Làm sao biết mình thuộc tổ dân phố nào

Ngày 6/9, trong chương trình livestream Dân hỏi - Thành phố trả lời, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho biết, từ nay đến 15/9, TP HCM sẽ cho các vùng xanh thí điểm mở một số dịch vụ bán mang về. Hệ thống siêu thị, chuỗi cung ứng được mở đến xã, phường, thị trấn và người dân ở vùng xanh được đi chợ mỗi tuần một lần. Ở vùng đỏ, shipper sẽ đi chợ thay cho người dân.

Thông tin trên khiến nhiều người tìm đến những ứng dụng hỗ trợ tra cứu vùng xanh, đỏ. Để kiểm tra, người dân có thể truy cập trang bando.tphcm.gov.vn/ogis. Trong phần giao diện chính, bản đồ hiển thị các thông tin về điểm xét nghiệm, vùng phong toả, điểm tiêm chủng, các thống kê, báo cáo...

Thông tin về "Bản đồ vùng xanh theo tổ dân phố" được đặt trong Menu mở rộng ở góc phải, bên trên màn hình.

Sau khi nhấn vào bản đồ vùng xanh, người dân chọn khu vực mình đang sống để tra cứu. Bản đồ cung cấp thông tin chi tiết về số ca nhiễm của các hộ gia đình theo từng tổ dân phố, phường, quận/huyện và thành phố Thủ Đức.

Trên bản đồ hiển thị 6 màu tương ứng: vùng xanh, vùng đỏ, vùng cận xanh, vùng vàng, vùng cam và khu vực đang cập nhật. Trong đó, tổ dân phố có 3 hộ trở lên đang là F0 sẽ nằm trong vùng đỏ. Vùng xanh là tổ dân phố không có ca F0 trong vòng 14 ngày. Vùng vàng [vùng nguy cơ] có một hộ F0 không tiếp xúc. Dữ liệu trên bản đồ được cập nhật liên tục.

Ngoài ra, bản đồ Covid-19 của TP HCM cũng cung cấp thông tin về tổng số ca dương tính theo từng tổ dân phố đến phường, quận và toàn thành phố. Thông tin chi tiết về số ca lây nhiễm trong cộng đồng, trong khu cách ly, bệnh viện, nơi phong toả cũng được hiển thị theo màu sắc, giao diện trực quan, dễ sử dụng.

Trong khi đó, người dân ở Hà Nội cũng có thể kiểm tra bằng cách truy cập bản đồ covidmaps.hanoi.gov.vn. Trên đây, thông tin về mức độ nguy cơ lây nhiễm theo màu của từng phường, quận. Số ca nhiễm cũng được cập nhật liên tục theo ngày.

Bản đồ thông tin dịch tễ Covid-19 của Hà Nội.

Tương tự, tại một số tỉnh thành đang có diễn biến phức tạp về dịch bệnh như Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ..., người dân cũng có thể truy cập bản đồ Covid-19 theo từng địa phương để xem khu vực mình đang sống nằm trong vùng nào. Tuỳ mỗi địa phương, màu sắc về nguy cơ lây nhiễm có thể được quy định khác nhau.

Khương Nha

Mới đây, chủ tịch UBND TP.HCM cho biết thành phố sẽ tiếp tục duy trì thực hiện các chủ trương, biện pháp phòng chống dịch như đã tiến hành từ ngày 23/8 cho đến hết ngày 15/9. Theo công văn,các siêu thị sẽ mở đến từng xã, phường, thị trấn để shipper mua hàng cho người dân vùng đỏ và người dân "vùng xanh" được đi chợ 1 lần/tuần.

Điều này khiến nhiều người thắc mắc sau 15 ngày thực hiện chỉ thị "Ai ở đâu, ở yên đó" khu vực nơi mình ở đang thuộc vùng đỏ hay vùng xanh. Để kiểm tra chính xác điều này bạn thực hiện truy cập vào Bản đồ Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh//bando.tphcm.gov.vn/ogis. Sau đó bạn thực hiện mở Menu mở rộng bên góc trái màn hình, chọn tiếp bản đồ vùng xanh theo tổ dân phố.

Truy cập vào Bản đồ Covid-19 tại TP. Hồ Chí Minh và chọn công cụ góc trái màn hình

Lúc này bản đồ sẽ cho bạn xem được thông tin chi tiết đến từng tổ dân phố của mỗi phường, mỗi quận của thành phố. Thông tin chi tiết được hiển thị đầy đủ về số ca mắc Covid-19 trong các hộ gia đình thuộc tổ dân phố, phường, quận...

