Khi lượng nước trong cơ thể tăng lên so với bình thường, phát biểu nào sau đây đúng

Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ [ 130 mmHg] hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ [ 80 mm Hg], hoặc cả hai. Tăng huyết áp mà không có nguyên nhân rõ ràng [tăng huyết áp tiên phát] là phổ biến nhất. Tăng huyết áp do một nguyên nhân xác định [tăng huyết áp thứ phát] thường do ngưng thở khi ngủ, bệnh thận mạn hoặc hội chứng cường aldosterol tiên phát [hội chứng Conn]. Thông thường, bệnh không biểu hiện triệu chứng lâm sàng trừ khi huyết áp tăng rất cao hoặc bệnh đã kéo dài. Chẩn đoán bằng đo huyết áp. Các xét nghiệm có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân, đánh giá tổn thương cơ quan đích và xác định các yếu tố nguy cơ tim mạch khác. Điều trị bao gồm thay đổi lối sống và thuốc hạ áp, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc chẹn bêta giao cảm, thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn thụ thể angiotensin II và thuốc chẹn kênh calci.

[Xem thêm 2017 ACC/AHA Hypertension Guidelines]

Ở Mỹ, có khoảng 75 triệu người bị tăng huyết áp. Khoảng 81% trong số những người này biết rằng họ bị tăng huyết áp, chỉ 75% trong số họ đang được điều trị, và chỉ có 51% huyết áp được kiểm soát thích hợp. Ở người trưởng thành, người da đen bị tăng huyết áp phổ biến hơn [41%] so với người da trắng [28%] hoặc so với người Mỹ gốc Mexico [28%], tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong cũng cao hơn ở người da đen.

Huyết áp tăng dần theo tuổi. Khoảng hai phần ba số người > 65 tuổi bị tăng huyết áp, và những người có huyết áp bình thường ở tuổi 55 có 90% nguy cơ tiến triển thành tăng huyết áp trong suốt phần đời còn lại. Vì tăng huyết áp trở nên rất phổ biến khi tuổi cao, huyết áp tăng theo tuổi có vẻ như vô hại, nhưng huyết áp cao làm tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong. Tăng huyết áp có thể xuất hiện trong thai kỳ [xem Tăng huyết áp khi mang thai Tăng huyết áp khi mang thai Các khuyến nghị liên quan đến phân loại, chẩn đoán và quản lý các tình trạng tăng huyết áp [bao gồm tiền sản giật] của Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ [ACOG [1]]. [Xem thêm Tăng huyết áp.] Năm... đọc thêm và xem Tiền sản giật và sản giật Tiền sản giật và sản giật Chứng tiền sản giật là tăng huyết áp mới mắc và chứng đạm niệu sau 20 tuần thai. Chứng sản giật là cơn co giật toàn thân không giải thích được ở bệnh nhân có tiền sản giật. Chẩn đoán lâm sàng... đọc thêm ].

Huyết áp ở người trưởng thành được phân loại: huyết áp bình thường, huyết áp bình thường cao, tăng huyết áp độ 1 [nhẹ] hoặc tăng huyết áp độ 2 [xem Bảng: Phân loại huyết áp ở người trưởng thành * Phân loại huyết áp ở người trưởng thành * Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ [ 130 mmHg] hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ [ 80 mm Hg], hoặc cả hai. Tăng huyết áp mà không có nguyên nhân rõ ràng... đọc thêm ]. Huyết áp bình thường ở trẻ sơ sinh và thanh thiếu niên Huyết áp Thăm khám trẻ khỏe nhằm hướng tới những mục tiêu sau: Tăng cường sức khoẻ Phòng ngừa bệnh thông qua tiêm chủng theo lịch và giáo dục Phát hiện và điều trị bệnh sớm Hướng dẫn phụ huynh tối ưu... đọc thêm thấp hơn nhiều [1 Tham khảo chẩn đoán Tăng huyết áp là tình trạng tăng liên tục của huyết áp tâm thu lúc nghỉ [ 130 mmHg] hoặc huyết áp tâm trương lúc nghỉ [ 80 mm Hg], hoặc cả hai. Tăng huyết áp mà không có nguyên nhân rõ ràng... đọc thêm ].

