Kế hoạch giảng dạy chương trình giáo dục địa phương lớp 2 năm học 2022-2022

Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] về Ban hành Chương trình  Giáo dục phổ thông đối với cấp tiểu học quy định các môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc: Tiếng Việt; Toán; Đạo đức; Ngoại ngữ 1 [ở lớp 3, lớp 4, lớp 5]; Tự nhiên và Xã hội [ở lớp 1, lớp 2, lớp 3]; Lịch sử và Địa lí [ở lớp 4, lớp 5]; Khoa học [ở lớp 4, lớp 5]; Tin học và Công nghệ [ở lớp 3, lớp 4, lớp 5]; Giáo dục thể chất; Nghệ thuật [Âm nhạc, Mĩ thuật]; Hoạt động trải nghiệm. Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 1 [ở lớp 1, lớp 2]. Bên cạnh đó nội dung giáo dục địa phương được tích hợp vào các môn học và hoạt động giáo dục của cấp học; Tài liệu do mỗi địa phương xây dựng và được Bộ GDĐT phê duyệt.

Tài liệu GDĐP tỉnh Hà Tĩnh - Lớp 2 đã được UBND tỉnh trình Bộ GDĐT trước khi bước vào năm học 2021-2022, tuy nhiên do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 nên Bộ GDĐT phê duyệt hơi muộn. Đến nay, Sở GDĐT phối hợp với Công ty cổ phần Sách giáo dục tại Hà Nội [đơn vị phát hành] đã tổ chức tập huấn, giới thiệu và hướng dẫn sử dụng Tài liệu GDĐP tỉnh Hà Tĩnh - Lớp 2.

Để giúp quý thầy cô thuận lợi trong việc triển khai dạy học nội Tài liệu GDĐP tỉnh Hà Tĩnh - Lớp 2 trong thời gian còn lại của năm học 2021-2022, xin trao đổi một số nội dung sau:

1. Cấu trúc tài liệu

Tài liệu GDĐP được cấu trúc gồm có 3 mạch kiến thức, được phân thành 6 tiểu mạch nội dung, với 8 chủ đề đáp ứng yêu cầu của Bộ GDĐT và Khung Chương trình Ban hành kèm theo Quyết định số 2902/QĐ-UBND, ngày 03/9/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh về Nội dung Giáo dục địa phương Hà Tĩnh theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Các mạch kiến thức, tiểu mạch nội dung và chủ đề:

Mạch kiến thức

Tiểu mạch nội dung

Nội dung chủ đề

Mạch kiến thức

Tiểu mạch nội dung

Nội dung chủ đề

Văn hóa, lịch sử truyền thống

Lịch sử

Nhân vật anh hùng trên quê hương Hà Tĩnh

Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp

Địa lí

Danh lam thắng cảnh quê hương em

Văn hóa

Hò, vè lao động ở Hà Tĩnh

Kinh tế, hướng nghiệp

Nghề truyền thống ở quê hương em

Gia đình truyền thống ở Hà Tĩnh

Chính trị - xã hội, môi trường

Chính trị - xã hội

Tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh trật tự - an toàn xã hội

Món ngon ở Hà Tĩnh

Môi trường

Bảo vệ môi trường nơi công cộng

Mạch kiến thức “Văn hóa, lịch sử truyền thống” chiếm 50%, hai mạch còn lại mỗi mạch chiếm 25%.

2. Nội dung

Là những thông tin chắt lọc, tiêu biểu tỉnh Hà Tĩnh về nội dung ở 8 chủ đề được nêu trong tài liệu, ví dụ như:  Chủ đề VII- “Nhân vật anh hùng trên quê hương Hà Tĩnh”, tài liệu đưa ra một số nhân vật anh hùng tiêu biểu trong tỉnh như Mai Hắc Đế, La Thị Tám… trong quá trình tổ chức dạy học giáo viên cần có liên hệ trực tiếp ở địa phương cấp huyện/thị, cấp xã/thị trấn để học sinh biết thêm và tự hào về những anh hùng của dân tộc ngay quê hương mình; Chủ đề IV- “Món ngon ở Hà Tĩnh” ngoài giới thiệu khái quát món ăn đặc trưng, nổi tiếng của tỉnh nhà như Bánh đa xúc hến, Bánh gai Đức Thọ, giáo viên có thể cho học sinh kể về các món ăn mà bản thân yêu thích và nhiều người nhắc đến trên địa phương mình; Chia sẻ được cảm nhận về món ngon của quê mình; nêu được nguyên liệu chính của một món ăn, để thuyết phục hơn, thể hiện sự am hiểu đó là thực hành làm một món ngon và từ đó có thể làm gì để bảo tồn và quảng bá món ngon quê hương [món ăn em yêu thích]…

3. Phương pháp dạy học

Giống như các môn học khác đối với CTGDPT 2018 việc tổ chức dạy học cần đảm bảo vận dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp/kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát huy tính tối đa tính tự giác, tích cực, sáng tạo của học sinh.

