Làm sao để biết năng khiếu của mình

Trẻ có xu hướng theo đuổi đặc biệt các bộ môn liên quan đến hình ảnh, mỹ thuật, đó là khi trẻ đã bộc lộ được năng khiếu vẽ tranh của mình. Phát hiện ra loại năng lực này, từ đó định hướng phát triển lâu dài cho trẻ là phương pháp phát triển nhân tài thành công cho mai sau. Vậy làm cách nào để bố mẹ nhận biết con có năng khiếu mỹ thuật?

8 nhóm năng khiếu ở trẻ

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều sở hữu một loại năng lực đặc biệt. Có thể phân các năng lực này thành 8 nhóm trí thông minh: ngôn ngữ, logic – toán học, âm nhạc, hình ảnh – không gian, quan hệ giao tiếp, cảm xúc vận động, tự nhiên, nội tâm. Trong đó, hội họa được xếp vào nhóm trí thông minh hình ảnh – không gian. Bố mẹ hoàn toàn có thể nhận biết từ sớm năng khiếu này của con, từ đó định hướng lộ trình và phương pháp để giúp trẻ phát triển thành công.

Năng khiếu hình ảnh – không gian là 1 trong 8 loại hình trí thông minh ở trẻ nhỏ

Dấu hiệu nhận biết trẻ có năng khiếu vẽ

Bé có năng khiếu trong lĩnh vực hình ảnh – không gian thường tư duy, giao tiếp với thế giới bên ngoài thông qua hình ảnh, màu sắc, hình khối; có trí tưởng tượng sáng tạo phong phú; khéo léo, tỉ mỉ và chi tiết trong quan sát, xử lý các tình huống trong cuộc sống. Những đường vẽ nguệch ngoạc trên giấy, sàn, tường nhà, những món đồ chơi đất sét không rõ thù hình bé nặn đều là những biểu hiện của một thiên tài nghệ thuật sau này.

Vậy nhưng, nghiên cứu khoa học đã chứng minh: chỉ 3-5% trẻ bộc lộ tố chất nghệ thuật khi bước vào tuổi trưởng thành. Vì vậy, để không bỏ lỡ “giai đoạn phát triển vàng” của con, bố mẹ hãy cố gắng quan sát, nhận biết những biểu hiện dưới đây của trẻ từ sớm nhé:

  • Trẻ hứng thú với màu sắc, tranh ảnh.
  • Có thể vẽ mọi nơi mọi lúc, từ nền nhà, bàn ghế, vách tường…, thường xuyên thử vẽ trên các chất liệu mới.
  • Chú ý đến những đồ chơi nhiều màu sắc, các trò chơi với hình khối.
  • Trí tưởng tượng phong phú, thường vẽ và sáng tạo nên thế giới riêng của mình.
  • Tranh vẽ sớm có độ hài hòa về bố cục, màu sắc dù nét vẽ còn nguệch ngoạc.
  • Thích trò chơi tạo hình với đất sét, cát, nhựa, giấy…
  • Thích khám phá những nơi trẻ được đến lần đầu, yêu các hoạt động dã ngoại, khám phá thiên nhiên…
  • Có sự quan sát, bắt chước hoạt động của người khác nhanh chóng.
  • Yêu thích các hoạt động, trò chơi cần sự khéo léo của đôi tay.
  • Có khả năng ghi nhớ đường đi, đọc bản đồ hay các sơ đồ chỉ dẫn.
  • Có khả năng sắp xếp, phân tích điều gì đang xảy ra trong mỗi tình huống.

Theo tiến sĩ, bác sĩ nhi khoa Karen Ytterberg [Bệnh viện Mayo, Mỹ]: “Năng khiếu nghệ thuật ở trẻ nhỏ hoàn toàn có thể đoán biết được tương đối chính xác”. Bà cũng đưa ra mô hình phát triển ở trẻ sở hữu năng khiếu vẽ như sau:

  • Bé 12 tháng tuổi: có thể xem bút chì màu như một trò chơi và chơi với chúng.
  • Bé 15 tháng tuổi: bắt đầu nguệch ngoạc những đường nét bé quan sát được ở xung quanh.
  • Bé 2 tuổi: vẽ được những đường nét căn bản từ việc bắt chước.
  • Bé 3 tuổi: vẽ được các vòng tròn theo mẫu sẵn có.
  • Bé 4 tuổi: phân biệt rõ ràng các màu sắc khác nhau.
  • Bé 5-6 tuổi: biết vẽ các hình học như dấu thập, tam giác, hình thoi.
Bố mẹ cần nhận biết sớm năng khiếu vẽ tranh để định hướng phát triển cho con

Vai trò của bố mẹ: Người định hướng phát triển

Tiến sĩ Rachael Gardner [công ty The Painting Workshop in Baltimore, Maryland] cho rằng chính cách chơi là điều quan trọng cần dạy cho trẻ ngay từ đầu. Trẻ được dạy cách khám phá các trò chơi ngay từ nhỏ thường có xu hướng phát triển năng khiếu mỹ thuật vượt trội hơn.

Bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau đây để định hướng, ươm mầm năng lực sáng tạo hội họa cho con mình:

  1. Xác định năng lực: Đứng bên cạnh để quan sát hoặc chơi cùng con để nhận biết con có niềm yêu thích với hoạt động vẽ tranh hay không.
  2. Khuyến khích trẻ chơi với nhiều loại môi trường, chất liệu, đồ chơi thủ công –  hội họa khác nhau.
  3. Tạo nhiều cơ hội cho con thể hiện, nuôi dưỡng năng khiếu vẽ tranh:
    • Cho con chơi với các mô hình thủ công hoặc vẽ những đường nguệch ngoạc.
    • Tạo góc vẽ tranh trong nhà: Để sẵn bút vẽ, giấy màu, kéo, ruy băng, hạt cườm… để con tự do sáng tạo nên tác phẩm.
    • Thường xuyên dẫn con tham quan bảo tàng, các buổi triển lãm tranh, workshop nghệ thuật cho phụ huynh và bé…
    • Hướng dẫn con cách vẽ các hình khối, tô màu; dạy con ghi nhớ bằng hình ảnh, tưởng tượng.
    • Sẵn sàng thưởng để tạo niềm vui và động lực cho trẻ sau khi mỗi tác phẩm hoàn thành.
Tại Wow Art, các con được phát huy tối đa năng lực mỹ thuật của mình thông qua phương pháp giảng dạy 3CE

Hệ thống trung tâm mỹ thuật sáng tạo Wow Art đặt ra 5 mục tiêu phát triển năng khiếu vẽ cho trẻ 4-12 tuổi gồm: sự sáng tạo, trí tuệ cảm xúc [EQ], kiến thức khoa học & văn hóa, cảm nhận mỹ thuật, kỹ năng mềm. Wow Art hiện có mặt tại 11 quận trên toàn thành phố Hồ Chí Minh.

Năng khiếu là thứ mà các bậc cha mẹ luôn muốn tìm kiếm và phát triển ở trẻ càng sớm càng tốt. Nhưng làm cách nào để nhận biết trẻ có năng khiếu đặc biệt?

1. Ở tuổi nào năng khiếu của trẻ sẽ xuất hiện?

Một đứa trẻ có thể thể hiện năng khiếu ở độ tuổi còn rất nhỏ, thậm chí là lúc mới sinh. Dấu hiệu của năng khiếu ở trẻ sơ sinh bao gồm nhu cầu ngủ ít hơn và tỉnh táo khác thường. Một số nghiên cứu còn cho thấy các bé có năng khiếu đặc biệt cần được khuyến khích và hỗ trợ.

Năng khiếu cũng có thể được phát hiện ở những trẻ mới biết đi. Mức năng lượng cao và sự tò mò mãnh liệt chính là dấu hiệu nhận biết trẻ có năng khiếu đặc biệt ở giai đoạn này. So với những đứa trẻ khác, trẻ có năng khiếu sẽ có xu hướng đạt các mốc phát triển sớm hơn.

Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào có năng khiếu cũng vậy. Đôi khi các cột mốc phát triển của bé lại xuất hiện muộn hơn. Chẳng hạn như một số trẻ có năng khiếu không bắt đầu nói chuyện cho đến khi chúng lên 2. Bởi vậy, cha mẹ phải tìm hiểu năng khiếu của trẻ nhằm phát triển và thúc đẩy điều này ở trẻ.

Theo Hiệp hội Quốc gia về trẻ có năng khiếu của Hoa Kỳ [NAGC] thì những đứa trẻ có năng khiếu thường có năng lực học tập và suy luận rất đặc biệt. Hoặc nằm trong top 10% những người có kỹ năng vượt trội trong một hoặc nhiều lĩnh vực như nghệ thuật, ngôn ngữ, toán học hay kỹ năng vận động [ thể thao, nhảy, vẽ…].