Nguyên nhân

Tăng huyết áp có thể do:

  • Tiên phát [không rõ nguyên nhân, chiếm 85% số các trường hợp]

  • Thứ phát

Tăng huyết áp tiên phát

trong tăng huyết áp tiên phát huyết động và các thành phần sinh lý [ví dụ: thể tích huyết tương, hoạt động của hệ renin-angiotensin] rất biến đổi, chỉ ra rằng tăng huyết áp tiên phát không phải chỉ có một nguyên nhân đơn lẻ. Ngay cả khi có một yếu tố chịu trách nhiệm cho sự khởi phát của tăng huyết áp, chắc chắn có nhiều yếu tố khác liên quan góp phần duy trì huyết áp tăng hằng định [thuyết khảm]. Ở các tiểu động mạch hệ thống, hoạt động bất thường của các bơm ion trên màng tế bào cơ trơn thành mạch có thể dẫn đến tăng trương lực thành mạch mạn tính. Di truyền cũng có thể là một nguyên nhân, nhưng cơ chế chính xác chưa rõ. Với những người trẻ tuổi, các yếu tố môi trường [ví dụ như chế độ ăn nhiều muối, béo phì, căng thẳng] dường như chỉ ảnh hưởng đến những người có cơ địa nhạy cảm; tuy nhiên, ở những bệnh nhân> 65 tuổi, chế độ ăn nhiều muối thường có xu hướng dẫn đến tăng huyết áp.

Tăng huyết áp thứ phát

Các nguyên nhân thường gặp bao gồm

  • Hội chứng cường aldosterol tiên phát Cường Aldosteron tiên phát Cường aldosteron tiên phát là tăng nồng độ aldosteron do vỏ thượng thận tiết quá nhiều aldosteron [do tăng sản, u tuyến hoặc ung thư biểu mô]. Các triệu chứng và dấu hiệu bao gồm yếu cơ, tình... đọc thêm

  • Bệnh nhu mô thận [ví dụ, viêm thận cầu thận mạn, viêm thận, bệnh thận đa nang, bệnh mô liên kết, tắc nghẽn đường niệu],

  • Bệnh mạch máu thận Tăng huyết áp do bệnh lý mạch thận Tăng huyết áp do mạch thận là huyết áp tăng lên do tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ một hoặc nhiều động mạch thận hoặc nhánh của nó. Thường không có triệu chứng trừ khi bệnh kéo dài thành mạn... đọc thêm

  • Chứng ngưng thở khi ngủ

Những nguyên nhân hiếm gặp khác bao gồm u tủy thượng thận U tế bào ưa crom [ u tủy thượng thận] U tủy thượng thận là một khối u giải phóng catecholamine của các tế bào ưa crôm nằm ở thượng thận. Nó gây tăng huyết áp dai dẳng hoặc tăng huyết áp kịch phát. Chẩn đoán là bằng cách đo các sản... đọc thêm , Hội chứng Cushing Hội chứng Cushing Hội chứng Cushing gồm một nhóm các triệu chứng lâm sàng gây ra bởi mức độ cao mãn tính của cortisol hoặc corticosteroid liên quan. Bệnh Cushing là hội chứng Cushing là kết quả của việc sản xuất... đọc thêm , tăng sản thượng thận bẩm sinh Tổng quan về sự tăng sản thượng thận bẩm sinh Tăng sản thượng thận bẩm sinh là một nhóm các rối loạn di truyền, mỗi đặc trưng bởi sự tổng hợp không đầy đủ của cortisol, aldosterone, hoặc cả hai. Trong các dạng phổ biến nhất, tiền chất hormone... đọc thêm , cường giáp Cường giáp [Xem thêm Tổng quan về chức năng tuyến giáp.] Cường giáp được đặc trưng bởi tăng chuyển hóa và tăng nồng độ các hormone giáp tự do. Nhiều triệu chứng biểu hiện, bao gồm nhịp tim nhanh, mệt mỏi... đọc thêm , suy giáp Suy giáp [Xem thêm Tổng quan về chức năng tuyến giáp.] Chứng suy giáp là thiếu hụt hormon tuyến giáp. Chẩn đoán bằng các đặc điểm lâm sàng như xuất hiện khuôn mặt điển hình, giọng nói chậm khàn, da khô... đọc thêm , cường cận giáp tiên phát, to cực chi [do tuyến yên tiết quá nhiều GH] Bệnh khổng lồ và to đầu chi Bênh khổng lồ và to đầu chi là các hội chứng do tiết ra quá nhiều hormon tăng trưởng [hypersomatotropism] gần như luôn luôn là do u tuyến yên. Trước khi đóng kín mấu trên của não, kết quả là... đọc thêm , hẹp động mạch chủ Hẹp eo động mạch chủ [Xem thêm Tổng quan các dị tật tim mạch bẩm sinh.] Hẹp eo động mạch chủ là một sự thu hẹp cục bộ lòng động mạch chủ, dẫn đến tăng áp lực ở phía trên, phì đại thất trái, và giảm tưới máu của... đọc thêm và các hội chứng sản xuất quá mức các hormone corticoid muối nước ngoài hội chứng tăng aldosteron nguyên phát. Uống nhiều rượu và sử dụng thuốc tránh thai đường uống cũng là những nguyên nhân phổ biến của tăng huyết áp thứ phát. Sử dụng các thuốc ức chế giao cảm, NSAIDs, corticosteroid, cocaine, hay cam thảo thường góp phần gây khó khăn hơn trong việc kiểm soát huyết áp.