Thông tin hiển thị vô cùng chi tiết

Chỉ cần vài bước đơn giản bạn đã kiểm tra được gia đình mình có đang nằm trong vùng an toàn hay không để yên tâm hơn nhé.

Hàng trăm hộ dân đang sống ở các chung cư cao tầng tại TP. Vũng Tàu như: 199 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, OSC Land, Saigonres Tower… đang bức xúc không biết mình thuộc tổ dân cư nào. Hệ lụy là quyền lợi và nghĩa vụ công dân của họ không được bảo đảm. Nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước cũng khó đến được với các hộ dân nơi đây.

Chung cư Vũng Tàu Seaview 1, 2 và 4 nơi có hàng trăm hộ gia đình sinh sống nhưng chưa thành lập tổ dân cư.

Thiếu sự quản lý và điều hành

Chuyển đến phòng B6-30 chung cư 199 Nam Kỳ Khởi Nghĩa [phường 3] từ năm 2012, nhưng đến tận bây giờ ông Bùi Quyết Tiến vẫn chưa biết mình thuộc tổ dân phố nào, sinh hoạt ở đâu. Đây cũng là thắc mắc chung của hàng trăm hộ dân chung cư nơi đây. Do chưa thành lập tổ dân cư nên những đợt triển khai kế hoạch ngừa sởi, rubela và điều tra phổ cập giáo dục ở chung cư cũng không ai đứng ra lo. “Năm ngoái, tôi và nhiều phụ huynh khác ở chung cư có con đến tuổi học mẫu giáo. Khi tới hỏi một trường công trên địa bàn phường 3, chúng tôi nhận câu trả lời là: “Địa phương chưa liên hệ nên trường không có chủ trương tuyển các cháu ở chung cư này”. Vì vậy, tôi và các phụ huynh khác buộc phải cho cháu học trường tư. Không những thế, nhiều đợt tiêm chủng mở rộng cho các cháu, chúng tôi cũng không được biết”, chị Bùi Thị Huyền, phòng B12-24, nói giọng bức xúc.

Tương tự như ở chung cư 199 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, nhiều hộ ở chung cư Saigonres Tower [phường Thắng Tam] cũng bức xúc không kém vì không có tổ dân cư cũng không tổ chức đoàn thể. Nhiều người lớn tuổi ở đây muốn gặp gỡ, giao lưu với nhau nhưng không biết đoàn thể nào để sinh hoạt. Chưa có mô hình quản lý dân cư, nên chẳng có hộ nào được công nhận gia đình văn hóa. Không có ai phát động và không biết đóng góp bằng cách nào cho chương trình ủng hộ đồng bào các tỉnh miền Trung bị lũ lụt hay đóng góp gây quỹ ủng hộ biển đảo… “Nói chung sống ở đây chúng tôi nhà nào chỉ biết nhà nấy, quyền lợi và nghĩa vụ công dân cũng không ai quan tâm. Chúng tôi tha thiết đề nghị các cơ quan chức năng sớm thành lập mô hình quản lý như tổ dân cư để tạo thuận tiện cho đời sống, sinh hoạt của bà con nơi đây”, ông Trần Ngọc Danh, căn hộ 709, chung cư Saigonres Tower nói.

Tạm dừng thành lập tổ dân cư mới

Trao đổi với phóng viên, một cán bộ Phòng Nội vụ TP. Vũng Tàu cho biết, trong vài năm qua, việc nhiều chung cư đã đi vào hoạt động với hàng trăm hộ dân sinh sống, dẫn đến số lượng dân cư trên địa bàn một số phường tăng lên đáng kể. Nếu nhập chung một khu phố, hoặc một tổ nào đó thì đơn vị đó phải quản lý quá đông hộ dân, sẽ khó khăn trong việc tập hợp, sinh hoạt và quản lý. Trước thực trạng này, nhiều UBND phường cũng đã đề nghị thành lập các tổ dân cư mới của chung cư. Tuy nhiên, việc thành lập này hiện vẫn chưa thực hiện được bởi UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thành phố phải tạm dừng việc “chia tách, thành lập thôn, ấp, khu phố, tổ dân cư mới”.

