Kỹ năng quản lý thời gian trong học tập

Mỗi giây trôi qua không bao giờ lấy lại được, vì vậy trước khi làm việc gì bạn nên có kế hoạch cụ thể để quản lý thời gian một cách khoa học nhất, tránh bị lãng phí thời gian một cách vô bổ. Tuy nhiên nhiều người vẫn phải lo rượt đuổi thời gian do không biết tận dụng, sắp xếp công việc và cuộc sống thế nào cho phù hợp nhất. Vậy thời gian quan trọng thế nào và làm sao để có kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.

Xác định mục tiêu

Xác định mục tiêu là cách quản lý thời gian khoa học nhất. Khi có mục tiêu rõ ràng bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để đạt được mục tiêu đó. Đương nhiên việc để làm được việc đó bắt buộc bạn phải lên lịch trình cụ thể trong một khoảng thời gian bao lâu phải hoàn thành mục tiêu. Khi đó bạn sẽ làm chủ được thời gian và không để thời gian trôi đi một cách lãng phí.

Liệt kê những công việc cần phải làm

Liệt kê ra danh sách những công việc cần phải làm trong ngày, trong tuần và trong tháng. Việc này sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý được quỷ thời gian quý giá của mình. Bạn sẽ biết mình cần phải làm gì vào giờ nào, như vậy bạn sẽ không phải mất thời gian nhớ xem mình phải làm việc gì trong ngày hôm nay hoặc việc gì tiếp theo sau khi hoàn thành xong công việc nào đó.

Sắp xếp công việc theo thứ tự ưu tiên

Sau khi liệt kê những công việc cần làm, bạn hãy dành chút thời gian kiểm tra lại xem công việc nào quan trọng cần phải làm trước, công việc nào có thể để lại sau. Những công việc quan trọng bạn hãy đánh dấu lại và làm ngay để đảm bảo công việc được hoàn thành đúng thời gian, sau đó hãy tiếp tục làm những công việc còn lại.

Việc sắp xếp kiểu này giúp bạn không phải vội vàng hay căng thẳng vì lỡ quên những việc quan trọng mà vẫn đảm bảo những công việc khác vẫn được giải quyết đúng thời hạn.

Tổng kết lại công việc

Trước khi kết thúc một ngày làm việc, bạn nên tổng kết lại công việc vào cuối ngày để xem bạn đã làm được những gì và chưa làm được gì, bạn đã mất bao nhiêu thời gian cho những công việc đó và có thật sự hiệu quả hay không. Quỹ thời gian bạn dành cho những công việc đó đã thật sự khoa học chưa, nếu có chỗ nào chưa hợp lý hãy tìm ra lý do và khắc phục để những lần làm sau sẽ rút ngắn được khoảng thời gian vàng ngọc để dành cho việc khác.

Tính kỷ luật và thói quen

Để sử dụng thời gian một cách khoa học bạn cũng phải tập cho mình tính kỷ luật và những thói quen tiết kiệm thời gian. Hãy đặt ra cho bản thân những quy tắc riêng và làm theo những quy tắc đó. Có thể thời gian đầu bạn cảm thấy khó khăn, nản chí nhưng hãy tập từ từ, bạn sẽ quen. Khi đó mọi thứ sẽ được theo ý và chắc chắn bạn sẽ thấy rằng bạn có nhiều thời gian hơn cho cuộc sống cũng như công việc, sẽ kết thúc tình trạng ngày nào cũng vội vàng lo chạy đua với thời gian nhưng mọi thứ lại không được như ý.

Tập trung

Tập trung là cách rất tốt để bạn không lãng phí thời gian. Khi làm công việc gì đó bạn hãy tập trung tất cả sức lực và trí tuệ cho công việc, điều đó không chỉ đem lại kết quả công việc cao mà còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Bởi khi tập trung bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành công việc và có thời gian cho việc khác.

