Hướng dẫn chẩn đoán và điều xuất huyết tiêu hóa năm 2024

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng cấp cứu nội và ngoại khoa nguy hiểm, nếu không can thiệp kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng. Tại Việt Nam, loét dạ dày – tá tràng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và chiếm 40 – 45% các trường hợp xuất huyết đường tiêu hóa. Trong đó, xuất huyết tiêu hóa dưới chỉ chiếm khoảng 20 – 33%. Bệnh xuất huyết tiêu hóa hoàn toàn có thể được chữa khỏi và dễ dàng kiểm soát nếu phát hiện các dấu hiệu và triệu chứng kịp thời.

Xuất huyết tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Tổng quan về xuất huyết tiêu hóa

Theo khảo sát của Viện Y tế Quốc Gia Hoa Kỳ năm 2012, xuất huyết đường tiêu hóa trên gây ra 20.000 ca tử vong hàng năm ở Hoa Kỳ và cứ 100.000 người sẽ có khoảng 50 – 100 người bị xuất huyết ống tiêu hóa trên.

Xuất huyết tiêu hóa là gì?

[tên tiếng Anh: gastrointestinal [GI] bleeding – GIB] là tình trạng chảy máu trong ống tiêu hóa từ lòng mạch máu. Triệu chứng lâm sàng của xuất huyết tiêu hóa là có máu trong phân hoặc xuất hiện máu trong dịch nôn ói. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy máu xuất hiện trong phân, trong một số trường hợp đi tiêu phân đen hoặc phân có màu hắc ín cũng có thể là dấu hiệu của bệnh xuất huyết tiêu hóa.

Xuất huyết tiêu hóa là tình trạng chảy máu trong ống tiêu hóa từ lòng mạch máu, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. [Ảnh minh họa sưu tầm]

Xuất huyết tiêu hóa cũng có thể là biến chứng của rối loạn đường tiêu hóa hoặc các bệnh lý ở ống tiêu hóa từ thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Xuất huyết tiêu hóa còn có các tên gọi khác như chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu trong ống tiêu hóa, xuất huyết đường tiêu hóa,…

Phân loại xuất huyết tiêu hóa

Phân loại xuất huyết tiêu hóa dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như tên gọi, vị trí các cơ quan trong ống tiêu hóa, tình trạng bệnh, thời gian và mức độ nguy hiểm đến tính mạng. Từ đó, xuất huyết tiêu hóa được chia thành 4 loại chính bao gồm xuất huyết tiêu hóa trên, xuất huyết tiêu hóa dưới cùng với tình trạng cấp tính, mạn tính.

Dựa vào tên gọi và vị trí các cơ quan trong ống tiêu hóa, xuất huyết đường tiêu hóa được chia thành 2 loại là xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới.

  • Xuất huyết tiêu hóa trên hay Upper GIB là tình trạng chảy máu bên trong các cơ quan thuộc ống tiêu hóa trên như thực quản, dạ dày, tá tràng và đoạn trên ruột non.
  • Xuất huyết tiêu hóa dưới hay Lower GIB là tình trạng chảy máu bên trong các cơ quan thuộc ống tiêu hóa dưới như phần dưới ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn.

Phân loại xuất huyết tiêu hóa dựa trên vị trí xuất hiện của bệnh lý.

Dựa vào tình trạng bệnh, thời gian và mức độ nguy hiểm, bệnh xuất huyết tiêu hóa còn được chia thành 2 loại là xuất huyết tiêu hóa cấp tính và xuất huyết tiêu hóa mạn tính.

  • Xuất huyết tiêu hóa cấp tính là tình trạng chảy máu đột ngột như vỡ polyp, loét xuất huyết niêm mạc, vết rách Mallory – Weiss,… Máu chảy nhiều, khó cầm hoặc có thể tự cầm nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng.
  • Xuất huyết tiêu hóa mạn tính là tình trạng chảy máu nhẹ có thể tự cầm máu, xuất hiện đột ngột và tự hết trong một khoảng thời gian dài, lập đi lập lại do các bệnh lý mạn tính ở đường tiêu hóa. Tình trạng này có thể gây thiếu máu, suy nhược cơ thể, mệt mỏi, sụt cân không kiểm soát,…

Phân độ xuất huyết tiêu hóa như thế nào?

