Hướng dẫn sửa mainboard dựa vào sơ đồ mạch main năm 2024

Đặc điểm : Cực G với D luôn cách điện, cực G với S luôn cách điện. Những trường hợp đo giữa các cực này kim lên là mosfet bị chập hoặc bị dò. Để xác định chân của Mosfet xoay 2 chân mosfet về phía người mình. Bên trái là chân G, bên phải chân S và phía trên là chân D.

- Cách đo đạc mosfet thì mình sẽ trình bày ở phần đo đạc và kiểm tra sau chi tiết hơn. Bởi mosfet là linh kiện thường hay hỏng trên main pc, tới 70% bệnh đều liên quan đến " nàng ". 5 ] THẠCH ANH... - Trên main pc thạch anh nằm gần con IC xung clock, chip Nam, IC LAN…Thạch anh có kí hiệu là: X,Y. Hình dạng của thạch anh: Thạch anh có nhiều hình dạng như: Hình chữ nhật, có hai chân ở hai bên đầu, hình chữ nhật có bốn chân mỗi đầu có hai chân, hình elip có hai chân ở hai bên đầu....

- Công dụng và cách đo đạc : Thạch anh dùng để tạo ra khối dao động, và tần số dao động được ghi trên lưng thạch anh.Trong điện tử đa phần để tạo tần số đươc ổn định vì tần số của thạch anh tạo ra ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ hơn là các mạch dao động RC. Trong vi điều khiển bắt buộc phải có thạch anh, vì khi xét chi tiết thì vi điều khiển có CPU, timer,… CPU bao gồm các mạch logic và mạch logic muốn hoạt động cũng cần có xung clock, còn timer thì cũng cần phải có xung để đếm. Tùy loại vi điều khiển mà bao nhiêu xung clock thì ứng với 1 chu kì máy, và với mỗi xung clock thi vi điều khiển sẽ đi làm 1 công việc nhỏ ứng với lệnh đang thực thi.

Cách đo là dùng đồng hồ đo vạn năng, vặn đồng hồ ở chế độ đo Hz đặt vào hai chân thạch anh, và xem chỉ số được hiển thị trên đồng hồ, nếu chỉ số trên đồng hồ đúng với chỉ số ghi trên lưng thạch anh thì thạch anh tốt, trường hợp còn lại là thạch anh hỏng.

6]ROM [BIOS] - Là linh kiện cũng rất quan trọng, nó chứa hệ điều hành cơ bản [ Dos ] được nhà sản xuất thiết lập sẵn, giúp việc nhận dạng phần cứng, và điều phối hoạt động đồng bộ của các linh kiện phần cứng khác. Không có linh kiện điện tử BIOS này thì máy tính không hoạt động được. - Hình dáng của nó có nhiều loại lắm tùy vào đời main cũ hay mới, main đời cũ đa số là BIOS rời, có thể nhổ ra khỏi main một cách dễ dàng, còn main đời mới thì BIOS được hàn chết trên main, muốn lấy ra phải dùng máy khò hàn.

- Bios lỗi thường không thể dùng phần mềm để sửa được, mà muốn nạp lại bios phải dùng công cụ riêng, đó là máy nạp bios, trên thị trường có nhiều máy nạp bios nhưng mình thấy dễ sử dụng và phổ biến đó là loại máy TL866 - Minipro

- Trên main đời mới thường có BIOS dạng hàn chết trên main và có 2 con như vậy, được ký hiệu là M-Bios và B- Bios. Con M-Bios là con chính, còn con B- Bios là con phụ [ sơ cua- chưa hoạt động],mình thường thay thế vị trí giữa con M- và B- cho nhau nếu con M- bị lỗi.

7]CHIPSET NAM - CHIPSET BẮC

  1. CHIP BẮC : - Là IC lớn nhất trên main, nằm gần CPU nhất, nó quyết định độ mạnh và giá thành của mainboard, giá thành riêng của main [ không tính CPU] thì đắt hay rẻ là nằm ở chíp bắc này.

Nhiệm vụ:

  • Liên lạc giữa các thiết bị CPU, RAM, AGP hoặc PCI Express, và chip cầu nam.
  • Một vài loại còn chứa chương trình điều khiển video tích hợp, hay còn gọi là Graphics and Memory Controller Hub [GMCH] hay VGA onboard.