Lên thời gian cụ thể cho công việc

Để tiết kiệm thời gian, bạn nên lên thời gian cụ thể cho từng công việc như: Xác định thời gian bắt đầu, thời gian cho từng bước thực hiện, thời gian kết thúc và tổng thời gian để hoàn thành công việc đó là bao lâu. Khi đó bạn sẽ có một bảng kế hoạch chi tiết và thời gian cụ thể, không sợ bị ảnh hưởng đến kết quả công việc và không bị lãng phí những khoảng thời gian quý giá.

Sắp xếp nơi làm việc khoa học

Sắp sếp nơi làm việc khoa học giúp bạn không mất thời gian tìm kiếm những hồ sơ, tài liệu cần thiết khi cần. Một nơi làm việc lộn xộn với đống tài liệu mới - cũ, quan trọng - không quan trọng hỗn độn không chỉ khiến bạn cảm thấy rối mắt mà nó còn làm mất nhiều thời gian khi bạn cần tìm một loại tài liệu gì đó. Vì vậy hãy sắp xếp ngăn nắp và khoa học cho nơi làm việc khi đó bạn sẽ có thêm nhiều thời gian để không phải lãng phí thời gian cho những công việc vô bổ.

Khi bạn là người có mục tiêu, biết sắp xếp công việc một cách khoa học bạn sẽ cảm thấy quỹ thời gian như được nới rộng hơn. Vì vậy, ngay bây giờ bạn hãy tự kiểm lại bản thân một cách nghiêm khắc để xem mình đã quản lý thời gian như thế nào, có hiệu quả hay không, đã bị lãng phí thời gian vì những lý do gì… Khi đó bạn sẽ biết mình cần phải làm gì để không đánh mất thời gian vàng ngọc nữa.

Thúy Lộc

Trong cuộc sống có rất nhiều thứ khiến bạn phải thốt lên rằng “Sao ông trời lại không công bằng với tôi thế này?”. Tuy nhiên có một thứ mà “ông trời đều rất công bằng với tất cả mọi người, đó chính là thời gian. Ai cũng có 24 giờ mỗi ngày như nhau, tuy nhiên những giá trị thời gian của mỗi người là khác nhau. Có người trong một giờ có thể có thể tiếp thu được cho bản thân rất nhiều kiến thức, hoàn thành rất nhiều bài tập nhưng có người có người không vào đầu được chữ nào, thậm chí bị stress trong học tập vì cảm thấy bài tập thì rất nhiều và thời gian thì không có… Còn bạn? Mỗi ngày bạn sử dụng thời gian trong cho việc học tập của mình như thế nào? Và các bước nào có thể giúp học sinh quản lý thời gian hiệu quả?

Quản lý thời gian hiệu quả

>>>Xem thêm: Khóa học kỹ năng sống toàn diện cha mẹ tham khảo XEM THÊM TẠI ĐÂY.

Quản lý thời gian là gì?

Quản lý thời gian chính là việc chia nhỏ các phần công việc cần làm rồi xếp chúng vào các khoảng thời gian nhất định, phù hợp với nhịp sống hằng ngày của bạn. Về cơ bản, kỹ năng quản lý thời gian cũng là quản lý chính mình, cách bạn điều khiển những hành động sao cho hợp lý với kế hoạch đã định sẵn, điều đó chính là bản chất ý nghĩa của kỹ năng đặc biệt này. Để đánh giá về việc quản lý thời gian hiệu quả, bạn không nên chỉ xét về tốc độ hoàn thành công việc, mà còn cần xét mức độ hiệu quả của chúng – yếu tố quan trọng hơn hết thảy.