Phân độ xuất huyết tiêu hóa thường được chia theo mức độ xuất huyết nhẹ, trung bình, nặng phụ thuộc vào dấu hiệu lâm sàng và 4 mức độ choáng mất máu:

Mức độ xuất huyết tiêu hóa Nhẹ Trung bình Nặng Mức độ choáng mất máu I II III IV Máu mất 1L 15% 1L-1,5L 15-30% 1,5L-2L 30-40% >2L \>40% Mạch 120 l/p >140 l/p Áp lực mạch Bình thường hoặc tăng Giảm nhẹ Giảm Nhẹ, khó bắt Huyết áp Bình thường Bình thường hoặc tụt huyết áp tư thế Giảm khi nằm Giảm nặng hoặc không đo được Da Tưới máu bình thường Đổ mồ hôi Mát lạnh Mát lạnh, nhợt nhạt Nhịp thở Bình thường Tăng nhẹ 30-40 l/p >35 l/p Nước tiểu [ml/g] >30 20-30 5-15 Vô niệu Tri giác Tỉnh, lo lắng nhẹ Lo âu Lo âu, lẫn lộn Lẫn lộn, hôn mê

Trong trường hợp nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa do loét dạ dày – tá tràng, phân độ xuất huyết tiêu hóa sẽ được đánh giá theo phân loại Forrest dựa trên hình ảnh nội soi tiêu hóa, mức độ nguy cơ của ổ loét dạ dày – tá tràng được chia thành 2 nhóm bao gồm nhóm xuất huyết tiêu hóa nguy cơ cao và nhóm xuất huyết tiêu hóa nguy cơ thấp.

Nguy cơ

Tình trạng xuất huyết

Mức độ

Hình ảnh nội soi

Tỷ lệ chảy máu tái phát [%]

Tỷ lệ tử vong [%]

Nguy cơ cao

Xuất huyết cấp tính

IA

Máu phun thành tia [máu động mạch]

55

11

IB

Rỉ máu [máu tĩnh mạch]

55

11

Xuất huyết mới xảy ra gần đây

IIA

Có mạch máu nhưng không chảy máu

43

11

IIB

Có cục máu đông

22

7

Nguy cơ thấp

IIC

Có cặn đen

10

3

Không có xuất huyết

III

Đáy sạch

5

2

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây xuất huyết tiêu hóa

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa là do đâu?

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa thường rất đa dạng và phụ thuộc vào vị trí bị tổn thương mà nguyên nhân được phân thành 2 loại bao gồm nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên và nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa dưới. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp mắc bệnh là do các bệnh lý tiêu hóa gây viêm loét hoặc do vết thương từ ca phẫu thuật từ trước.

  • Các bệnh lý xảy ra tại ống tiêu hóa thường gây ra các vết viêm loét, vết rách niêm mạc hoặc do vỡ polyp trong lòng ống tiêu hóa dẫn đến chảy máu.
  • Vết thương phẫu thuật từ trước cũng có thể là nguyên nhân gây xuất huyết đường tiêu hóa như: phẫu thuật cắt bỏ khối u, phẫu thuật cắt dạ dày, nối dạ dày, cắt đại tràng, phẫu thuật tạo hình hậu môn,…

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa trên

Những nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa trên xảy ra tại thực quản, dạ dày, tá tràng và đoạn trên của ruột non. Một số nguyên nhân phổ biến gây chảy máu ống tiêu hóa trên bao gồm:

  • Nuốt phải dị vật.
  • Viêm thực quản do trào ngược dạ dày – thực quản [GERD].
  • Giãn tĩnh mạch thực quản.
  • Viêm loét dạ dày – tá tràng do dư thừa axit dạ dày, , lạm dụng thuốc NSAIDs, stress,…
  • Bệnh dạ dày do tăng áp cửa [PHG].
  • Dị sản mạch máu [Angiodysplasia].
  • Nhiễm trùng tiêu hóa.
  • Hội chứng Mallory – Weiss [Rách thực quản – tâm vị].
  • Dãn mạch máu hang vị dạ dày hay còn gọi là GAVE [GastricAntral Valvular Ectasia].
  • Loét do thoát vị hoành lớn [tổn thương Cameron].
  • Rò động mạch chủ.
  • Xuất huyết sau phẫu thuật như cắt polyp, nối dạ dày, tá tràng, đại tràng,…
  • Ung thư thực quản, ung thư dạ dày, ung thư tá tràng.
  • Polyp thực quản, polyp dạ dày, polyp tá tràng.
  • Chảy máu đường mật.
  • Chảy máu ống tụy.

