Hướng dẫn ghi chép từ những phiên tòa giả định

Mô hình này vừa có thể phát huy những yếu tố tích cực giống như phiên tòa lưu động; mặt khác, vì là "giả định" nên linh hoạt hơn trong cách vận dụng vào yêu cầu nhiệm vụ của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, đặc biệt là cho thanh thiếu niên. Việc kể lại vụ án thông qua "Phiên tòa giả định" trước hết có vẻ như là để thỏa mãn nhu cầu tâm lý tò mò của người nghe, người xem, nhưng xét ở góc độ tuyên truyền thì "Phiên tòa giả định" chính là những thông điệp có ý nghĩa giáo dục pháp luật, xây dựng nhận thức pháp luật đúng đắn cho mọi người.

"Phiên tòa giả định" tại Trường THPT Bình Gia

Để xây dựng và đưa phiên tòa giả định vào thực tế tuyên truyền tại địa phương, Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Tuổi trẻ với pháp luật huyện Bình Gia đã chủ động lên kế hoạch phối hợp với các đơn vị tổ chức tuyên truyền, cùng nghiên cứu những vẫn đề nóng mà đơn vị quan tâm để lựa chọn những vụ án có tình tiết, nội dung phù hợp mục đích và đối tượng tuyên truyền. Cùng với đó là xây dựng kịch bản sao cho đảm bảo tính hoàn chỉnh cao, phản ánh tương đối đầy đủ các tình tiết của vụ án đã diễn ra. Nội dung phần đối đáp phải được viết sao cho trong phần lớn các lời thoại đều có chứa nội dung pháp luật cần tuyên truyền hoặc chứa những thông điệp có ý nghĩa giáo dục nhận thức về pháp luật sâu sắc. Sau khi kịch bản được cơ quan chuyên môn thẩm định xét duyệt nội dung, Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ phân các vai trong phiên tòa giả định từ Chủ tọa phiên tòa, Hội thẩm nhân dân, đại diện Viện Kiểm sát, Thư ký phiên tòa đến bị cáo, người bị hại, người làm chứng... phân công cho các thành viên trong Câu lạc bộ và đoàn viên, thanh niên đảm nhiệm.

"Phiên tòa giả định" tại Trường THPT Pắc Khuông

Trong năm 2018, Câu lạc bộ Tuổi trẻ với pháp luật huyện Bình Gia đã tổ chức được 3 đợt truyên truyền về pháp luật, 01 phiên tòa giả định tại trường THPT Bình Gia với các nội dung về phòng chống xâm hại tình dục đối với trẻ em; 01 phiên tòa giả định tại trường THPT Pác Khuông tuyên truyền về Luật hôn nhân gia đình, Luật giao thông đường bộ... thu hút trên 1.200 lượt người nghe.

Bằng hình thức tuyên truyền trực quan sinh động, thông qua các tình huống giả định sát với thực tế, nội dung thể hiện sinh động phù hợp với giới trẻ, tình tiết chân thực, gần gũi với cuộc sống, sinh hoạt và học tập của đoàn viên, thanh niên, học sinh trên địa bàn huyện; Phiên tòa giả định đã thu hút đông đảo học sinh, thầy cô giáo cũng như bà con nhân dân chăm chú theo dõi và nắm bắt thêm những kiến thức về pháp luật, giúp các bạn đoàn viên, thanh niên nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức và làm chủ được những hành động của mình. Cùng với đó, việc tổ chức “Phiên tòa giả định” đã góp phần định hướng thanh thiếu niên đặc biệt là đoàn viên, thanh niên, học sinh trong trường học cần phải cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức và trau dồi kỹ năng sống. Đây cũng là sân chơi tạo điều kiện cho các bạn trẻ tham gia tìm hiểu pháp luật, tuyên truyền pháp luật, rèn luyện các kỹ năng về giao tiếp, ứng xử, làm việc theo nhóm...

Mô hình "Phiên tòa giả định" được tổ chức trên địa bàn huyện Bình Gia đã tạo hiệu ứng sâu sắc, bước đầu thay đổi nhận thức của đoàn viên, thanh niên, học sinh và bà con nhân dân trong việc tìm hiểu và chấp hành luật pháp của Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Trong thời gian tới, Câu lạc bộ Tuổi trẻ với pháp luật sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan, trường học trên địa bàn tổ chức các phiên tòa giả định, xây dựng các chương trình, cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các buổi tuyên truyền, tư vấn pháp luật để đưa pháp luật đến gần hơn với người dân đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên trên địa bàn huyện Bình Gia.