Triển khai dạy học tích hợp vào các môn học và hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó có thể tổ chức thành các chuyên đề trải nghiệm theo chủ đề [khoảng 2-4 tiết/buổi]. Khi tổ chức trải nghiệm theo chủ đề ở trong hay ngoài khuôn viên nhà trường chú ý theo 4 hình thức, gắn với môi trường, cuộc sống, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,… ở địa phương. Việc tổ chức theo chủ đề, trải nghiệm cần được cân nhắc kỹ đến điều kiện, không gian, thời gian, đặc biệt là an toàn cho học sinh…

Quá trình tổ chức tích hợp nội dung GDĐP vào nội dung bài học của môn học hoặc hoạt động giáo dục, trải nghiệm hay dạy theo chủ đề cũng cần chú ý kết hợp hài hoà hoạt động cá nhân, nhóm, lớp, trường. Dù làm việc độc lập, theo nhóm, hay theo đơn vị lớp, mỗi học sinh đều phải được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học tối thiểu, đồ dùng học tập và công cụ máy móc lao động sản xuất tại địa phương [nếu có].

4. Tổ chức dạy học

- Nội dung GDĐP có thể tích hợp vào hầu hết các môn học hoặc hoạt động giáo dục, ví dụ:

+ Môn Tự nhiên và Xã hội: Có thể tích hợp tìm hiểu một cách đơn giản về môi trường tự nhiên, môi trường sống, xã hội và sự ảnh hưởng của chúng.

+ Môn Toán: Tích hợp nội dung, như: Đếm, nhận biết số, tính, đo lường, thu thập, phân loại, sắp xếp số liệu thống kê,... vấn đề thực tiễn của địa phương.

+ Môn Đạo đức: Rèn luyện hành vi ứng xử đúng đắn, nếp sống văn minh, đạo lí và tình làng, nghĩa xóm,... truyền thống ở địa phương.

+ Môn Nghệ thuật: Sưu tầm được tranh ảnh liên quan đến các vấn đề trong cuộc sống của địa phương. Sưu tầm, hát được một số câu hát, khúc hát đồng dao; bắt chước một số động tác múa, diễn kịch...

+ Môn Tiếng Việt: Ghi chép một số câu giới thiệu về những sự vật và sự việc gần gũi với cuộc sống ở địa phương.

Khác với các môn học khác, đây là nội dung tích hợp nên giáo viên cần dành thời gian nghiên cứu nội dung các chủ đề để tích hợp vào môn học, bài học một các nhẹ nhàng, hiệu quả. Nghiên cứu kỹ để tích hợp vào bài học, môn học ở mức độ nào trong 3 mức độ: Toàn phần [khi nội dung bài học gần trùng với nội dung Tài liệu]; tích hợp bộ phận [khi nội dung bài học có phần trùng nội dung Tài liệu]; tích hợp liên hệ [khi nội dung bài học có nội dung liên hệ gần với Tài liệu].

Bên cạnh đó là tích hợp vào các hoạt động trải nghiệm, như sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, câu lạc bộ, hoạt động theo chủ đề…

- Tổ chức dạy học trải nghiệm theo theo chủ đề cần được hướng tới, tuy nhiên hoạt động này phải được chuẩn bị tốt về kế hoạch để thực hiện hiệu quả và an toàn đối với học sinh.

Hoạt động dạy học Tài liệu GDĐP bằng trải nghiệm chủ đề gắn với các di tích, di sản, làng nghề tiêu biểu trong tỉnh hoặc địa phương, ví dụ:

+ Chủ đề VI - Nghề truyền thống ở quê hương em. Học sinh được trải nghiệm thực tế tại một làng nghề, tại đây các em được quan sát, trải nghiệm những công việc, xem xét sản phẩm mà các thợ nghề sản xuất ra; các em được giáo viên giới thiệu về một số ngành nghề tiêu biểu trong tỉnh; được hướng dẫn, gợi ý về một số ngành nghề trên địa bàn mà em biết để chia sẻ với bạn.