Viêm loét dạ dày – tá tràng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây xuất huyết tiêu hóa trên. [Ảnh minh họa sưu tầm]

Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa dưới

Các nguyên nhân gây xuất huyết tiêu hóa dưới xảy ra tại đoạn dưới ruột non, đại tràng, trực tràng và hậu môn. Một số nguyên nhân phổ biến gây chảy máu ống tiêu hóa dưới bao gồm:

  • Bệnh viêm túi thừa đại tràng.
  • Dị sản mạch máu [Angiodysplasia].
  • Nhiễm trùng đại tràng.
  • .
  • Polyp đại – trực tràng.
  • Bệnh viêm ruột mạn tính [IBD] như viêm loét đại – trực tràng, bệnh Crohn,…
  • Bệnh trĩ.
  • Rò hậu môn.
  • Tổn thương do bức xạ sau khi xạ trị vùng bụng hoặc vùng chậu.
  • Sau phẫu thuật như cắt polyp, sinh thiết, nối đại – trực tràng, tạo hình hậu môn nhân tạo,…
  • Ung thư đại tràng, ung thư trực tràng, ung thư hậu môn.

Các bệnh lý ở đại – trực tràng nếu không được điều trị kịp thời có thể là nguyên nhân dẫn đến xuất huyết tiêu hóa dưới. [Ảnh minh họa sưu tầm]

Những ai có nguy cơ cao bị xuất huyết tiêu hóa?

Xuất huyết tiêu hóa có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, giới tính kể cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi mắc các bệnh lý về tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, các trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ bị xuất huyết đường tiêu hóa cao hơn như:

  • Chế độ ăn uống không khoa học như không ăn hoặc ăn ít rau xanh, củ quả và trái cây, cung cấp không đủ chất xơ cho cơ thể, ăn nhiều thịt đỏ đặc biệt là thịt bị cháy hoặc nấu kỹ, thịt đã qua chế biến, các loại thực phẩm ướp muối hoặc lên men như cải chua, dưa muối, thịt xông khói,…
  • Lối sống không lành mạnh: sử dụng nhiều rượu bia, thức uống có cồn, thuốc lá, thực phẩm cay nóng, chứa nhiều chất béo, thực phẩm được chế biến ở nhiệt độ cao như chiên, nướng,…
  • Không có hoặc ít vận động, tập thể dục thể thao.
  • Đã và đang xạ trị ung thư tại vùng bụng và ngực.

Triệu chứng và dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa

Các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa thường gặp

Các dấu hiệu và triệu chứng xuất huyết tiêu hóa rất dễ nhận biết, nhưng đôi khi các dấu hiệu này cũng không xuất hiện rõ ràng hoặc bị ẩn bên trong. Phụ thuộc vào vị trí và mức độ chảy máu mà các triệu chứng và dấu hiệu xuất huyết tiêu hóa có thể sẽ khác nhau như đau bụng, buồn nôn, đi ngoài ra máu, khó thở, thậm chí ngất xỉu.

Các triệu chứng xuất huyết tiêu hóa thường gặp bao gồm:

  • Đau thượng vị.
  • Nôn ra máu màu đỏ hoặc nâu sẫm như bã cà phê.
  • Phân có màu đỏ tươi, đen hoặc hắc ín [tiêu ra phân đen].
  • Trong phân có ẩn máu hoặc bị rò máu qua hậu môn [tiêu ra máu].
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, suy nhược.
  • Chán ăn, khó nuốt, sụt cân không kiểm soát.
  • Nôn ói trước và sau khi xuất huyết.
  • Thiếu máu, thiếu sắt.
  • Cảm thấy lâng lâng, khó thở, tức ngực, đau bụng kéo dài, thậm chí ngất xỉu.
  • Trong trường hợp cơ thể Cô Bác, Anh Chị bị chảy máu đột ngột, nhiều và không kiểm soát, Cô Bác, Anh Chị sẽ cảm thấy choáng do hạ huyết áp, ít đi tiểu, mạch đập nhanh hoặc rơi vào trạng thái vô thức.

Nôn ra máu là triệu chứng xuất huyết đường tiêu hóa dễ dàng nhận biết và người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay. [Ảnh minh họa sưu tầm]

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Xuất huyết đường tiêu hóa không chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý lành tính của ống tiêu hóa mà còn có thể là dấu hiệu sớm của giai đoạn tiền ung thư hoặc các bệnh lý mạn tính, vậy nên Cô Bác, Anh Chị hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để được thăm khám, chẩn đoán và có phương pháp can thiệp kịp thời.

Chủ Đề