

Hộp số vô cấp CVT được đánh giá là khá bền. Theo lời khuyên của các hãng xe, thời gian nên thay hộp số vô cấp CVT là sau mỗi 50.000 - 100.000 km chạy.

Thiết kế và nguyên lý hoạt động của hộp số vô cấp CVT khá đơn giản nên trong quá trình sử dụng rất ít khi gặp trục trặc về mặt kỹ thuật. Dù có hỏng hóc thì chi phí sửa chữa cũng không quá cao do cấu tạo đơn giản. Thậm chí, nếu được chăm sóc cẩn thận, tuổi thọ của hộp số vô cấp CVT sẽ có thể kéo dài ít nhất là 5 năm.

\>>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân chảy dầu hộp số và cách khắc phục

4. Hộp số CVT và AT cái nào tốt hơn?

Để đánh giá hộp số vô cấp CVT và AT cái nào tốt hơn thì khá khó.

Thực chất, không có loại nào tốt hơn mà chỉ có ưu/ nhược điểm và điểm khác biệt của từng loại. Quan trọng, khi lựa chọn xe, quý khách cần lựa chọn loại hộp số phù hợp để tối ưu vận hành cho xe của mình.

Nếu xe có công suất nhỏ, CVT sẽ là một sự lựa chọn phù hợp do CVT biến thiên tỉ số truyền mượt mà, cơ cấu đơn giản và gọn nhẹ. Ngược lại, nếu xe có công suất, tải trọng lớn, thì AT lại là sự lựa chọn thích hợp hơn do AT có khả năng tăng tốc lớn hơn.

Tuy nhiên, nếu nói hộp số AT không êm thì không đúng. Thực tế, hộp số AT của nhiều hãng cũng có khả năng vận hành êm tương đương với CVT, thậm chí còn có độ bền cao hơn CVT.

Thông thường, giá của xe sử dụng hộp số AT có giá cả cao hơn so với CVT nên nếu quý khách chỉ sử dụng xe với nhu cầu đi lại bình thường thì CVT là ổn và tiết kiệm. Còn nếu quý khách cần sử dụng xe với nhu cầu chở đồ, chở hàng [xe bán tải] hay sử dụng với công suất lớn, chạy nhiều hơn, thì AT lại thích hợp hơn.

Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa hộp số CVT và AT:

1. Chi phí: Hộp số vô cấp CVT có giá thấp hơn hộp số AT.

2. Bảo dưỡng & sửa chữa: Chi phí bảo dưỡng, sửa chữa hộp số vô cấp CVT thấp hơn các loại hộp số tự động có cấp nói chung, cụ thể trong trường hợp này là hộp số AT. Tuy nhiên hộp số vô cấp CVT cần phải thay dây đai định kỳ.

3. Mức tiêu hao nhiên liệu: Hộp số vô cấp CVT tiết kiệm nhiên liệu hơn so với hộp số AT do tỉ số truyền không bị phân cấp.

4. Hiệu suất dẫn động: Vì dẫn động bằng dây đai nên hộp số vô cấp chỉ hợp với những dòng xe cỡ nhỏ. Trong khi hộp số tự động có cấp dẫn động bằng bánh răng nên hiệu suất cao hơn, có thể chịu được mô men xoắn cao, phù hợp dùng cho những dòng xe có trọng tải, công suất cao. Tuy nhiên, AT cũng có thể sử dụng cho mọi dòng xe.

5. Trải nghiệm: Về độ êm khi chuyển số thì hộp số vô cấp êm hơn do không có cấp. Nhưng về cảm giác thể thao khi chuyển số thì hộp số có cấp AT tốt hơn.

6. Độ ồn: Hộp số vô cấp CVT thường ồn nhiều hơn các loại hộp số có cấp AT.

7. Chi phí thay dầu: Dầu hộp số vô cấp CVT giá cao hơn hộp số AT thông thường.

5. Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin trả lời cho câu hỏi hộp số CVT là gì và so sánh hộp số vô cấp CVT & hộp số có cấp AT.

Hà Thành Garage mong rằng, với những thông tin và gợi ý mà chúng tôi cung cấp phía trên, đã giúp quý khách lựa chọn được hộp số phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng như mong muốn của mình.

Hộp số vô cấp nghĩa là gì?

Hộp số vô cấp có tên viết tắt là CVT [Continuously Varible Transmission]; đây là một loại hộp số có thể thay đổi tỷ số truyền liên tục mà không phân theo từng cấp số. Một số lượng lớn các mẫu xe đời sau được trang bị hộp số tự động vô cấp [CVT].

Hộp số tự động 6 cấp là gì?

Hộp số sàn 6 cấp là gì ? Hộp số sàn 6 cấp là 1 tổng thành các chi tiết làm nhiệm vụ thay đổi dải tốc độ và mô men kéo của xe ô tô theo điều khiển của người lái xe. Với hộp số sàn 6 cấp thì có 6 dải tốc độ và mô men kéo khác nhau với chuyển động tiến và 1 dải tốc độ và mô men kéo với chuyển động lùi.

Hộp số tự động vô cấp khác có cấp như thế nào?

Hộp số CVT là hộp số vô cấp, tỉ số truyền sẽ thay đổi dựa trên sự thay đổi tỉ số truyền của bộ puli và đai dẫn động như clip dưới. Hộp số vô cấp mới thường có thêm 1 cấp số phụ là bánh răng để tăng hiệu suất và mở rộng tỉ số truyền của hộp số.

Bao lâu thì thay dây đai hộp số CVT?

Theo khuyến cáo của nhà sản xuất, với xe có hộp số tự động nên thay dầu hộp số khi xe chạy được 100.000km – 160.000km đối với hộp số kín [hộp số không có que thăm dầu] và 40.000km đối với hộp số hở [hộp số có que thăm dầu].

Chủ Đề