Sinh lý bệnh

Vì huyết áp bằng cung lượng tim [CO] × tổng sức cản mạch ngoại vi [TPR], cơ chế gây bệnh bao gồm

  • Tăng cung lượng tim

  • Tăng sức cản mạch ngoại vi

  • Cả hai

Ở hầu hết bệnh nhân, cung lượng tim là bình thường hoặc tăng nhẹ, còn sức cản mạch ngoại vi thường tăng nhiều hơn. Mô hình này là điển hình của tăng huyết áp tiên phát và tăng huyết áp do hội chứng cường aldosteron nguyên phát, u tủy thượng thận, bệnh mạch máu thận, và bệnh do nhu mô thận.

Ở những bệnh nhân khác, cung lượng tim tăng lên [có thể do co những tĩnh mạch lớn], và sức cản mạch ngoại vi không tương xứng với mức độ của cung lượng tim. Sau đó, sức cản mạch ngoại vi tăng và cung lượng tim trở lại bình thường, có thể là do các cơ chế tự điều hòa. Một số bệnh làm tăng cung lượng tim [nhiễm độc giáp, rò động tĩnh mạch, hở động mạch chủ], đặc biệt khi thể tích nhát bóp tăng lên, gây tăng huyết áp tâm thu đơn độc. Một số bệnh nhân lớn tuổi có tăng huyết áp tâm thu đơn độc với cung lượng tim bình thường hoặc thấp, có thể là do sự xơ cứng động mạch chủ và các nhánh lớn của nó. Những bệnh nhân có huyết áp tâm trương cao cố định thường có giảm cung lượng tim.

Thể tích huyết tương có xu hướng giảm khi huyết áp tăng; hiếm khi thể tích huyết tương vẫn bình thường hoặc tăng. Thể tích huyết tương có xu hướng tăng trong tăng huyết áp do cường aldosteron tiên phát hoặc bệnh nhu mô thận và có thể giảm khá thấp trong tăng huyết áp do u tủy thượng thận. Lưu lượng máu thận giảm dần khi huyết áp tâm trương tăng và xơ hóa các tiểu động mạch. GFR [mức lọc cầu thận] vẫn bình thường cho đến giai đoạn muộn của bệnh; kết quả là phân số lọc tăng lên. Lưu lượng mạch vành, mạch não, tưới máu cơ được duy trì trừ khi có kết hợp xơ vữa nặng các mạch này.

Bất thường trong vận chuyển natri.