Bước 1: Xác định mục tiêu trước khi ngồi và bàn học

Xác định mục tiêu trước khi ngồi vào bàn học được coi là phương pháp quản lý thời gian học hiệu quả nhất hiện nay. Một khi xác định được mục tiêu học tập hôm nay của mình là gì thì bạn sẽ biết mình phải làm gì để hoàn thành mục tiêu đó. Khi một kế hoạch lớn được cụ thể hóa thành những mục tiêu nhỏ thì danh sách công việc sẽ trở nên chi tiết và rõ ràng hơn, thời gian hoàn thành bài tập cũng nhờ đó mà dễ dàng được xác định. Kết quả là bạn luôn luôn chủ động trong từng hành động và có thể làm chủ được nhiều tình huống phát sinh trong lúc học tập, từ đó hiệu quả và năng suất học tập cũng được cải thiện đáng kể.

Bước 2:  Viết danh sách các bài tập cần làm vào sổ tay

Dù bạn là người có trí nhớ tốt thế nào, bạn cũng sẽ có thể bỏ sót một số nhiệm vụ hay bài tập về nhà khi có quá môn học trong ngày/tuần. Thêm vào đó, quá nhiều thứ cuốn hút bạn từ cuộc sống bên ngoài mỗi ngày khiến đầu óc bạn bị quá tải.

Hãy liệt kê các bài tập, nhiệm vụ bạn cần làm hằng ngày ra sổ tay. Ghi chú thêm những điều cần chú ý đối với mỗi môn học. Việc này không chỉ giúp bạn không bỏ sót bài tập hay nhiệm vụ được giao mà còn dễ kiểm soát được thời gian học tập, phân bổ lịch học phù hợp.

Bước 3: Sắp xếp thứ tự ưu tiên cho các môn học quan trọng.

Dựa vào các yếu tố về thời gian cũng như mức độ quan trọng của các môn học để sắp xếp các thứ tự ưu tiên cho môn học hợp lý. Ví dụ, các bài tập gấp và quan trọng sẽ được ưu tiên giải quyết trước. Việc cân đối giải quyết các bài tập giúp bạn hoàn thành các môn học đúng tiến độ.

Bước 4: Lên thời gian cụ thể cho từng môn học

Bạn có thể xác định thời gian học tập cụ thể từ lúc bắt đầu, thời gian để thực hiện các bài tập hay học các môn học và thời gian kết thúc cũng như tổng thời gian để hoàn thành việc học tập là bao lâu. Nó sẽ là một bảng thời gian biểu chi tiết đầy đủ kế hoạch và thời gian cụ thể, không ảnh hưởng đến những dự định khác và không có thời gian chết.

Bước 5: Tập trung thực hiện học tập theo đúng kế hoạch đã lập ra

Tập trung là cách rất tốt để bạn không lãng phí thời gian trong học tập. Khi làm bài tập nào đó bạn hãy tập trung tất cả sức lực và trí tuệ cho bài tập, điều đó không chỉ đem lại kết quả công việc cao mà còn giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Bởi khi tập trung bạn sẽ nhanh chóng hoàn thành việc học tập và có thời gian cho việc khác.

Bước 6: Tổng kết lại buổi học và chuẩn bị đồ dùng cho buổi học ngày mai

Trước khi kết thúc một ngày bạn nên dành thời gian để tổng kết toàn bộ kiến thức, các bài môn học trong ngày đó. Theo đó bạn sẽ xem xét mình đã hoàn thành mọi mục tiêu cho cả ngày chưa, mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành và có thật sự hiệu quả không. Nếu nhận ra kỹ năng quản lý thời gian của mình chưa thực sự hoàn thiện thì nhanh chóng tìm sửa chữa và khắc phục cho ngày tiếp theo.

Nắm giữ thời gian trong tầm tay giúp bạn thành công trong việc chinh phục kiến thức. Để thành công bạn nên dành nhiều thời gian để lập ra một kế hoạch học tập tốt và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch học tập của mình, điều chỉnh một cách phù hợp. Chúc bạn thành công và có kết quả tốt trong học tập.

wedowegood-school

Video liên quan

Chủ Đề