- Những lỗi hay gặp ở chip bắc này thường là oái ăm nhất, rất khó xử lý vì đòi hỏi kỹ thuật cao khi thay thế, và giá thành con này cũng đắt đỏ [ vậy nên kỹ thuật viên thường lấy trong xác của main khác nếu phù hợp, còn không thì khuyên khách hàng mua main mới]

  1. CHIP NAM - Là chíp lớn thứ 2 trên main, đóng vai trò rất quan trọng trong việc quản lý các linh kiện thiết bị khác có tốc độ chậm. Như hình ảnh bên trên ta thấy chip nam nằm ở xa CPU hơn. Nhiệm vụ:
  • Quản lý và giao tiếp với các thành phần như: các khe PCI, giao tiếp USB, chip Sound, chip LAN, BIOS ROM, chip SIO [Riêng SIO sẽ quản lý: Keyboard, mouse, FDD, COM, LPT] .

8]IC CLOCK - Mạch tạo xung Clock hay IC Clock có nhiệm vụ tạo xung đếm, xung clock cho từng bộ phận trên main hoạt động không xung đột lẫn nhau.

- Cách nhận biết : là con IC hình chữ nhật có 2 hàng chân rết [ đối với main đời cũ ], là hình vuông đối với main đời mới. Và luôn đứng cạnh thạch anh 14.3MHZ, vậy để tìm được con IC này cứ việc tìm con thạch anh 14.3MHZ thì con IC bên cạnh ngay nó là IC CLOCK.

9]IC SOUND.... - Có nhiệm vụ quản lý chất lượng cũng như xung nhịp âm thanh, nó có hình vuông 4 hàng chân rết, xung quanh IC này thường có rất nhiều tụ lọc nhiễu.

  1. IC LAN - Có nhiệm vụ quản lý đường truyền Internet [ mạng ], thường đứng cạnh thạch anh 25 MHZ.

III- THỰC HÀNH ĐO ĐẠC

  1. ĐO MOSFET
  2. KIỂM TRA SỰ SỐNG CHẾT [ ĐO CHẠM CHẬP ] - Với việc kiểm tra xem mosfet có bị chạm chập hay không thì ta có thể đo trực tiếp trên mainboard Ta nhớ lại cấu tạo và đặc điểm của " nàng " tí đã. Mosfet được cấu tạo bởi 3 cực :
  • Cực cổng [Gate] : cực G.
  • Cực nền [Drain] : cực D.
  • Cực nguồn [Source] : cực S.

Đặc điểm : Cực G với D luôn cách điện, cực G với S luôn cách điện. Những trường hợp đo giữa các cực này kim lên là mosfet bị chập hoặc bị dò. Để xác định chân của Mosfet, anh em xoay 2 chân mosfet về phía người mình. Bên trái là chân G, bên phải chân S và phía trên là chân D.

Vậy nên khi đo ta chỉnh đồng hồ kim về thang đo X1 [đối với đồng hồ số thì chỉnh về thang đo Diot]

  • Que đỏ đặt ở D, que đen đặt ở S.
  • Đảo chiều que đo, tức là que đỏ ở S, que đen ở D.

+ Nếu cả 2 chiều đo thấy : Một chiều kim lên một chút, còn 1 chiều kim lên gần hết thang đo => Đèn không bị chập chân D – S. + Ngược lại khi đo cả 2 chiều đồng hồ lên 0 ôm là đèn chập chân D – S.

  1. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CỦA MOSFET [TỐT HAY BỊ XUỐNG CẤP] Để đo chất lượng đèn mosfet thì ta phải tháo hẳn mosfet ra ngoài và để trên miếng giấy [ cách điện ] để đo, hoặc tháo 2 chân G, S ra khỏi mainboard. [ CHÚ Ý - Câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để tháo Mosfet ra ngoài? Muốn tháo được nàng ra ngoài thì ta phải dùng máy khò nhiều đầu khò, chọn loại đầu khò phù hợp, điều chỉnh nhiệt độ cỡ khoảng 400- 500 độ C, tra mỡ tản nhiệt trên lưng mosfet để tránh hư hỏng nàng sau đó dí đầu khò trên lưng khoảng 10s nếu thấy thiếc [ chì ] chảy ra thì dùng nhíp gắp nàng ra ngoài. ]

Ta đo 6 chiều que đo, chỉ 1 chiều kim đồng hồ lên là đèn mosfet còn tốt.

