Khi xuất hiện giá cả độc quyền thì giá cả thị trường lên xuống xoay quanh yếu tố nào?

Giá cả hàng hóa ra đời trong quan hệ trao đổi khi tiền tệ đã phát sinh. Sự xuất hiện và phát triển của phạm trù giá cả gắn liền với sự phát triển nền kinh tế hàng hóa và hoàn thiện Nhà nước. Vậy khái niệm giá cả hàng hóa là gì, trên thị trường giá cả hàng hóa xoay quanh các yếu tố nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

[Có thể bạn nên đọc]

Giá cả hàng hóa là gì?

Giá cả hàng hoá là biểu hiện bằng tiền của giá trị trao đổi của hàng hoá, nghĩa là số tiền phải trả cho một hàng hoá, một dịch vụ hay một tài sản nào đó.

Các đặc trưng cơ bản của giá cả:

– Giá cả phản ánh mối quan hệ về lợi ích kinh tế giữa người mua và người bán.

– Giá cả biểu hiện sự thừa nhận của thị trường về hàng hóa thông qua quyết định của người mua.

Chức năng của giá cả hàng hóa

1- Chức năng thông tin: Giá cả phản ánh mối quan hệ cung-cầu, phản ánh sự biến động của giá. Nhất là trong lĩnh vực phân phối, lưu thông và tiêu dùng, sự biến động của giá cả cung cấp các thông tin cần thiết để các đơn vị kinh tế đưa ra quyết định đúng đắn.

2- Chức năng phân bổ nguồn lực: Giá cả điều tiết quy mô sản xuất của xí nghiệp, bố trí tài nguyên giữa các ngành và cân đối tổng cung và tổng cầu của xã hội.

3- Chức năng thúc đẩy tiến bộ kỹ thuật: Giảm lao động xã hội trung bình cần thiết.

4- Chức năng phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân và cá nhân.

5- Chức năng lưu thông hàng hóa: Giá cả lên xuống giúp điều tiết lợi ích của mọi người, chỉ huy hành động của người sản xuất và điều tiết hành vi của người tiêu dùng.

Vai trò của giá cả đối với nền kinh tế thị trường 

1. Đối với các doanh nghiệp:

– Là công cụ quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đạt được mục tiêu nhất định. Trong điều kiện thị trường hiện nay, giá cả là công cụ cạnh tranh, có thể thay đổi nhanh chóng, không giống như các tính chất của sản phẩm khác.

– Là yếu tố quyết định mức độ chi phí sản xuất và mức độ lợi nhuận nhất định của doanh nghiệp. 

– Là phương án kinh doanh quan trọng giúp cho doanh nghiệp nhận biết và đánh giá các cơ hội kinh doanh. 

2. Đối với người tiêu dùng:

– Là yếu tố quyết định việc lựa chọn của người mua. 

– Là sự đánh giá sự hiểu biết của người mua về sản phẩm mà họ mua. 

– Là chỉ số đánh giá phần được và chi phí người mua phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hoá.

Giá cả của hàng hoá có thể hiểu là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị, cụ thể:

– Khi cung và cầu của một hay một loại hàng hóa về cơ bản ăn khớp với nhau thì giá cả phản ánh và phù hợp với giá trị của hàng hoá đó.

– Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung thấp hơn cầu.

– Giá cả sẽ thấp hơn giá trị của hàng hoá nếu số lượng cung cao hơn cầu.

Giá cả hàng hóa phái sinh phụ thuộc vào yếu tố nào?

Giá cả hàng hóa phái sinh được hình thành và vận động chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố sau đây:

Theo quy luật cung cầu: Cung cao hơn cầu thì giá giảm và cung thấp hơn cầu thì giá tăng.

Giá trị của hàng hóa: Giá trị của hàng hóa chịu tác động bởi năng suất lao động và mức độ phức tạp của lao động. Tức là một hàng hóa được làm ra mất nhiều thời gian, công sức lao động thì nó giá cả hàng hóa càng cao.

Giá trị sử dụng của hàng hóa: Tức là công dụng của hàng hóa.

Các biến động của thời tiết như: Lũ lụt, hạn hán, tuyết rơi gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Biến động với tính chất mùa vụ thu hoạch: Nếu vào mùa dự kiến có một nguồn cung dồi dào thì mức giá sẽ giảm. Hàng hóa càng vào cuối mùa sẽ càng tăng giá cao hơn.

