Iot có nhiều ở đâu

Tuyến giáp nằm ở giữa cổ, sinh ra một loại hoóc môn rất quan trọng giúp điều khiển thân nhiệt, duy trì cân nặng, hỗ trợ trao đổi chất, điều hòa nhịp tim và sản xuất năng lượng. Với những người được chẩn đoán mắc bệnh tuyến giáp, cần xem xét một chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo sức khỏe.

CÁC THỰC PHẨM CẦN THIẾT CHO TUYẾN GIÁP

1. Iốt

Tuyến giáp của con người cần iốt để sản sinh ra các hormon cần thiết, iod có tác dụng cân bằng hormon tuyến giáp và giảm sự hình thành u tuyến giáp. Nhưng không phải người nào cũng bổ sung đầy đủ iốt vào chế độ ăn của mình, nhất là những người sống ở vùng núi cao xa khu vực biển, những thực phẩm mà họ sử dụng hàng ngày rất ít iốt. Có thể bổ sung bằng cách thêm các loại thủy hải sản vào chế độ ăn uống, hay sử dụng muối có bổ sung iốt hằng ngày, bạn cũng có thể ăn các tảo, rong biển ... rất giàu iốt. Tuy nhiên hấp thụ quá nhiều iốt có thể gây ra các vấn đề về tuyến giáp như gây viêm tuyến giáp làm cho các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.

2. Selen

Khoáng chất này rất cần thiết cho việc sản sinh và điều tiết mức T3. Bạn nên bổ sung nhiều hơn các thực phẩm tự nhiên giàu selen như cá hồng, cá ngừ, gan bò, nấm, tôm, cá và các loại hạt.

3. Kẽm, đồng và sắt

Đây là các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho chức năng tuyến giáp tối ưu. Mức kẽm thấp khiến mức TSH thấp. Đồng cần thiết cho việc sản sinh hoóc-môn tuyến giáp.

Thiếu sắt có thể dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động của tuyến giáp. Bổ sung các loại thực phẩm như gan bê, nấm, củ cải và rau mùng tơi vào chế độ ăn uống hàng ngày để đảm bảo bổ sung các khoáng chất này.

4. Omega-3

Những axít béo này giúp tế bào nhạy cảm với hoóc-môn tuyến giáp. Bổ sung axít béo omega-3 bằng cách ăn dầu cá, cá mòi, cá hồi, hạt lanh, thịt bò, cá bơn, đậu nành và tôm.

5. Các vitamin chống oxy hóa và vitamin B

Vitamin A, C và E là các chất chống oxy hóa hiệu quả, giúp loại bỏ stress oxy hóa có thể làm tổn thương tuyến giáp. Các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E bao gồm thịt bò, trứng, thịt gà, cá, hải sản, táo, cam, mơ, dưa hấu, cà rốt, rau bina, đậu Hà Lan, cà chua, củ cải, khoai tây, đậu, các loại hạt, dâu tây, cam, quýt và ngũ cốc.

Thịt lợn, rau lá xanh, thịt gà, trứng, các loại đậu, hải sản có vỏ, gan, mầm lúa mì, hạnh nhân, đậu Hà Lan,và ngũ cốc nguyên hạt rất giàu vitamin B và cần được bổ sung chế độ ăn uống để tuyến giáp hoạt động khỏe mạnh.

6. Rau lá xanh

Rau bina, rau diếp và các loại rau lá xanh khác là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magiê và khoáng chất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là các hoạt động của tuyến giáp. Những biểu hiện như mệt mỏi, đau cơ, hay những thay đổi trong nhịp tim có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không nhận đủ magiê trong khẩu phần của mình.

7. Các loại hạt

Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magiê, tốt cho tuyến giáp. Các loại hạt sẽ cung cấp cho cơ thể protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E, và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.

8. Thịt hữu cơ

Đây là loại thực phẩm rất nên được khuyến khích sử dụng vì trong quá trình chăn nuôi, nhà sản xuất không sử dụng hóa chất hay thuốc lên các động vật này, thịt của chúng rất sạch. Nhưng nếu ăn nội tạng động vật như thận, tim, gan, người bệnh tuyến giáp cần lưu ý. Trong nội tạng có rất nhiều axít lipoic, nếu cơ thể nhận được quá nhiều axít béo này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Axít lipoic còn có thể có ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng.

CÁC LOẠI THỰC PHẨM CẦN TRÁNH

Có một số loại thực phẩm có hại cho tuyến giáp. Do đó, bạn nên tránh hoàn toàn những loại thực phẩm này nếu như bạn đang có bệnh về tuyến giáp.