Một đứa trẻ có thể thể hiện năng khiếu ở độ tuổi còn rất nhỏ, thậm chí là lúc mới sinh

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ có năng khiếu đặc biệt

Những đứa trẻ thể hiện khả năng vượt trội trong một lĩnh vực nào đó thường có một số đặc điểm như sau:

  • Trí tuệ
    • Chỉ số IQ của trẻ cao hơn mức bình thường
    • So với các bạn cùng trang lứa, trẻ đạt các mốc phát triển vượt trội hơn
    • Trẻ có khả năng vượt trội trong một lĩnh vực cụ thể nào đó, chẳng hạn như khả năng nghệ thuật, khả năng tính toán…
    • Có thể ghi nhớ sự kiện dễ dàng và có thể nhớ lại những thông tin khó hiểu được học từ video hoặc sách vở
    • Có khả năng hiểu các khái niệm trừu tượng và phức tạp
    • Trẻ sở hữu vốn từ vựng phong phú hơn so với bạn bè cùng trang lứa
    • Trẻ sở hữu khả năng lập luận, tuy duy logic vượt trội
    • Khả năng ghi nhớ thông tin tốt
    • Trẻ thích thú tìm hiểu về các hiện tượng mang tính trật tự
    • Thường đưa ra những ý tưởng bất ngờ, tìm ra những mối liên kết giữa các ý tưởng, sự vật, sự việc không có sự liên quan đến nhau
    • Có sự hiếu kỳ với các sự vật, hiện tượng xung quanh
    • Có khả năng biểu đạt độc đáo bằng ngôn ngôn ngữ cả viết và nói
  • Khả năng sáng tạo
    • Có nhiều ý tưởng và phát minh sáng tạo
    • Nhanh trí và có khiếu hài hước
    • Có trí tưởng tượng phong phú
    • Trẻ có tư duy độc lập và không quan tâm tới các chuẩn mực xã hội
    • Trẻ thích thú với những trải nghiệm mới và có nhiều sở thích
  • Hành vi
    • Trẻ không ngừng tò mò về các sự vật, hiện tượng. Đặt nhiều câu hỏi khiến cha mẹ đau đầu
    • Trẻ có thể tập trung vào một nhiệm vụ trong khoảng thời gian dài
    • Có niềm đam mê và sở thích riêng
    • Có quyết tâm cao và kiên trì trong các lĩnh vực mà trẻ yêu thích
  • Tình cảm
    • Trẻ bộc lộ những cảm xúc mãnh liệt
    • Rất nhạy cảm và đồng cảm với cảm xúc của người khác
    • Tự nhận thức được tình cảm một cách bất thường và có thể cảm thấy khác với những người khác
    • Có thể dễ bị tổn thương về cảm xúc và cần được hỗ trợ tinh thần mạnh mẽ
    • Có thể duy tâm và có ý thức công bằng
    • Có thể đạt đến mức độ thất vọng cao khi gặp khó khăn trong việc đáp ứng kỳ vọng của bản thân hoặc của người khác

3. Chỉ số IQ của trẻ có năng khiếu đặc biệt

Chỉ số IQ của trẻ ở mức trung bình từ 85 đến 115. Trẻ có chỉ số IQ từ 130 được coi là trẻ có năng khiếu. Chỉ số IQ của trẻ cao hơn 150 được có là có năng khiếu đặc biệt.

Các bài kiểm tra chỉ số IQ thường được đưa ra để xác định những đứa trẻ có năng khiếu đặc biệt, tuy nhiên đây không phải là phương pháp duy nhất được sử dụng. Các đánh giá khách quan và chủ quan khác cũng được áp dụng để phát hiện tài năng của trẻ.

4. Khi nào cần kiểm tra trẻ có năng khiếu hay không?

Hiện vẫn có nhiều ý kiến khác nhau về thời điểm kiểm tra năng khiếu của trẻ, liệu có nên kiểm tra khi trẻ còn ở độ tuổi mẫu giáo hay không?. Hầu hết các chuyên chuyên gia đều cho rằng rất khó để kiểm tra chính xác chỉ số IQ ở trẻ em dưới 6 tuổi. Nhưng IQ là một trong số rất nhiều yếu tố được sử dụng để xác định xem trẻ có năng khiếu hay không.

Nếu con bạn học mẫu giáo, hãy tìm hiểu xem nhà trường có thể giới thiệu một chuyên gia hoặc nhà giáo dục phát triển trẻ em để đánh giá những đứa trẻ có năng khiếu hay không. Phụ huynh và giáo viên có thể được yêu cầu viết cảm nhận của họ. Phản hồi này, kết quả kiểm tra, phỏng vấn và sự quan sát của đứa trẻ thường được xem xét cùng nhau.