Tác động của các chính sách kinh tế: giá cả có thể thay đổi theo từng thời kỳ để phù hợp với sự phát triển trong nước và thế giới.

Trên đây là nội dung về giá cả hàng hóa trên thị trường và các yếu tố ảnh hưởng đến giá mà bạn nên tham khảo. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm các bản tin thị trường khác, đừng quên theo dõi trang FINVEST để nhận thông báo hàng ngày nhé!

Quy luật giá trị trong kinh tế chính trị Marx-Lenin là quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất hàng hóa, quy định bản chất và là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hóa, nó quy định mặt chất và sự vận động về mặt lượng của giá trị hàng hoá, theo đó, việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải căn cứ vào hao phí lao động xã hội cần thiết cũng như trao đổi theo nguyên tắc ngang giá[1]. Trong nền kinh tế thị trường, quy luật giá trị được biểu hiện thông qua giá cả hàng hóa, đó là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, Quy luật giá trị hoạt động thể hiện ở sự vận động của giá cả xoay xung quanh trục giá trị[2].

Mác - người đã nêu ra quy luật về giá trị

Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên thời gian lao động xã hội cần thiết. Trong sản xuất, tác động của quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức hao phí lao động xã hội cần thiết có như vậy họ mới có thể tồn tại được. Trong trao đổi, hay lưu thông, phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hóa được trao đổi với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.

Thông qua sự vận động của giá cả hàng hóa trên thị trường mới thấy được sự vận động của quy luật giá trị. Giá cả là biểu hiệu bằng tiền của giá trị. Giá trị là nội dung, cơ sở của giá cả. Do đó, giá cả phụ thuộc vào giá trị. Tuy nhiên, trên thị trường, giá cả còn chịu ảnh hưởng của quy luật cung - cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ. Sự tác động của các yếu tố đó làm cho giá trị và giá cả không đồng nhất với nhau mà tách rời nhau. Sự vận động của giá cả của các hàng hóa trên thị trường sẽ lên, xuống xoay quanh giá trị. Cơ chế tác động của quy luật giá trị thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị và giá trị như cái trục của giá cả. Đối với một hàng hóa, giá cả có thể chênh lệch với giá trị nhưng đối với toàn bộ hàng hóa, tổng giá cả bằng tổng giá trị của chúng.

Trong nền sản xuất hàng hóa, quy luật giá trị có các tác động sau:

Điều tiết sản xuất, lưu thông

Quy luật giá trị điều tiết sản xuất hàng hóa được thể hiện trong hai trường hợp sau:

  • Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả cao hơn giá trị, hàng hóa bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hóa khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
  • Nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi, ở ngành khác lại có thể tăng lên. Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.

Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Tác động điều tiết lưu thông hàng hóa của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hóa từ nơi có giá cả thấp hơn đến nơi có giá cả cao hơn, và do đó, góp phần làm cho hàng hóa giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

Kích thích cải tiến

Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

Các hàng hóa được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hóa đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vậy người sản xuất hàng hóa nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hóa cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.

Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.

Phân hóa sản xuất

Quy luật này phân hóa những người sản xuất hàng hóa thành giàu, nghèo. Những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết [theo giá trị] sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.

Ngược lại, những người sản xuất hàng hóa nào có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hóa sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi, thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.

  • Giáo trình Kinh tế học Chính trị Mác – Lê nin [tái bản], Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2005
  • Kinh tế Chính trị Mác – Lênin [in lần thứ hai có sửa chữa, bổ sung], Vũ Anh Tuấn, Phạm Quang Phân, Tô Đức Hạnh, Nhà xuất bản Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2007
  • 100 câu hỏi và bài tập kinh tế chính trị Mác – Lênin [tái bản lần thứ 5], An Như Hải, Nhà xuất bản Lý luận chính trị, Hà Nội, năm 2008
  • Chính trị, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Chủ biên: Lê Thế Lạng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, năm 2004 [tái bản có bổ sung, sửa chữa]

  1. ^ Tác động của quy luật kinh tế thị trường đến phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
  2. ^ Lưu thông hàng hóa trong điều kiện vừa chống dịch Covid-19 vừa tuân thủ các quy luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Quy_luật_giá_trị&oldid=68429057”

Video liên quan

Chủ Đề