Trong những năm qua, công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên thanh niên được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh quan tâm, chú trọng với nhiều hoạt động phong phú, đa dạng. “Phiên tòa giả định” là một trong những hình thức tuyên truyền pháp luật hiệu quả, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho các đoàn viên thanh niên tham dự chương trình bởi tình huống thực tế, sát với đời sống của giới trẻ.

Với tình huống giả định sát với thực tế, nội dung thể hiện sinh động phù hợp với giới trẻ, những “Phiên tòa giả định” đã đề cập đến một số vấn đề nhức nhối của xã hội hiện nay trước hiện tượng thanh thiếu niên phạm tội, chơi bời lêu lỏng; phòng chống bạo lực học đường; xâm hại sức khỏe vị thành niên; vi phạm quy định về Luật Giao thông; phòng chống tệ nạn ma túy... Các nội dung trong phiên tòa được chọn lọc phù hợp với tình hình tại địa phương, tâm lý lứa tuổi. Qua đó, giúp các em học sinh nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật.

Phiên tòa giả định xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy” do Huyện đoàn Hàm Thuận Nam tổ chức.

Mới đây nhất, ngày 6/11, Huyện đoàn Tuy Phong cũng vừa tổ chức phiên tòa giả định, xét xử sơ thẩm vụ án hình sự “Cố ý gây thương tích” đối với bị cáo đang trong độ tuổi thanh niên cho hơn 2.000 học sinh Trường THPT Tuy Phong. Tại phiên tòa giả định, Chi đoàn Tòa án, Viện Kiểm sát và Chi đoàn Công an huyện đã tiến hành xét xử vụ án đúng với quy trình, thủ tục tố tụng, tranh tụng đảm bảo tính khách quan, truy tố đúng người, đúng tội. Theo đó, vụ án giả định N.H.P, cư trú tại thị trấn Liên Hương bị Viện Kiểm sát nhân dân huyện Tuy Phong truy tố về tội “Cố ý gây thương tích”. Vào khoảng 10 giờ ngày 13/1/2023, vì mâu thuẫn trong việc nhiều lần bị T.V.H.B dùng tay đánh nên N.H.P đã lấy con dao bấm chuẩn bị trước đó trong cặp sách đâm vào đùi trái khiến B tử vong do đứt rời tĩnh mạch đùi trái, rách động mạch đùi trái, choáng mất máu không hồi phục. Tại đây, P đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo 3 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 134 Bộ luật Hình sự.

Trước đó, ngày 3/11, Huyện đoàn Hàm Thuận Nam cũng đã tổ chức phiên tòa giả định cho gần 100 đoàn viên, thanh niên xã Tân Thuận và học sinh Trường THCS Tân Thuận. Phiên tòa tái hiện một vụ án có thật, xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ và sử dụng trái phép chất ma túy” đối với 2 bị cáo đang trong độ tuổi thanh niên. Phiên tòa giả định được thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục, thành phần theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và được các “diễn viên” đến từ Đoàn cơ sở Công an huyện và Chi đoàn Tòa án huyện tham gia đóng trong phiên tòa.

Phần phát biểu luận tội tại các phiên tòa giả định đã giúp đoàn viên, thanh niên, học sinh hiểu rõ hơn những quy định của pháp luật về hành vi phạm tội, mức án áp dụng cũng như hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, tính nghiêm minh của pháp luật.

Tham dự tại phiên tòa giả định, đoàn viên Thanh Hưng cho biết: “Trước đây em có tham gia nhiều buổi tuyên truyền pháp luật ở trường học cũng như khu dân cư tổ chức. Nhưng khi được dự buổi tuyên truyền về ma túy với hình thức phiên tòa giả định em thấy rất dễ hiểu, dễ nhớ bởi các tình huống xảy ra vi phạm ở điều nào, khoản nào của luật quy định. Từ đó giúp em hiểu biết sâu hơn và tự bảo vệ bản thân tốt hơn trước những cám dỗ của ma túy”.

Để tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên và học sinh trên địa bàn tỉnh, thời gian qua các cấp bộ Đoàn đã có nhiều cách, nhiều mô hình tuyên truyền pháp luật như: Qua mạng xã hội, Zalo, Facebook, lồng ghép các buổi sinh hoạt đoàn và đặc biệt là tổ chức các phiên tòa giả định. Thông qua các hoạt động này, giúp đoàn viên, thanh niên và học sinh tiếp cận pháp luật một cách trực quan, sinh động để hiểu thêm về pháp luật. Trong thời gian tới, những phiên tòa giả định với những bài học sâu sắc sẽ tiếp tục được các cấp bộ Đoàn nhân rộng tổ chức ở nhiều địa điểm, nhiều đối tượng khác nhau, nâng cao ý thức pháp luật cho đoàn viên, thanh niên và nhân dân.

Chủ Đề