1. Aspartame

Aspartame là một chất tạo ngọt nhân tạo có liên quan đến bệnh Basedow và nhiều rối loạn tự miễn khác. Hoá chất có trong aspartame có thể gây ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể, dẫn đến sản sinh kháng thể tuyến giáp và viêm tuyến giáp.

2. Đậu nành không lên men

Đậu nành có chứa isoflavone - gây cản trở khả năng hấp thụ iốt của tuyến giáp và hoạt động tối ưu của tuyến giáp. Nếu mắc bệnh mất cân bằng hormon hoặc rối loạn tuyến giáp nên ăn ít hoặc không nên ăn các sản phẩm từ đậu nành, đậu phụ.

3. Gluten

Gluten có thể kích hoạt phản ứng tự miễn trong cơ thể nếu cơ thể nhạy cảm với chất này. Các thực phẩm chứa gluten bao gồm lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và hầu hết các loại thực phẩm đã qua chế biến.

4. Các loại rau họ cải

Rau họ cải như súp lơ, cải bắp, cải bruxen đều chứa isothiocyanate, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động của tuyến giáp.

Các chuyên gia y tế cho rằng việc ăn rau họ cải nấu chín có thể loại bỏ các tác động xấu do isothiocyanate gây ra. Tuy nhiên, tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn các loại rau họ cải.

Tuy nhiên đối với cây họ cải như bắp cải, củ cải, bông cải xanh, cải bẹ trắng.... người bị bệnh tuyến giáp cần đặc biệt lưu ý. Đối với người suy giáp nên tránh ăn củ cải, bông cải xanh vì loại thực phẩm này chứa isothiocyanates làm hạn chế việc hấp thu iốt, nhất là khi ăn sống. Khi chế biến các loại rau này tốt nhất nên trần hoặc luộc sơ sẽ giúp phân hủy isothiocyanates không tốt cho người bệnh tuyến giáp.

5. Chất xơ và đường

Mặc dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng nó ngăn cản sự hấp thu thuốc của cơ thể. Người bệnh cần hạn chế ăn nhưng cũng không nên loại bỏ hoàn toàn vì đây là thực phẩm cần thiết cho quá trình tiêu hóa.

Đường và các chất tạo ngọt cũng vậy. Khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng, ảnh hưởng tới việc chuyển hóa đường thành năng lượng, gây tăng cân, ảnh hưởng hoạt động của tuyến giáp.

6. Nội tạng động vật

Nội tạng chứa rất nhiều axit lipoic, nếu cơ thể nhận quá nhiều axít béo này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Ngoài ra, axit lipoic còn có thể ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng.

CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO NGƯỜI MẮC BỆNH UNG THƯ TUYẾN GIÁP

Người bệnh cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và các vitamin và khoáng chất để có thể giữ trọng lượng, dưới đây là một số nhóm thực phẩm nên bổ sung đối với người bệnh ung thư tuyến giáp.

- Muối i-ốt

- Thực phẩm từ sữa [bao gồm phô mai, sữa, sữa chua, kem và bơ]

- Bánh mì

- Sôcôla

- Khoai tây

- Cá và hải sản

- Đậu nành và các sản phẩm từ đậu khác

- Lòng đỏ trứng

Nên bổ sung các thực phẩm tươi sống, đặc biệt là các loại thịt, trái cây và rau quả. Người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các loại thực phẩm tươi có ít chất béo và calo.

Dưới đây là lời khuyên để giúp chuẩn bị dễ dàng các món ăn cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp:

- Không nên ăn chế biến các món ăn với nhiều i-ốt.

- Chia nhỏ các bữa ăn, nên ăn thường xuyên trong suốt cả ngày.

- Nấu chín thức ăn, một số loại thực phẩm có thể nghiền nhỏ để dễ nuốt hơn.

- Nên chọn những thực phẩm giàu protein để có lượng calo và năng lượng đầy đủ cho cơ thể.

- Bổ sung thêm nhiều trái cây tươi và rau quả.

- Có thể nghiền rau và thịt hầm, nước ép trái cây để dễ dàng nuốt.

Nhu cầu dinh dưỡng đối với người bệnh ung thư tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì năng lượng và giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục bệnh. Nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ điều trị để có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.

Cường giáp nên ăn uống như thế nào?

- Chế độ ăn giàu đạm, giàu calo, uống thêm nhiều nước. Nên ăn thức ăn mềm, lỏng và mát dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn nhiều hoa quả đặc biệt là hoa quả chứa nhiều kali, phốt pho như chuối và nước dừa.