Một lựa chọn khác là bạn có thể hỏi ý kiến ​​bác sĩ, người có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia phát triển trẻ em, giúp đánh giá trẻ về năng khiếu.

Hầu hết các chuyên chuyên gia đều cho rằng rất khó để kiểm tra chính xác chỉ số IQ ở trẻ em dưới 6 tuổi

5. Những đứa trẻ có năng khiếu cũng có thể bị tự kỷ hoặc rối loạn tăng động động giảm chú ý [ADHD]

Một đứa trẻ có thể vừa có năng khiếu vừa mắc một vấn đề nào đó, chẳng hạn như tự kỷ, rối loạn tăng động giảm chú ý [ADHD] hoặc khuyết tật học tập. Trên thực tế cho thấy, chỉ số IQ trung bình của một đứa trẻ mắc chứng khó đọc thường cao hơn so với những người bình thường.

Trong nhiều trường hợp, trẻ được chẩn đoán mắc khuyết tật học tập trong khi năng khiếu vẫn chưa được phát hiện. Nếu bạn nghi ngờ rằng con mình có thể mắc chứng này và có tiềm năng đạt thành tích cao, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ nhi khoa về cách giải quyết các nhu cầu giáo dục của con bạn.

6. Cách truyền cảm hứng cho những trẻ có năng khiếu

Hầu hết các trẻ mẫu giáo có năng khiếu đặc biệt sẽ không cần phải đăng ký vào một chương trình đặc biệt ngay lập tức, tuy nhiên bạn có thể truyền cảm hứng cho trẻ theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như:.

  • Khuyến khích chơi giả vờ bằng cách cung cấp các đạo cụ thú vị để con bạn có thể diễn lại những trải nghiệm trong thế giới thực hoặc những câu chuyện do chính mình tạo ra.
  • Đọc sách cùng trẻ để thúc đẩy óc sáng tạo, trí tưởng tượng và sở thích khám phá của trẻ.
  • Cho phép trẻ chơi các trò chơi và câu đố dành cho trẻ lớn hơn, nhưng hãy nhẹ nhàng nói với trẻ để trẻ không bị quá tải hoặc thất vọng về bản thân khi không giải được.
  • Đưa trẻ đến bảo tàng thực hành, thư viện và những địa điểm thân thiện với trẻ em khác khuyến khích học tập thông qua tương tác.
  • Tìm những đứa trẻ và bạn đồng trang lứa khác phù hợp với khả năng trí tuệ của trẻ.
Cha mẹ có thể đọc sách cùng trẻ để thúc đẩy óc sáng tạo, trí tưởng tượng và sở thích khám phá của trẻ

7. Những thách thức về tình cảm và xã hội khi trở thành một đứa trẻ có năng khiếu đặc biệt là gì?

Năng khiếu có thể mở ra cơ hội, nhưng nó cũng có thể đi kèm với những thách thức về mặt tình cảm và xã hội đối với trẻ .

Trẻ có năng khiếu nghĩa là trẻ được trải nghiệm với thế giới khác, điều này đòi hỏi sự hỗ trợ thêm từ cha mẹ và những người khác trong cuộc sống của trẻ.

Hầu hết những đứa trẻ có năng khiếu có thể phát triển không đồng bộ, có nghĩa là chúng có thể tiến bộ trong một số lĩnh vực sớm hơn đối với những đứa trẻ khác và thậm chí có thể thụt lùi so với bạn bè cùng lứa về một số mặt. Hãy tưởng tượng trẻ 5 tuổi, khả năng đọc ở trình độ lớp 3, có kỹ năng xã hội tương tự như những đứa trẻ 5 tuổi khác, nhưng có kỹ năng vận động của một đứa trẻ nhỏ hơn nhiều. Sự khác biệt này tạo ra lỗ hổng trong sự phát triển toàn diện của trẻ.

Một số trẻ có năng khiếu nhận ra chúng “khác biệt” so với các bạn cùng lứa tuổi. Điều này có thể khiến họ cảm thấy bị cô lập và thu mình hoặc trở thành đối tượng bị bắt nạt. Chúng có thể cố gắng che giấu những khả năng đặc biệt của mình để hòa nhập với những đứa trẻ cùng trang lứa.