+ Chủ đề VIII - Bảo vệ môi trường nơi công cộng. Học sinh có thể được trải nghiệm trực tiếp tại nhà văn hóa, hay nhà sinh hoạt cộng đồng của địa phương. Các em được quan sát hiện trạng môi trường xung quanh nhà văn hóa, Trực tiếp thực hiện được một số việc làm để bảo vệ môi trường xung quanh nhà văn hóa [như dọn dẹp vệ sinh, nhặt rác do ai đó bỏ lại từ trước, chăm sóc cây hoa…]. Giáo viên cho HS biết nơi như thế nào thường được gọi là nơi công cộng và môi trường xung quang nó. Gợi ý để học sinh nói và nêu trách nhiệm của bản thân để bảo vệ môi trường khi tham gia các hoạt động nơi công cộng [không vứt rác, khạc nhổ, nhắc nhở mọi người cùng thực hiện…].

Việc tổ chức dạy học Tài liệu GDĐP bằng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giúp các em hiểu vấn đề từ trải nghiệm thực tế, nên có tác dụng rất lớn, rất hiệu quả đối với học sinh. Bên cạnh đó, dạy học Tài liệu GDĐP bằng hoạt động trải nghiệm theo chủ đề thuận lợi hơn trong việc tích hợp vào từng nội dung của mỗi bài học, môn học. Khi tổ chức trải nghiệm chủ đề bên ngoài nhà trường cần xây dựng kế hoạch chi tiết từ thời gian, địa điểm, phương tiện, phối hợp với gia đình, kinh phí [nếu có]. Kế hoạch dạy học phù hợp với hiện trường nơi trải nghiệm cũng như lượng kiến thức và cách đánh giá kết quả linh hoạt. Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề có thể thực hiện một buổi trải nghiệm/chủ đề [GVCN và nhà trường cần nghiên cứu và cân nhắc nội dung này].

Tổ chức dạy học nội dung địa phương không bắt buộc phải theo trình tự trong trong tài liệu mà do sự thích hợp/phù hợp của bài học với nội dung địa phương, hoặc do điều kiện thuận lợi mà giáo viên chọn nội dung/chủ đề nào trước, sau để giảng dạy.

5. Đánh giá dạy học Tài liệu GDĐP

Về cơ bản không đánh giá riêng nội dung GDĐP khi tích hợp vào trong hoạt động dạy học của môn học và hoạt động giáo dục. Việc đánh giá kết quả của nội dung này nằm trong đánh giá chung kết quả bài học, môn học. Do vậy, khi xây dựng kế hoạch bài dạy có nội dung tích hợp Tài liệu GDĐP chú ý xây dựng phương thức đánh giá phù hợp về nội dung địa phương được tích hợp vào dạy học trong tiết học. Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề công tác đánh giá được xây dựng như đánh giá kết quả của bài học, hoạt động giáo dục.

6. Tổ chức dạy học Tài liệu GDĐP lớp 2 trong năm học 2021-2022

Theo quy định của Bộ GDĐT Tài liệu GDĐP được các tỉnh biên soạn, Bộ GDĐT phê duyệt và được vào sử dụng song hành với Chương trình GDPT 2018. Như vậy, tuy thời gian không còn nhiều nhưng Tài liệu GDĐP tỉnh Hà Tĩnh - Lớp 2 được thực hiện dạy học tại lớp 2 trong năm học 2021-2022.

                                                                         Lê Hữu Tân, Phòng GDPT

//gdthhatinh.violet.vn/entry/day-hoc-tai-lieu-giao-duc-dia-phuong-tinh-ha-tinh-lop-2-trong-tinh-hinh-hien-nay-13416377.html#:~:text=D%E1%BA%A1y%20h%E1%BB%8Dc%20T%C3%A0i%20li%E1%BB%87u%20gi%C3%A1o%20d%E1%BB%A5c%20%C4%91%E1%BB%8Ba%20ph%C6%B0%C6%A1ng%20t%E1%BB%89nh%20H%C3%A0%20T%C4%A9nh%20%2D%20L%E1%BB%9Bp%202%20trong%20t%C3%ACnh%20h%C3%ACnh%20hi%E1%BB%87n%20nay.

Video liên quan

Chủ Đề