King buôn may xẹp lai lai tiếng tày là gì năm 2024

Từ buổi bình minh của mình, trải qua không biết bao thế hệ, tiếng Tày luôn cùng tộc người Tày song hành trong cuộc mưu sinh. Tiếng Tày không thua kém một tiếng nói nào trên thế giới. Nó đủ độ phong phú và đa dạng để lột tả đến tận cùng mọi cung bậc tình cảm con người. Nhưng một thực trạng đáng buồn là hiện nay "tốc độ" tiếng Tày đang mai một ngày càng gia tăng đến mức báo động.

Tiếng Tày [tiểng Tày] là tiếng nói của người Tày, một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Thái trong hệ ngôn ngữ Tai-Kadai. Tiếng Tày có quan hệ gần gũi với tiếng Nùng, tiếng Tráng ở mức trao đổi trực tiếp được, và giao tiếp được với người nói tiếng Lào, tiếng Thái.

Người Tày có vùng cư trú truyền thống là Bắc bộ Việt Nam và tỉnh Quảng Tây Trung Quốc.

Tại Việt Nam người Tày có mặt ở các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Lào Cai, Hòa Bình. Từ thế kỷ 20 đã di cư vào phía nam, cư trú nhiều ở Đắk Lắk, Lâm Đồng.

Tại Trung Quốc người Tày được xếp chung trong mục người Tráng.

Trước đây tiếng Tày sử dụng chữ viết là chữ Nôm-Tày, dạng chữ này hiện giờ không còn được sử dụng và chỉ một số ít người còn biết viết loại chữ này

Ngày nay tại Việt Nam chữ quốc ngữ [chữ Latinh] được sử dụng viết tiếng Tày, và vấn đề phát âm của tiếng Tày theo chữ quốc ngữ không có sai là bao nhiêu. Ngày nay người Tày di cư vào Tây Nguyên, nhiều phần phát âm theo người Việt vẫn bị pha trộn ít nhiều.

Quan hệ giữa tiếng Tày và một số ngôn ngữ khác[sửa | sửa mã nguồn]

Tày Phén Giáy Thái [Việt Nam] Choang [Trung Quốc] Xiêm [Thái Lan] Lào Nghĩa Pì noọng Pì noọng Pi nuống Pi noọng Pei nuộng P'i noóng Phí noọng anh em Tha vằn Tha vằn Tang văn Ta vèn Ta ngổn Tà văn Ta vên Mặt trời Bươn Bươn Đươn bươn Đưên Đươn Đươn Tháng Vài Vài Vải Khoai Vài Khoai Khoai Trâu Thây Thấy Xây Thay Xơi Thẩy Thay Cái cày Mì Mì Mi Mì, mi Mì Mi Mi Có Slam/tham slam slam sam sam Xảm Xám 3 Hả Hả Há Há, hạ hả hà Hạ 5

Phương ngữ[sửa | sửa mã nguồn]

Các phương ngữ tiếng Tày bao gồm:

  • Tiếng Tày Bảo Lạc được nói ở huyện Bảo Lạc, phía Tây tỉnh Cao Bằng.
  • Tiếng Tày Trùng Khánh được nói ở huyện Trùng Khánh, đông bắc tỉnh Cao Bằng.
  • Tiếng Tày Bình Liêu, được nói ở huyện Bình Liêu, đông bắc tỉnh Quảng Ninh.
  • Tiếng Thu Lao, phương ngữ tiếng Tráng Đại có lẽ nên được coi là một ngôn ngữ khác.

Bộ chữ Tày Nùng 1961[sửa | sửa mã nguồn]

Phụ âm[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên âm Chữ Thí dụ Nghĩa /ɓ/ b bẻ dê /k/ c cáy gà k ki còi q quai khôn /k/ k khay tu mở cửa /z/ d dú ở /ɗ/ đ đo đủ /f/ f fạ trời /h/ h hai trăng /l/ l lăng lưng /m/ m má chó /n/ n ray ruộng /r/ r rằng ổ /p/ p pu cua /s/ x xú tai /t/ t tú cửa /v/ v và sải /ɲ/ nh nhả cỏ /c/~/tɕ/ ch chả mạ /ŋ/ ng ngà vừng /tʰ/ th tha mắt /kʰ/ kh kha chân /pʰ/ ph phải vải /ɬ/ sl slam ba /ɓj/ bj bjoóc hoa /mj/ mj mjạc trơn /pj/ pj pja cá /pʰj/ phj phja núi đá những âm địa phương /t'/ t' t'ả sông /w/ w wằn ngày /j/ j ja thuốc /ɣ/ c cần người Những âm mượn tiếng Việt / / gi giờ /tʂ/ tr trường /ʂ/ s [học] sinh

Nguyên âm[sửa | sửa mã nguồn]

Phiên âm Chữ Thí dụ Nghĩa /a/ a ca con quạ /ă/ ă mắn vững chắc /ə/~/ɤ/ ơ tơ tơ lụa /ə̆/~/ɤ̌/ â bân bay /ɛ/ e bén cái mẹt /e/ ê mên thối, hôi /i/ i pi năm [thời gian] /u/ u mu lợn /ɨ/~/ɯ/ ư mử mợ /ɔ/ o mỏ nồi /o/ ô nồm sữa /iə/ iê, ia 1.niêng; 2.mìa 1.diều; 2.vợ /uə/ uô, ua 1.tuống; 2.tua 1.dây quai; 2.con /ɨə/~/ɯɤ/ ươ, ưa 1.nưới; 2.mừa 1.mệt; 2.đi

  1. Các nguyên âm dài: i, u,ư...trong tiếng Tày Nùng sẽ được thể hiện bằng hai chữ cái, như: khiing [gừng], khuúp [đầy năm]
  2. Đánh dấu sắc ['] các từ có kết cấu là âm tiết khép: hap [cách viết theo phương án không dấu] ---> háp [gánh]

Thanh điệu[sửa | sửa mã nguồn]

Tên Dấu Nét Không dấu ˧ Dấu sắc ↗ ˧˥ Dấu huyền ↘ ˨˩ Dấu hỏi ʔ ˧˩˧ Dấu nặng . ˧˨ˀ

Trong phương án có dùng dấu ngã /~/ để ghi các từ mượn từ tiếng Việt. Trong phương án không có ký hiệu để ghi thanh lửng, những từ mang thanh lửng đều được thể hiện bằng thanh hỏi /?/.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương. Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Kết quả toàn bộ. Hà Nội, 06/2010. Biểu 5, tr.134.
  • Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin, eds. [2017]. "Tay". Glottolog 3.0. Jena, Germany: Max Planck Institute for the Science of Human History.
  • Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập [2013]. “Tay”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology. Edmondson, Jerold A., Solnit, David B. [eds]. 1997. Comparative Kadai: the Tai branch. Summer Institute of Linguistics and the University of Texas at Arlington Publications in Linguistics 124. Dallas: Summer Institute of Linguistics and the University of Texas at Arlington.

Chủ Đề