Những đứa trẻ có năng khiếu có thể bắt đầu cảm thấy thất vọng tột độ vì chúng có thể suy nghĩ nhanh hơn những gì chúng có thể thể hiện hoặc vì trẻ lo lắng về việc đáp ứng kỳ vọng của chính bản thân và của người khác. Nếu con bạn có vẻ tức giận hoặc thất vọng bất thường, hãy cân nhắc tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia sức khỏe tâm thần.

Biểu hiện giúp bạn nhận biết năng khiếu của trẻ và lợi ích của việc cho trẻ học năng khiếu

1.  Bé thích sắp xếp, tư duy logic sáng tạo:

Bé thích sắp xếp mọi vật ngay ngắn: chăn mùng, vớ [tất] thành từng đôi, hoặc phân loại đồ chơi. Bé cũng đặc biệt thích những thứ mà được sắp xếp thành thứ tự rõ ràng. Bên cạnh đó bé còn hay chơi các trò chơi như: xếp mô hình, ghép tranh, xây tháp, giải mã mê cung, quay rubik, nặn đất sét,…

Cha mẹ hãy để bé “phụ trách” việc sắp xếp các loại thìa dĩa, bát đĩa và sắp xếp các loại hộp đựng thức ăn. Mẹ cũng có thể mua bộ đồ chơi nhà bếp bằng nhựa hay với đủ chất liệu khác nhau để bé có thể đếm, sắp xếp và phân loại.

Bé sẽ phù hợp với các năng khiếu: Cờ Vua, Cờ tướng, Sắp xếp tranh ảnh, …

  • Lợi ích của việc phát triển năng khiếu:

Nếu như nói đánh cờ là việc giải trí thì điều đó cũng đúng, nhưng chưa đủ. Những nghiên cứu gần đây cho thấy đánh cờ có tác dụng tốt lên việc phát triển tư duy, cải thiện khả năng tập trung.

Có những khảo sát tại nhiều nơi trên thế giới cho thấy việc chơi cờ làm tăng sự hoạt động của não, đòi hỏi sự chính xác cao từ đó phát triển cả hai bán cầu não. Như vậy không có gì lạ khi những người chơi cờ thường xuyên hoặc có tham gia các lớp học chơi cờ/ chess có khả năng sáng tạo “nhỉnh” hơn so với những người không biết tới cờ.

Sự tính toán trong từng nước cờ với cường độ cao làm tăng khả năng tập trung và dự tính tương lai, kỹ năng giải quyết vấn đề tăng rõ rệt. Hơn nữa chứng đãng trí sẽ giảm bớt nếu có chơi cờ thường xuyên.

Gia sư cờ vua

2.  Bé thích nói liên tục không ngừng:

Những bé hay nói thường có vốn từ vựng rất dồi dào, hay tự mình “bịa ra” những cây chuyện và ít khi mắc lỗi về mặt ngữ pháp hoặc phát âm. Bé cũng thường nói rất nhanh và thường nói cả ngày chỉ trừ những lúc ngủ. Bé cũng thường “hiếu thắng” và không chịu “thua” trong bất kỳ cuộc tranh luận nào.

Vốn từ vựng dồi dào là một trong những dấu hiệu của năng khiếu. Điều này sẽ giúp bé học giỏi và thành công trong nhiều mặt khác của cuộc sống. Những bé có “năng khiếu” về thuyết phục người khác thì rất có thể sẽ thành công trong những nghề nghiệp như luật sư, nhà báo, MC nhí

3.  Bé thích khám phá mọi thứ:

Bé luôn tìm cách tìm hiểu cách hoạt động của mọi vật, bé thích bật tắt các loại công tắc. Bé cũng thích tháo rời mọi thứ ra và tìm cách lắp lại. Bé thích chơi trò xếp các khối hộp và đặc biệt thích các loại máy móc.

Bé có thể là những kỹ sư, thợ máy, kiến trúc sư, hay là nhà phát minh, nhà khoa học trong tương lai.

Trong bùn, đất có chứa rất nhiều loại vi khuẩn không gây hại Mycobacterium vaccae, con người và trẻ em dễ dàng hít vào cơ thể vi khuẩn này khi tiếp xúc môi trường thiên nhiên. Theo nghiên cứu của Dorothy Matthews – một nhà khoa học của Đại học Sage, Mỹ, vi khuẩn có lợi này khi đi vào cơ thể sẽ kích thích sự phát triển của một số tế bào thần kinh liên quan tới việc làm giảm căng thẳng và tăng sản sinh ra serotonin, một chất truyền dẫn thần kinh. Serotonin trong cơ thể con người giúp điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn, giấc ngủ, co cơ và một số vấn đề nhận thức.

