Kể lại một câu chuyện mà em đã tham gia hoặc chứng kiến xây dựng quê hương đất nước

Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia trang 28, 29 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

Lời giải chi tiết

Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Chọn chủ đề: Em hãy kể lại một buổi lao động dọn vệ sinh đường phố nơi em sinh sống.

Dàn bài:

A. Mở bài:

Giới thiệu chung về buổi lao động ở nơi em sống [thời gian, địa điểm, có những ai tham gia, do ai tổ chức, ai chỉ đạo]

B. Thân bài

- Giới thiệu khung cảnh buổi lao động hôm ấy

- Những người tham gia

- Công việc mà mọi người phụ trách

- Sau khi xong việc khung cảnh thay đổi như thế nào?

C. Kết bài

Cảm nghĩ của em về buổi lao động tập thể.

Hướng dẫn viết:

Nhà em nằm sâu trong một con hẻm dài chừng năm chục mét. Sáng chủ nhật nào bà con trong hẻm cũng tập trung làm vệ sinh chung.

Như thường lệ, cứ bảy giờ sáng chủ nhật, bác tổ trưởng đánh lên một hồi kẻng dài. Nghe tiếng kẻng mỗi gia đình cử ra một người cùng tham gia làm vệ sinh chung. Hai chục người đại diện cho các gia đình đã có mặt đông đủ trước nhà bác. Người già có, thanh niên có, phụ nữ có, bạn nhỏ có, mỗi người đều cầm trong tay một dụng cụ lao động như: cuốc, xẻng, dao, liềm, chổi... Sau khi nghe bác tổ trưởng phân công, bà con tản ra thành các nhóm nhỏ và bắt đầu dọn vệ sinh. Nhóm này thì cắt cỏ, phát quang bụi rậm, chặt gọn cành cây chắn lối đi. Nhóm kia thì quét dọn đường hẻm, thu gom rác. Nhóm khác thì khơi thông cống rãnh để nước mưa tiêu rút nhanh, không gây ra cảnh ngập đường. Mọi người vừa làm vừa râm ran trò chuyện. Chừng một giờ sau, mọi việc đã xong. Bác tổ trưởng đi kiểm tra các việc rồi tuyên bố giải tán. Ai nấy vui vẻ ra về. Chỉ cần bỏ ra một giờ lao động chung, bà con đã làm cho đường phố trong khu sạch đẹp và sáng sủa hơn nhiều.

Việc làm vệ sinh chung là một rất có ích. Nó làm cho môi trường sống tốt lành hơn và cũng tạo cho mọi người một nếp sống sạch sẽ, văn minh. Em rất thích công việc này nên tuần nào cũng vác chổi ra tích cực tham gia quét dọn cùng cô bác.

Loigiaihay.com

Bài liên quan
  • Soạn bài Lòng dân [tiếp theo] trang 31 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 bài Lòng dân [tiếp theo] trang 31 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 3. Vì sao vở kịch được đặt tên là Lòng dân?

  • Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 31, 32 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1

    Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 31, 32 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Câu 2. Từ những điều em đã quan sát được, hãy lập dàn ý bài văn miêu tả một cơn mưa.

  • Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 32, 33 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Luyện tập về từ đồng nghĩa trang 32, 33 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

  • Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 34 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Luyện tập tả cảnh trang 34 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 2. Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em vừa trình bày trong tiết trước, viết thành một đoạn văn.

  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân dân trang 27 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 1. Câu 2. Các thành ngữ, tục ngữ dưới đây nói lên những phẩm chất gì của người Việt Nam ta ?

  • Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường trang 126 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Bảo vệ môi trường trang 126 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. Qua đoạn văn sau, em hiểu khu bảo tồn đa dạng sinh học là gì?

  • Soạn bài Người gác rừng tí hon trang 124 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3 bài Người gác rừng tí hon trang 124 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. Theo lối ba vẫn đi tuần rừng, bạn nhỏ đã phát hiện được điều gì?

  • Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ trang 121 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải câu 1, 2, 3, 4 Luyện từ và câu: Luyện tập về quan hệ từ trang 121 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 4. Đặt câu với mỗi quan hệ từ sau: mà, thì, bằng

  • Tập làm văn: Luyện tập tả người trang 122 SGK Tiếng Việt 5 tập 1

    Giải câu 1, 2 Tập làm văn: Luyện tập tả người trang 122 SGK Tiếng Việt 5 tập 1. Câu 1. Đọc bài văn sau và ghi lại những đặc điểm ngoại hình của người bà [mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt,...]

Video liên quan

Chủ Đề