- Do iod là nguyên liệu để tuyến giáp sử dụng tổng hợp hormon, do đó ngoài việc kiêng ăn muối iod người bệnh cần hạn chế ăn các thức ăn chứa nhiều iod như hải sản, rong biển. Hạn chế ăn thức ăn nóng, khô cay như ớt, gừng sống, chế phẩm của sữa, kiêng uống nước ngọt có tính kích thích, kiêng uống cà phê, trà và các chất kích thích có chứa nicôtin, hút thuốc.

Suy giáp nên ăn uống thế nào?

- Đậu nành: rất giàu hormon estrogen [nội tiết tố nữ thực vật] sẽ làm giảm khả năng sản xuất ra thyroxin hormon của tuyến giáp. Do đó nên hạn chế ăn.

- Bắp cải: đây là loại thực phẩm đặc biệt nên tránh đối với người bị suy giáp do thiếu iốt. Tuyến giáp cần có iốt để sản sinh ra hormon cần thiết. Những loại rau cải trắng này có thể ngăn chặn việc hấp thu iốt của tuyến giáp [nhất là khi ăn sống]. Vì vậy, người suy giáp nên tránh ăn súp lơ, củ cải, bắp cải, cải bẹ trắng.

- Đồ béo: các món béo như bơ, mayonnaise và mỡ động vật là những thứ nên tránh vì chúng sẽ làm giảm lượng hormon sản sinh bởi tuyến giáp.

- Thức ăn chứa nhiều đường: suy giáp làm giảm khả năng trao đổi chất của cơ thể bạn, vì thế nó trở nên khó khăn hơn cho cơ thể trong việc đốt cháy năng lượng từ lượng đường dư thừa mà bạn hấp thụ qua các loại kẹo và bánh ngọt. Hậu quả là bạn sẽ bị tăng cân, gây ảnh hưởng đến hoạt động tuyến giáp.

- Thức uống có chứa cafein: cafein làm giảm tác dụng của thuốc điều trị suy giáp vì nó làm giảm khả năng hấp thụ của hệ tiêu hóa.

- Rượu bia: rượu bia có tác hại nghiêm trọng đối với tuyến giáp, làm giảm khả năng sản xuất hormon của tuyến giáp và khả năng tận dụng hormon của cơ thể.

Bổ sung thực phẩm giàu iốt như các loại hải sản, và các loại rau xanh đậm. Nước trái cây tươi rất tốt cho suy tuyến giáp: trái cây và rau củ tươi rất giàu khoáng chất, vitamin, enzym và chất chống ôxy hóa cần thiết cho tuyến giáp hoạt động hiệu quả.

Bổ sung gia vị là cần thiết: các loại gia vị có tính kích thích như hạt tiêu, gừng, ớt và quế giúp tăng thân nhiệt, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể và giúp máu lưu thông tốt cũng như tăng miễn dịch cho cơ thể. Bạn nên nêm thêm các gia vị này trong bữa ăn hàng ngày, sẽ là một việc làm hữu ích.

Chất đạm giúp cải thiện tình trạng suy tuyến giáp: mỗi ngày, một người nên bổ sung đủ lượng protein cho cơ thể để tăng hiệu quả, việc này sẽ giúp cơ thể có đủ nguyên liệu cân bằng các quá trình chuyển hóa protein.

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp không nên ăn gì?

Người bệnh không nên ăn những đồ ăn cay nóng, những loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, những thực phẩm được chế biến dưới nhiệt độ cao.Những nhóm thực phẩm nhiều dầu mỡ.

Các loại đồ uống có ga, hạn chế những chất đạm có nguồn gốc từ động vật.

Nên bổ sung các thực phẩm tươi sống, đặc biệt là các loại thịt, trái cây và rau quả. Người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ các loại thực phẩm tươi có ít chất béo và nhiều calo.

Do bệnh nhân thường đi kèm với khó nuốt, nên tránh các loại thực phẩm thô, các thực phẩm khô như bánh mì nướng, bánh quy giòn, khoai tây chiên, bánh quy …

Nên ăn ít chất béo, ăn lõng dể tiêu, nước hoa quả, chia nhiều bữa ăn, nên ăn nguội và ít mùi, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, chất xơ

Hạn chế bia rượu café

Còn đối với bệnh nhân giáp lành tính:

Các loại rau thuộc họ cải và đậu nành có chất sanh bướu khi còn sống, nhưng khi nấu chín thì không còn nữa. Nên tóm lại, bạn có thể ăn cải chín, ăn đậu hũ và uống sữa đậu nành...như thường.

Video liên quan

Chủ Đề