Hướng dẫn hạch toán bán tscđ 711 811

Hướng dẫn hạch toán tài khoản 811 - Chi phí khác: Nguyên tắc kế toán tài khoản 811, Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811, Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu tài khoản 811

Tài khoản 811 - Chi phí khác

1. Nguyên tắc kế toán

  1. Tài khoản này phản ánh những khoản chi phí phát sinh do các sự kiện hay các nghiệp vụ riêng biệt với hoạt động thông thường của các doanh nghiệp. Chi phí khác của doanh nghiệp có thể gồm:

- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ (gồm cả chi phí đấu thầu hoạt động thanh lý). Số tiền thu từ bán hồ sơ thầu hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ được ghi giảm chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ;

- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ BCC nhỏ hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;

- Giá trị còn lại của TSCĐ bị phá dỡ;

- Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý, nhượng bán TSCĐ (nếu có);

- Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đưa đi góp vốn vào công ty con, công ty liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;

- Tiền phạt phải trả do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt hành chính;

- Các khoản chi phí khác.

  1. Các khoản chi phí không được coi là chi phí tính thuế TNDN theo quy định của Luật thuế nhưng có đầy đủ hóa đơn chứng từ và đã hạch toán đúng theo Chế độ kế toán thì không được ghi giảm chi phí kế toán mà chỉ điều chỉnh trong quyết toán thuế TNDN để làm tăng số thuế TNDN phải nộp.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 811 - Chi phí khác

Bên Nợ: Các khoản chi phí khác phát sinh.

Bên Có: Cuối kỳ, kết chuyển toàn bộ các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ vào tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 811 không có số dư cuối kỳ.

3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

  1. Hạch toán nghiệp vụ nhượng bán, thanh lý TSCĐ:

- Ghi nhận thu nhập khác do nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,...

Có TK 711 - Thu nhập khác

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311) (nếu có).

- Ghi giảm TSCĐ dùng vào SXKD đã nhượng bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá).

- Ghi nhận các chi phí phát sinh cho hoạt động nhượng bán, thanh lý TSCĐ, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

Có các TK 111, 112, 141,...

- Ghi nhận khoản thu từ bán hồ sơ thầu liên quan đến hoạt động thanh lý, nhượng bán TSCĐ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 138...

Có TK 811 - Chi phí khác.

  1. Khi phá dỡ TSCĐ, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (giá trị hao mòn)

Nợ TK 811 - Chi phí khác (giá trị còn lại)

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá)

Có TK 213 - TSCĐ vô hình (nguyên giá).

  1. Kế toán chi phí khác phát sinh khi đánh giá lại vật tư, hàng hoá, TSCĐ đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết: Thực hiện theo quy định của các TK 221, 222, 228.
  1. Trường hợp chuyển đổi hình thức sở hữu doanh nghiệp (trừ trường hợp chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần) nếu được phép tiến hành xác định lại giá trị doanh nghiệp tại thời điểm chuyển đổi, đối với các tài sản được đánh giá giảm ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Có các TK liên quan.

đ) Hạch toán các khoản tiền bị phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, phạt vi phạm hành chính, ghi:

Nợ TK 811 - Chi phí khác

Có các TK 111, 112

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác.

  1. Cuối kỳ kế toán, kết chuyển toàn bộ chi phí khác phát sinh trong kỳ để xác định kết quả kinh doanh, ghi:

Thanh lý tài sản cố định là công việc nhiều doanh nghiệp cần thực hiện để thay thế những tài sản cũ không còn phù hợp. Kế toán doanh nghiệp cần nắm vững cách hạch toán thanh lý tài sản cố định để ghi nhận cho doanh nghiệp. Xem ngay bài viết này để nắm được những kiến thức tổng quan nhé!

Hướng dẫn hạch toán bán tscđ 711 811

Quy định thanh lý tài sản cố định

Điểm 3.2 Khoản 3 Điều 35 Thông tư 200/2014/TT-BTC và Khoản 1 Điều 31 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:

“Tài sản cố định thanh lý là các tài sản cố định hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng được, những tài sản cố định lạc hậu không còn phù hợp với yêu cầu sản xuất, kinh doanh.”