Lý do của việc tạm dừng trên là mô hình thôn, ấp, khu phố hiện nay giữa Trung ương và tỉnh có sự khác biệt, không thống nhất, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Cụ thể, Thông tư 04/2012 của Bộ Nội vụ quy định: Dưới xã là thôn, dưới phường là tổ dân phố [dưới thôn, tổ dân phố không còn tổ chức nào khác]. Trong khi đó, mô hình của tỉnh BR-VT là: Dưới xã là thôn, ấp, dưới thôn, ấp là tổ dân cư; dưới phường là khu phố, dưới khu phố là tổ dân phố. Vì vậy, ngày 17-1-2013, Sở Nội vụ đã có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn trực thuộc tạm dừng việc chia tách và thành lập thôn, ấp, khu phố, tổ dân phố, tổ dân cư.

Sau đó, ngày 25-6-2014, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã đồng ý với chủ trương tiếp tục thực hiện mô hình tổ chức và hoạt động của thôn, ấp, khu phố theo hiện trạng trên địa bàn tỉnh; thống nhất tên gọi “tổ dân cư” đối với tổ chức tự quản dưới thôn, ấp, khu phố. Đồng thời, Ban thường vụ Tỉnh ủy cũng giao UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nội vụ nghiên cứu, đề xuất việc sắp xếp, giảm số lượng đầu mối tổ dân cư trên cơ sở tăng quy mô số hộ trong một tổ dân cư ở mức độ hợp lý và sát với tình hình thực tiễn.

Ngày 12-8-2014, UBND tỉnh đã yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo thực hiện mô hình trên thống nhất như sau: Dưới xã là thôn, ấp; dưới phường, thị trấn là khu phố; dưới thôn, ấp, khu phố là tổ dân cư. UBND tỉnh cũng yêu cầu tạm dừng việc chia tách, thành lập thôn, ấp, khu phố, tổ dân cư mới cho đến khi có văn bản chỉ đạo, quy định tiếp theo.

Trước thực trạng ngày càng nhiều khu chung cư được hình thành và đi vào sử dụng với hàng ngàn người dân sinh sống, đã gây áp lực lớn trong công tác quản lý cho các phường trên địa bàn TP. Vũng Tàu, đòi hỏi phải thành lập các tổ dân cư tại các chung cư để tổ chức quản lý, điều hành và sinh hoạt dân cư. Ngày 13-11-2014, UBND TP. Vũng Tàu đã đề nghị UBND tỉnh, Sở Nội vụ xem xét cho phép thành phố tạm thành lập các tổ dân cư tại những khu chung cư trên địa bàn. Ngày 5-12, Sở Nội vụ có văn bản gửi UBND TP. Vũng Tàu nêu ý kiến như sau: Việc tạm thành lập tổ dân cư cần xem xét cân nhắc bảo đảm hợp lý, không làm tăng thêm số lượng tổ dân cư theo tinh thần chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Để xem xét và có cơ sở báo cáo, trình cấp có thẩm quyền quyết định việc thành lập tổ dân cư tại các chung cư, Sở Nội vụ đề nghị UBND TP. Vũng Tàu báo cáo cụ thể một số nội dung như: số hộ, số khẩu, dự kiến thành lập tổ dân cư ở từng chung cư.

Bài, ảnh: PHƯƠNG NAM

Nội dung hoạt động của thôn, tổ dân phố theo Thông tư 04/2012 của Bộ Nội vụ:

Cộng đồng dân cư thôn, tổ dân phố bàn và biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định những nội dung theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Bàn và quyết định trực tiếp việc thực hiện công việc tự quản không trái với quy định của pháp luật trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, hiện đại, phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, xóa đói, giảm nghèo; Thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; những công việc do cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên triển khai đối với thôn, tổ dân phố; thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước; Bảo đảm sự đoàn kết, dân chủ, công khai, minh bạch, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội và vệ sinh môi trường...

...........................................................................

Ngoài một số chung cư cao tầng, một số khu dự án phân lô trên địa bàn TP. Vũng Tàu như khu dân cư Á Châu [phường 2] cũng chưa thành lập được tổ dân cư. Trao đổi với phóng viên, một cán bộ UBND phường 2 cho biết, do khu vực này vẫn còn nhiều lô chưa xây nên chưa thể thành lập được tổ dân cư. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số hộ dân, nếu sáp nhập các hộ này với tổ dân cư đã hình thành trước đây, tổ trưởng ở đây cũng ít mặn mà vì công việc sẽ mệt nhọc hơn mà mức phụ cấp hàng tháng vẫn vậy.

Bài 2: Ban quản trị chung cư: Nơi có, nơi không

;

Video liên quan

Chủ Đề