  • Que đen đặt ở D, que đỏ đặt ở S.
  • Que đen ở D, que đỏ chuyển qua G.
  • Đảo chiều que đo cho que đỏ ở D, que đen ở S => Đồng hồ chỉ lên khi đặt ở đây.
  • Que đỏ ở D, que đen ở G.
  • Que đỏ ở G, que đen ở S.
  • Que đỏ ở S, que đen ở G.

Các trường hợp sau là đèn Mosfet bị hỏng .

  • Khi đo giữa G và S thấy có trở kháng thấp gần bằng 0 ôm => Là đèn bị dò hoặc chập G – S.
  • Đo giữa G và D thấy có trở kháng thấp => Là đèn bị dò hoặc chập G – D.
  • Nạp dương cho G để mở đèn. Nạp dương bằng cách để que đỏ ở S, que đen ở G. Sau đó giữ nguyên chân que đỏ ở S, đưa que đen lên chân D. Nếu kim đồng hồ lên 0 ôm là đèn dẫn tốt. Đèn không lên là đứt chân D – S.
  • Nạp âm cho G để tắt đèn. Nạp âm bằng cách để que đen ở D, que đỏ G. Sau đó giữ nguyên que đen ở D, đưa que đỏ sang chân S. Nếu kim đồng hồ vẫn lên 0 ôm là chập D – S, ngược lại đồng hồ không lên là tốt.

Với các trường hợp đo bị chạm chập, hay bị dò thì thay mosfet tương đương vào là được. Ví dụ mosfet ở mạch nguồn CPU thì thay mosfet bằng cách lấy từ main khác của nguồn CPU để thay. Cũng có 1 số con giống mosfet như : LM1117, APL1085, FAN1084, L1117… là ic ổn áp tạo điện áp 1.5v, 3v3 nếu không rõ thì phải kiểm tra bằng sơ đồ datashet 2]ĐO CÁC MỨC NGUỒN - Với thao tác đo đạc các mức nguồn giúp ta xác định được mức điện áp của từng mạch rồi từ đó có thể xác định được pan bệnh và hướng xử lý. - Việc đo các mức nguồn [ tức là đo nóng : cần cấp điện cho toàn mạch bởi bộ nguồn ATX ] vậy nên thật cẩn thận bởi có thể gây chạm chập khi đó lợn lành thành què thì mệt lắm. - Đo các mức nguồn để giúp xác định pan bệnh nào mà kích được nguồn nhưng máy tính không lên màn hình hay kích được nguồn nhưng quạt chỉ quay rồi tắt...v..v

Nhìn trên sơ đồ mạch trên như tôi đã vẽ các bạn có thể hình dung thứ tự xuất hiện nguồn ở các mạch. [ Các vị trí đánh dấu * là Mass, tức là ko có điện ] Như vậy thứ tự nguồn sẽ có như sau: tôi ký hiệu là V để chỉ điện áp

V-Ram -> V-Nam --> V-Bắc --> V-Vga -> V-CPU [ Vcore ] - theo thứ tự đó có nghĩa là : nguồn Ram có trước, rồi đến chíp Nam, tiếp đến là Chíp Bắc, tiếp đến là Vga, và cuối cùng là mạch VRM [ mạch VRM là mạch nguồn CPU ].

Các mức điện áp ổn định khoảng như sau:

Đó là áp dụng cho các main ram 3 nhé. - ĐỂ đo các mức nguồn thì ta có thể đo nóng các con Mosfet - Que đỏ đặt tại chân S, que đen nối mass.