Trong nhiều trường hợp tăng huyết áp, có sự bất thường trong việc vận chuyển natri qua màng tế bào, vì bơm natri kali [Na+, K+-ATPase] bị khiếm khuyết hoặc bị ức chế hoặc do tăng tính thấm của màng tế bào với ion natri. Kết quả là tăng natri nội bào, làm cho tế bào nhạy cảm hơn với kích thích giao cảm. Canxi được vận chuyển theo natri, do đó việc tích tụ canxi nội bào có thể là nguyên nhân của sự tăng tính nhạy cảm của tế bào. Bởi vì bơm Na+, K+-ATPase có thể bơm norepinephrine trở lại các tế bào thần kinh giao cảm [do đó bất hoạt chất dẫn truyền thần kinh này], sự ức chế cơ chế này cũng có thể làm tăng tác dụng của norepinephrine, gây tăng huyết áp. Những bất thường trong vận chuyển natri có thể xảy ra ở trẻ có huyết áp bình thường có bố mẹ bị tăng huyết áp.

Hệ thống thần kinh giao cảm

Kích thích giao cảm làm tăng huyết áp, huyết áp tăng nhiều hơn ở những bệnh nhân có huyết áp bình thường cao hoặc tăng huyết áp so với những người có huyết áp bình thường. Mặc dù chưa biết sự phản ứng quá mức này là do hệ giao cảm hay do tế bào cơ tim hoặc tế bào cơ trơn thành mạch. Tần số mạch khi nghỉ cao, có thể do hậu quả của sự tăng hoạt động của hệ giao cảm, là một yếu tố dự báo của tăng huyết áp. Ở một số bệnh nhân tăng huyết áp, nồng độ catecholamine trong máu lúc nghỉ cao hơn bình thường.

Hệ Renin-angiotensin-aldosterone

Hệ renin-angiotensin-aldosterone giúp điều hòa thể tích tuần hoàn và do đó, điều chỉnh huyết áp. Renin là một enzyme được hình thành ở phức bộ cạnh cầu thận, xúc tác chuyển đổi angiotensinogen thành angiotensin I. Angiotensin I không hoạt động được phân cắt bởi Angiotensin-converting enzyme [ACE], chủ yếu có ở phổi, nhưng cũng có ở thận và não, để chuyển thành angiotensin II, một chất co mạch mạnh, đồng thời kích thích các trung tâm thần kinh tự động trong não phát các kích thích giao cảm, kích thích giải phóng aldosteron và vasopressin. Aldosterone và vasopressin gây giữ muối và nước, làm tăng huyết áp. Aldosterone cũng làm tăng bài tiết kali; kali huyết tương thấp [ 5 phút, chân đặt trên sàn nhà, có tựa lưng.

  • Tay đặt ngang mức của tim, bộc lộ vùng đo huyết áp [không để áo che phủ].

  • Không tập thể dục, sử dụng caffeine, hoặc hút thuốc trước đo huyết áp ít nhất 30 phút

  • Trong lần khám đầu tiên, đo huyết áp ở cả hai cánh tay và những lần đo tiếp theo, đo ở bên tay có huyết áp cao hơn.

    Chọn kích thước băng đo huyết áp thích hợp cho cánh tay [xem Bảng 9 kích thước băng đo huyết áp ở người trưởng thành 2017 Hypertension Guidelines]. Một băng đo huyết áp có kích thước phù hợp khi đủ che phủ 2/3 chiều dài cánh tay, chiều dài phần chứa hơi của băng đo đủ để vòng quanh > 80% chu vi cánh tay và chiều rộng phần chứa hơi tương đương ít nhất 40% chu vi của cánh tay. Vì vậy, với những bệnh nhân béo phì đòi hỏi phải có những băng đo huyết áp lớn hơn. Người nhân viên y tế sẽ bơm hơi vào băng đo cho đến khi áp lực trong băng lớn hơn huyết áp tâm thu dự kiến, sau đó từ từ xả khí trong khi nghe tiếng đập của động mạch cánh tay. Áp lực tại đó nghe thấy tiếng đập đầu tiên chính là huyết áp tâm thu. Áp lực mà tại đó không còn nghe thấy bất cứ tiếng đập nào nữa là huyết áp tâm trương. Nguyên tắc tương tự được áp dụng để đo huyết áp ở cẳng tay [động mạch quay] và đùi [động mạch khoeo]. Các thiết bị đo huyết áp cơ học nên được lấy chuẩn định kì, các máy đo huyết áp tự động thường không chính xác.

