Hướng dẫn làm dự toán xây dựng cong trinh 2007

Bộ Xây dựng công bố Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Xây dựng kèm theo văn bản này để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan sử dụng vào việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo hướng dẫn tại Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần xây dựng [sau đây gọi tắt là Định mức dự toán] là định mức kinh tế - kỹ thuật thể hiện mức hao phí về vật liệu, lao động và máy thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây dựng như 1m3 tường gạch, 1m3 bê tông, 1m2 lát gạch, 1 tấn cốt thép, 100m dài cọc .v.v. từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc công tác xây dựng [kể cả những hao phí cần thiết do yêu cầu kỹ thuật và tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo thi công xây dựng liên tục, đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật].

Định mức dự toán được lập trên cơ sở các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng; quy phạm kỹ thuật về thiết kế - thi công - nghiệm thu; mức cơ giới hóa chung trong ngành xây dựng; trang thiết bị kỹ thuật, biện pháp thi công và những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây dựng [các vật liệu mới, thiết bị và công nghệ thi công tiên tiến.v.v.].

Tập định mức dự toán được trình bầy theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng và được mã hóa thống nhất bao gồm 11 chương.

Ngày 18/9/2007, Bộ Xây dựng đã có công văn 170/BXD-KTTC, hướng dẫn Công ty Cầu 12 - Tổng công ty Công trình giao thông I về việc điều chỉnh theo các Thông tư hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình của Bộ Xây dựng như sau :

1. Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng nên chi phí nhân công trong giá thành sản phẩm xây dựng đã bao gồm các chế độ chính sách của người lao động và được thực hiện thông qua hợp đồng giao nhận thầu giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, về nguyên tắc dự toán chi phí xây dựng được điều chỉnh đối với khối lượng xây dựng thực hiện từ thời điểm Nhà nước điều chỉnh tiền lương. Khi điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình theo qui định tại Thông tư số 03/2005/TT-BXD ngày 04/3/2005 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán công trình xây dựng cơ bản, Thông tư số 16/2005/TT-BXD ngày 13/10/2005 Hướng dẫn điều chỉnh dự toán chi phí xây dựng công trình của Bộ Xây dựng, chủ đầu tư và nhà thầu căn cứ nội dung, phương thức thanh toán trong hợp đồng đã ký kết và các chế độ chính sách của Nhà nước tại các thời điểm tương ứng để thương thảo bổ sung hợp đồng. Trường hợp đối với các công tác như gia công, lắp dựng tháo dỡ ván khuôn, đà giáo... phục vụ thi công các kết cấu chính như trụ cầu, dầm cầu... được phân bổ vào đơn giá của kết cấu chính, thì chủ đầu tư, nhà thầu cần chiết tính đơn giá chi tiết công tác này trong đơn giá trúng thầu để xác định chi phí nhân công làm căn cứ điều chỉnh theo hướng dẫn tại các Thông tư nêu trên của Bộ Xây dựng.

2. Việc điều chỉnh giá hợp đồng thực hiện theo nội dung hợp đồng ký kết giữa các bên và các qui định của Nhà nước về điều chỉnh giá hợp đồng. Trường hợp hợp đồng theo giá điều chỉnh mà trong hợp đồng không qui định công thức điều chỉnh giá và chưa tính trượt giá, thì chủ đầu tư và nhà thầu căn cứ nội dung hợp đồng, các chế độ chính sách của Nhà nước để tính trượt giá. Chi phí vật liệu được điều chỉnh trên cơ sở số lượng tiêu hao vật liệu nhựa đường, xi măng, thép, cát, đá các loại... và giá trị chênh lệch vật liệu của giá vật liệu tại thời điểm thực hiện so với giá vật liệu trong đơn giá trúng thầu hoặc giá vật liệu tại thời điểm đấu thầu.

3. Đến thời điểm này, Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình đã có hiệu lực thi hành, chủ đầu tư có thể báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định thực hiện các công việc tiếp theo theo các qui định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP để thực hiện việc điều chỉnh dự toán và hợp đồng cho phù hợp với thực tế phát sinh của công trình.

Ông Trần Đăng Tuân [Bắc Giang] đề nghị được cơ quan chức năng hướng dẫn việc điều chỉnh dự toán cho các công trình xây dựng bắt đầu từ năm 2010.

Để thực hiện Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số97/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu mới từ ngày 1/1/2010, Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 920/BXD-KTXD ngày 25/5/2010 về hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình theo mức lương tối thiểu mới từ ngày 1/1/2010 và Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Điều chỉnh theo mức lương tối thiểu mới từ ngày 1/1/2010

Theo Văn bản số 920/BXD-KTXD nêu trên, các dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình, thì chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh dự toán xây dựng trên cơ sở điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công [phần nhân công] theo mức lương tối thiểu mới đối với những khối lượng còn lại của dự án, gói thầu thực hiện từ ngày 1/1/2010; đồng thời phê duyệt để áp dụng.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo quy định trước ngày Nghị định số 99/2007/NĐ-CP có hiệu lực thi hành, chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh dự toán xây dựng trên cơ sở điều chỉnh chi phí nhân công, chi phí máy thi công [phần nhân công] theo mức lương tối thiểu mới đối với những khối lượng còn lại của dự án, gói thầu thực hiện từ ngày 1/1/2010 và báo cáo người quyết định đầu tư xem xét, quyết định.

Nhiều điểm mới về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình

Kể từ ngày 15/7/2010, những quy định mới về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình tại Thông tư số 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng có hiệu lực thi hành.

Theo Thông tư này, các nội dung về lập và quản lý chi phí như: Tổng mức đầu tư, Dự toán xây dựng công trình, Định mức, Đơn giá, ... được thể hiện rõ ràng, bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với thực tế đầu tư xây dựng công trình trong thời gian qua.

Ví dụ như, trong báo cáo thẩm tra tổng mức đầu tư, dự toán có quy định phải ghi rõ họ tên, chữ ký của người thực hiện, người kiểm tra và thủ trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu. Ngoài ra người kiểm tra bắt buộc phải ghi rõ số và hạng chứng chỉ kỹ sư định giá...

Chủ Đề