Huyện ứng hòa thuôc hà nội bao nhiêu km năm 2024

Tuyến đường trục phía nam rộng 40 m đang xây dựng qua huyện Ứng Hòa, Hà Nội có chiều dài hơn 14 km.

Sơ đồ tuyến đường trục phía Nam đoạn qua huyện Ứng Hòa.

Đường trục phía tây nam Hà Nội có điểm đầu giao đường Phúc La - Văn Phú [Kiến Hưng, Hà Đông], điểm cuối tiếp giao quốc lộ 1A - đoạn phía dưới cầu Giẽ [Châu Can, Phú Xuyên]. Tuyến đường được chia làm hai giai đoạn với tổng mức đầu tư trên 7.500 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của dự án dài 19 km, được khởi công năm 2008 với trên 3.700 tỷ đồng và kết thúc cuối năm 2018. Được coi là đường trục kết nối nội, ngoại thành dài nhất thủ đô, đường chạy song song với các trục Tố Hữu, Quang Trung, Hà Đông, quốc lộ 6. Trong ảnh: Trên địa bàn huyện Ứng Hòa, tuyến đường này đi có điểm đầu ở xã Phương Tú. Đoạn đầu tuyến qua xã Phương Tú hiện đang xây dựng.

Đường được thiết kế rộng 40 m, mỗi bên có 4 làn xe chạy, 3 làn ôtô và một làn xe máy. Dự án chạy qua 23 xã, phường thuộc các quận Hà Đông, huyện Thanh Oai, huyện Ứng Hòa, huyện Phú Xuyên. Trên 20 km hoàn thiện, có khoảng một nửa tuyến đường từ Hà Đông đến Thanh Oai, khu vực có các khu đô thị được thiết kế mỗi bên 4 làn xe và có hệ thống vỉa hè, từ Thanh Oai đến Phú Xuyên đường mỗi bên có 3 làn xe và không có vỉa hè. Hai bên tuyến đường thuộc khu vực này phần lớn là đồng ruộng. Trong ảnh: Từ đường tỉnh 428 đến hết địa bàn huyện Ứng Hòa, trục phía Nam chưa có hoạt động triển khai xây dựng.

Trên địa bàn huyện Ứng Hòa, tuyến có cầu vượt sông Châu Giang và sông Nhuệ.

Từ sông Châu Giang, tuyến đường trục phía Nam đi qua xã Trung Tú, Hòa Lâm. Khu vực này chủ yếu là ao hồ nuôi trồng thủy sản.

Tương tự, đoạn qua các xã Hòa Lâm, Trầm Lộng cũng chủ yếu là ao hồ.

Trục phía Nam qua huyện Ứng Hòa có nút giao với đường tỉnh 426 đoạn chợ Chòng, đây cũng là khu vực có nút giao với cao tốc Tây Bắc - QL5 theo quy hoạch.

Đoạn tuyến qua đường tỉnh 426 sẽ đi qua một số nhà dân gần chợ Chòng.

Từ đường tỉnh 426, tuyến đường trục phía Nam chủ yếu đi qua đất nông nghiệp hướng về xã Đại Hùng.

Ứng Hòa là huyện có phần lớn tuyến đường trục phía Nam đi qua nhưng hiện mới chỉ triển khai xây dựng một đoạn rất ngắn.

Phần lớn tuyến đường này qua huyện Ứng Hòa chưa triển khai giải phóng mặt bằng trên thực địa.

Từ xã Trầm Lộng, tuyến đường trục phía Nam sẽ đi qua khu vực xã Kim Đường. Đây cũng là địa phương đang được đề xuất quy hoạch sân bay thứ 2 của thủ đô Hà Nội.

Trên địa bàn xã Kim Đường, tuyến đường trục phía Nam đi qua đoạn gần UBND xã.

Trên địa bàn huyện Ứng Hòa, đường trục phía Nam kết thúc ở đoạn sông Nhuệ. Khu vực này hiện đang triển khai xây dựng cầu vượt sông bên phía xã Châu Can, huyện Phú Xuyên.

Theo Dòng Vốn Kinh Doanh

Link bài gốc

//dongvon.doanhnhanvn.vn/toan-canh-duong-truc-phia-nam-rong-40-m-dang-xay-dung-qua-huyen-ung-hoa-ha-noi-432023129154418490.htm

Minh Đức là một xã phía nam của huyện Ứng Hòa, Hà Nội, cách thị trấn Vân Đình [huyện lị của huyện Ứng Hòa] 10 km theo tỉnh lộ 75, cách Cầu Giẽ [Phú Xuyên], 5 km theo tỉnh lộ 75. Xã Minh Đức tiếp giáp với xã Đồng Tân, Trầm Lộng, Kim Đường thuộc huyện Ứng Hòa và giáp xã Phú Yên, Vân Từ, Chuyên Mỹ của huyện Phú Xuyên.

Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Xã gồm 6 thôn:

  • Thôn Cầu
  • Thôn Bùng
  • Thôn Thần
  • Thôn Nam Chính [còn gọi là Nam Chánh]
  • Thôn Quan Châm
  • Thôn Giới Đức [còn gọi là thôn Si]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Là vùng đất có bề dày lịch sử, từ xa xưa trên địa bàn Minh Đức đã có người Việt cổ cư trú. Thông qua những mũi tên đồng, những ngôi mộ táng theo kiểu mộ thuyền được tìm thấy ở Nam Chính hay Bùng có thể khẳng định được điều đó. Ngôi đền Ba Sa [làng Thần] cũng là dấu tích cho thấy nơi này đã có cư dân sinh sống từ lâu. Các quan đại thần triều Lê khi đi đánh giặc hay dẹp loạn thường tới đền để xin thủy thần phù hộ. Đền Ba Sa có tới hơn mười đạo sắc phong của triều đại phong kiến.

Theo sách “Tên làng xã Việt Nam” viết vào đời Gia Long, sáu thôn của xã Minh Đức ngày nay thuộc xã Thịnh Đức, huyện Phú Xuyên, phủ Thường Tín. Theo sách này, thôn Bùng lúc đó gọi là Phùng, còn Nam Chính được gọi là Nam Hoạch. Các làng trong xã còn có tên nôm được truyền từ nhiều đời nay, như làng Thần là Kẻ Sa, làng Nam Chính là Kẻ Gai, làng Giới Đức là Kẻ Si. Khi Cách mạng tháng Tám [1945] thành công, sau nhiều lần chia tách và sáp nhập, đến cuối 1954 xã Minh Đức chuyển về huyện Ứng Hòa với sáu thôn như ngày nay.

Trải qua quá trình lâu dài xây dựng và bảo vệ quê hương, nhân dân xã Minh Đức đã hình thành cho mình nhiều truyền thống quý báu. Đó là tính cần cù trong lao động sản xuất, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong xây dựng xóm làng và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc. Nằm trong vùng chiêm trũng, về mùa mưa các khu dân cư như những ốc đảo sóng nước vỗ tới tận rặng tre, lại phải đối mặt với hiểm họa lũ lụt thường xuyên. Nhưng, xóm làng và cư dân của Minh Đức vẫn phát triển qua các thời kỳ lịch sử. Và, trong vùng khu Cháy nổi tiếng với “Trống Giềng, Chiêng Chằm” thì Minh Đức cũng có 2 điều là “Trâu Gai, Gậy Si”. Đó chính là nhờ truyền thống cần cù, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất và chống chọi với thiên nhiên của người dân nơi đây. Đặc biệt, từ khi miền Bắc được giải phóng, phát huy truyền thống đoàn kết của cha ông, nhân dân Minh Đức lại chung tay cải tạo đồng đất quê hương với Chiến dịch phá hoang vụ chiêm vào cuối năm 1954 đầu năm 1955. Từ đó, Minh Đức chuyển từ một vụ thành hai vụ và có thêm vụ đông; đường làng, ngõ xóm thoát khỏi cảnh lầy lội.

Trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vùng đất Minh Đức từng in đậm dấu chân của phong trào nông dân nổi dậy chống ách đô hộ. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược [1946 – 1954], địa bàn Quan Châm – Nam Chính đã nổi danh là mồ chôn quân giặc. Ngày 18-6-1951, quân dân Minh Đức cùng bộ đội chủ lực đã đánh tan trận càn của giặc Pháp, tiêu diệt nhiều tên địch khiến chúng phải đào một hố chôn tập thể trên thửa ruộng đầu làng Quan Châm – Nam Chính để chôn xác. Đến cuối tháng 5 đầu tháng 6-1952, du kích Minh Đức cùng bộ đôi chủ lực và du kích Chuôn Hạ [Chuyên Mỹ] lại tiếp tục đánh bại trận càn Kăng-gu-ru của Pháp nhằm vào vùng nam Ứng Hòa và trung tây Phú Xuyên, tiêu diệt gần 300 tên địch. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới, toàn xã cũng có hơn 1.000 người con tham gia bộ đội và dân công hỏa tuyến. Trong đó, 135 người đã hy sinh anh dũng, 37 người đã bỏ lại một phần thân thể của mình nơi chiến trường.

Kinh tế[sửa | sửa mã nguồn]

Kinh tế chính trong xã vẫn là nông nghiệp. Trong những năm gần đây nông nghiệp của xã đã có nhiều đổi mới, được cơ giới hóa trong các khâu sản xuất nên năng suất và sản lượng tăng rất cao. Đời sống nhân dân ổn định, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm.

Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]

Xã Minh Đức nằm trên trục đường chính của tỉnh lộ 75 từ Cầu Giẽ đến Thị Trấn Vân Đình nên giao thông rất thuận tiện, cách trung tâm Hà Nội 50 km.

Chủ Đề