    Huyết áp nên được đo ở cả hai cánh tay vì huyết áp hai tay có sự chênh lệch > 15mmHg thường liên quan với tỉ lệ tử vong cao hơn và đòi hỏi phải đánh giá các mạch lớn phía trên động mạch cánh tay.

    Huyết áp được đo ở đùi [với một băng đo lớn hơn] để loại trừ hẹp động mạch chủ, đặc biệt ở những bệnh nhân bắt mạch đùi yếu hoặc mất. Nếu bệnh nhân có hẹp động mạch chủ, huyết áp chi dưới thường thấp hơn đáng kể.

    Nếu huyết áp đo được không ổn định hoặc tương đương tăng huyết áp độ 1, nên đo huyết áp thêm nhiều lần nữa rồi lấy huyết áp trung bình. Huyết áp có thể tăng khi đo mà bệnh nhân không bị tăng huyết áp, hiện tượng này gọi là "tăng huyết áp áo choàng trắng", tức là huyết áp bệnh nhân sẽ cao khi đo ở các cơ sở y tế, trong khi huyết áp lại bình thường khi đo ở nhà. Tuy nhiên, nếu huyết áp tăng kịch phát xen kẽ với các lần huyết áp bình thường thì thường là bất thường và gợi ý bệnh u tủy thượng thận U tế bào ưa crom [ u tủy thượng thận] U tủy thượng thận là một khối u giải phóng catecholamine của các tế bào ưa crôm nằm ở thượng thận. Nó gây tăng huyết áp dai dẳng hoặc tăng huyết áp kịch phát. Chẩn đoán là bằng cách đo các sản... đọc thêm , các rối loạn giấc ngủ như chứng ngưng thở khi ngủ Ngừng thở tắc nghẽn khi ngủ Ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ [OSA] bao gồm các giai đoạn đóng lại toàn bộ hoặc một phần của đường thở trên xảy ra trong thời gian ngủ và dẫn đến ngừng thở [được định nghĩa là thời kỳ ngưng thở... đọc thêm , hoặc sử dụng ma túy.

    Lịch sử

    Tiền sử bao gồm khoảng thời gian từ lúc bệnh nhân được chẩn đoán tăng huyết áp và huyết áp của bệnh nhân trong các lần đo trước đó, tiền sử hoặc triệu chứng gợi ý bệnh động mạch vành, suy tim, ngưng thở khi ngủ hoặc ngáy to; tiền sử hoặc triệu chứng của các rối loạn liên quan khác [như đột qụi, rối loạn chức năng thận, bệnh động mạch ngoại vi, rối loạn lipid máu, tiểu đường, gout]; và tiền sử gia đình của bất kỳ rối loạn nào trong số những bệnh này.

    Tiền sử xã hội bao gồm thói quen vận động, sử dụng thuốc lá, rượu, chất kích thích [cả thuốc được kê đơn và bất hợp pháp]. Tiền sử chế độ ăn uống tập trung vào chế độ ăn nhiều muối và chất kích thích [ví dụ như trà, cà phê, soda có chứa caffeine, thức uống tăng lực].

    Khám thực thể

    Khám thực thể bao gồm đo chiều cao, cân nặng và chu vi vòng eo; soi đáy mắt để kiểm tra bệnh võng mạc Triệu chứng cơ năng và thực thể Bệnh võng mạc tăng huyết áp là tổn thương mạch máu võng mạc do tăng huyết áp. Các dấu hiệu thường tiến triển muộn trong bệnh. Khám đáy mắt thấy co thắt động mạch, bắt chéo động tĩnh mạch, biến... đọc thêm ; nghe dọc động mạch cảnh và động mạch chủ bụng tìm tiếng thổi, cũng như thăm khám toàn diện tim mạch, hô hấp, thần kinh. Khám bụng để kiểm tra xem có thận to và các khối u khác ở ổ bụng. Bắt mạch ngoại vi để phát hiện mạch đùi yếu hoặc mất trong hẹp động mạch chủ, đặc biệt ở những bệnh nhân tăng huyết áp

    Chủ Đề