Ngoài những trường hợp trên, doanh nghiệp còn cần thanh lý tài sản cố định khi sáp nhập, nhượng bán hoặc giải thể doanh nghiệp

Hồ sơ thanh lý tài sản cố định

Hoạt động thanh lý tài sản cố định phải có “Biên bản thanh lý TSCĐ” theo mẫu quy định. Hồ sơ thanh lý tài sản cố định cần bao gồm:

  • Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
  • Quyết định Thanh lý TSCĐ.
  • Biên bản kiểm kê tài sản cố định
  • Biên bản đánh giá lại TSCĐ
  • Biên bản thanh lý tài sản cố định (Biên bản được lập thành 2 bản, 1 bản chuyển cho phòng kế toán để theo dõi ghi sổ, 1 bản giao cho bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ)
  • Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.
  • Hóa đơn bán TSCĐ
  • Biên bản giao nhận TSCĐ
  • Biên bản hủy tài sản cố định
  • Thanh lý hợp đồng

Lưu ý: Doanh nghiệp khi thanh lý tài sản cố định thì cần phải xuất hóa đơn

Hạch toán thanh lý tài sản cố định

Hạch toán khi tài sản thanh lý đã khấu hao hết

Căn cứ vào chứng từ cụ thể, kế toán phản ánh các khoản thu nhập:

  • Nợ TK 111, 112, 131,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ
    • Có TK 711: Trị giá thanh lý TSCĐ chưa có thuế GTGT
    • Có TK 33311: Tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp.

Đồng thời kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình:

  • Nợ TK 214: Trị giá hao mòn TSCĐ hữu hình
    • Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình thanh lý.

Hướng dẫn hạch toán bán tscđ 711 811

Hạch toán khi tài sản thanh lý chưa khấu hao hết

Căn cứ vào chứng từ cụ thể, kế toán phản ánh các khoản thu nhập:

  • Nợ TK 111, 112, 131,…: Tổng trị giá thu về khi thanh lý TSCĐ
    • Có TK 711: Trị giá thanh lý TSCĐ chưa có thuế GTGT
    • Có TK 33311: Tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp.

Đồng thời kế toán ghi giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình:

  • Nợ TK 214: Trị giá hao mòn TSCĐ hữu hình
  • Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình thanh lý
    • Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình thanh lý.
      Xem thêm: Hạch toán và phân bổ chi phí vận chuyển theo từng trường hợp

Hạch toán chi phí phát sinh khi thanh lý tài sản cố định

Khi phát sinh các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý tài sản cố định, kế toán ghi:

  • Nợ TK 811: Trị giá chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý TSCĐ
    • Có các TK 111, 112,….: Tổng trị giá thanh toán chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý TSCĐ.

Lưu ý: Sau khi có quyết định thanh lý tài sản cố định, người bán tân trang, sửa chữa để nhằm mục đích thanh lý tài sản thì chi phí này được ghi nhận là chi phí phát sinh vào hoạt động thanh lý và hạch toán vào TK 811. Kế toán cần phân biệt giữa chi phí này và chi phí sửa chữa TSCĐ khi còn hoạt động.

Hướng dẫn hạch toán bán tscđ 711 811

Ví dụ hạch toán thanh lý tài sản cố định

Ngày 20/12 công ty ABC bán thiết bị đang sử dụng ở văn phòng có thông tin như sau:

  • Nguyên giá 24 triệu đồng
  • Hao mòn lũy kế 6 triệu đồng
  • Thời gian sử dụng 2 năm
  • Trước khi bán, công ty sửa chữa lại tài sản hết 500.000 đ trả bằng tiền mặt
  • Công ty bán tài sản với giá 8 triệu đồng, thuế GTGT 10% chưa thu tiền.

Hạch toán các nghiệp vụ trên như sau (đơn vị tính: Việt Nam Đồng)

Ghi giảm nguyên giá tài sản cố định:

  • Nợ TK 214: 6.000.000
  • Nợ TK 811: 18.000.000
    • Có TK 211: 24.000.000

Ghi nhận chi phí liên quan đến hoạt động thanh lý tài sản cố định:

  • Nợ TK 811: 500.000
    • Có TK 111: 500.000

Ghi nhận thu nhập từ hoạt động thanh lý tài sản cố định:

  • Nợ TK 111: 8.800.000
    • Có TK 333: 800.000
    • Có TK 711: 8.000.000

Trên đây là những kiến thức tổng quan về cách hạch toán thanh lý tài sản cố định. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích đối với bạn khi làm công việc kế toán!


Giải pháp UBot đã cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là giải pháp UBot Invoice và UBot Meeting. Trong thời gian tới, UBot sẽ sớm cho ra mắt bộ giải pháp tự động hóa, tối ưu hóa hiệu suất doanh nghiệp như UBot ePayment, UBot Matching, UBot Statement Checking.