Riêng Nguồn ram còn có cả nguồn Bus Ram [ đọc là bớt ram ], nguồn đó ta đo trực tiếp trên khe ram, cũng que đen nối mass, còn que đỏ đặt tại các chân của khe ram. [ Sẽ có bài chi tiết về đo nguồn bus ram ] - Nguồn Bus ram được tính bằng công thức : V-Bus Ram = 1/2 * V-Ram, ví dụ, V-ram đo được 1.5v thì V-bus Ram sẽ là 0.75v ---[ mình sẽ viết tiếp phần này...... ]

III - CHẨN ĐOÁN PAN BỆNH BẰNG CARD TEST [ chỉ dùng khi kích được nguồn, tức là kích nguồn quạt CPU quay nhưng máy tính không lên hình hoặc quay vèo cái là tắt ] - Đôi nét về CARD test main: Card test main là thiết bị không thể thiếu đối với bất kỳ kỹ thuật viên nào, nó có giá thành rẻ [ tùy loại ], nằm cỡ từ 70k đến 300k. Đầu tiên chúng ta cần nắm rõ hình dạng cùng những đặc điểm có trên card test main thì mới có thể sử dụng đúng nhất. Card test main được kết nối thông qua khe cắm PCI và PCI-ex1. Trên thiết bị có khá nhiều đèn LED mô phỏng các pan bệnh khác nhau.

Đèn LED báo nguồn 3v, 5v, 12v

+ Đèn LED RST: Nếu Mainboard bị xung reset đèn này sẽ sáng rồi tắt ngay. Điều này rất quan trọng, nếu đèn RST không sáng hay sáng liên tục không tắt thì có khả năng bo mạch chủ mất điện áp Ram, CPU, Chipset hoặc lỗi IC, SIO…

+ Đèn LED CLK: Đèn này giúp báo hiệu xung clock hoạt động ổn định.

+ Đèn LED 7 đoạn [2 hoặc 4] báo hiệu mã Post: Đây có lẽ là LED quan trọng nhất bởi chúng ta sẽ dựa vào nó để biết được máy tính đang bị bệnh gì.

dưới đây là hình ảnh sử dụng card test main

- CARD test main này có mã POST CODE được tính toán trong hệ HEXA [ Hệ thập lục phân - 16 ] Với 4 đèn led hiển thị mã code trải dài trong hệ 16. - Hệ 16 bao gồm 6 chữ cái : A, B, C, D, E, F và 10 chữ số : 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9 Do đó sử dụng card test main này giúp chúng ta chẩn đoán bệnh cực kỳ nhanh, làm rút ngắn thời gian mày mò.

- Bằng kinh nghiệm của tôi, các bạn chú ý thật kỹ hình ảnh dưới đây tôi sẽ giải thích tường tận

- CARD TEST SẼ HIỂN THỊ MÃ CODE BẮT ĐẦU BẰNG CÁC CHỮ CÁI NÀO THÌ MÌNH CỨ TÌM BỆNH Ở VÙNG ĐÓ, NGHĨA LÀ: - các bệnh về RAM thì card test sẽ hiển thị bắt đầu bằng các chữ cái : B hoặc C hoặc D - Các bệnh về BIOS thì card test sẽ hiển thị bắt đầu bằng các chữ cái : E hoặc A, hoặc đèn Frame, hoặc đèn IRDR. - Các bệnh liên quan đến CPU thì card sẽ hiển thị bằng : FFFF, hoặc 0000 hoặc đèn Reset sáng miết, hoặc hiển thị toàn dấu trừ - - - - ** Đèn báo có thể chữ cái kết hợp với số, hoặc toàn là chữ cái, hoặc toàn là số, mỗi kiểu báo đều có ý nghĩa riêng biệt. Các bạn muốn biết thật kỹ hơn thì tra tại trang này nhé : POST CODE Iltel - Việc sử dụng card test main thật lợi hại, khi ta biết lỗi ở vùng nào thì cứ vùng đó mà mò, lúc đó tha hồ mà xách đồng hồ mà đo đạc. *** Đây là ví dụ mình sử dụng card test để chẩn đoán bệnh vì sao máy tính kích nguồn được mà không lên hình. Mình bắt được bệnh là lỗi liên quan đến RAM - vì card test báo là d0 d0

Bài tập nè: nếu card test báo : 00 00, hay C3 C3 thì lỗi ở phần nào ?....tự trả lời ở phần dưới nhé.

Chủ Đề