Giảm Serotonin dễ dẫn đến việc cảm thấy buồn chán, giảm quan tâm, dễ cáu giận, gặp khó khăn trong việc học tập và hoàn thành công việc.

4. Bé hay mơ mộng, yêu thích màu sắc [ngành thu hút sự chú ý của nhiều người] :

Bé có vẻ như lúc nào cũng trong thế giới của riêng bé, nói chuyện với các nàng tiên. Bé cũng thích chơi những trò chơi đóng vai, thích vẽ tranh, có rất nhiều ý tưởng sáng tạo trang phục. Bé cũng có thể “sáng tạo” những món đồ thông thường với những công dụng mới mẻ [nhưng cũng hơi “kỳ cục”], chẳng hạn, lấy giày làm xẻng hoặc đựng đồ đạc trong chiếc giày. Mỗi khi gặp khó khăn, bé cũng có cách giải quyết mà chúng ta không ngờ tới.

Những thói quen, sở thích này của bé cho thấy bé có sức sáng tạo mạnh mẽ. Cuộc sống thường ngày thường có vẻ nhàm chán đối với những người sáng tạo, họ có thể “rời khỏi” cuộc sống thường ngày và chìm vào thế giới của riêng mình.

Bé có thể sẽ theo đuổi những nghề nghiệp như nghệ sĩ, diễn viên, nhà văn, nhà làm phim hoặc nhà tạo mẫu, thiết kế thời trang, họa sĩ. Hoặc bé cũng có thể dùng năng khiếu sáng tạo của mình cùng với kỹ năng giải quyết vấn đề để thành công trong linh vực nghệ thuật hoặc khoa học.

5. Bé thích lãnh đạo:

Bé có ý kiến rõ ràng về mọi việc và thích đóng vai trò chính trong các trò chơi, vở kịch hoặc bất kỳ hoạt động nào. Có khả năng dẫn dắt các bạn, chỉ thị các bạn làm theo mình

Trẻ em thường hiếu động, tò mò và luôn muốn biết những gì đang xảy ra xung quanh mình. Một đứa trẻ có tố chất làm thủ lĩnh thường có cả tá câu hỏi, thắc mắc về mọi việc bé bắt gặp hàng ngày. Và tất nhiên, bé cũng thường xuyên đặt câu hỏi nhiều hơn bình thường.

Bé có thể là một nhà lãnh đạo bẩm sinh. Những bé có năng khiếu này thường mang lại cảm hứng cho những người khác, nhận ra được mâu thuẫn và giải quyết mâu thuẩn đó từ đó tạo sự đoàn kết cho cả nhóm.

  • Lợi ích của việc phát triển năng khiếu:
  • Bé có khả năng tư duy và sự tập trung cao độ. Con có thể tiếp nhận và phản ứng lại mọi nguồn thông tin một cách dễ dàng dù quang cảnh xung quanh có “cuốn hút” bé xao nhãng đến cỡ nào. Và sau đó bạn sẽ nhận thấy, bé sẽ có cách xử lí tình huống chính xác và hiệu quả hơn bình thường.
  • Dưới con mắt của những thủ lĩnh tí hon, mọi sự vật hiện tượng xung quanh không hề ngồi yên. Bé sẽ luôn tay luôn chân lục tìm, khám phá những thứ quanh bé.
  • Sự sẻ chia và thấu hiểu là phẩm chất cần thiết của các thủ lĩnh. Một đứa trẻ sớm nhận ra lợi ích của việc chia sẻ và biết chờ đợi đến lượt mình là một đứa trẻ đặc biệt.

6. Bé không chịu ngồi yên, hiếu động:

Bé thích phải làm luôn chân luôn tay, hoặc ít nhất là cũng phải đứng lên ngồi xuống. Bé thích bất cứ vật gì chuyển động.

Mẹ có biết rằng lúc bé vận động, chơi đùa chính là lúc bé thu nhận thông tin và học hỏi những điều mới lạ từ môi trường xung quanh. Bé có thể thích thể thao, khiêu vũ, nhảy hiện đại, múa bụng, âm nhạc và thường rất khéo léo. Sau này, bé có thể trở thành giáo viên hoặc đầu bếp

7. Bé nhạy cảm với âm thanh từ các nhạc cụ:

Trẻ có năng khiếu âm nhạc sẽ có xu hướng nhạy cảm với âm thanh và khả năng liên tưởng giữa âm thanh và nhạc cụ một cách nhanh chóng. Con có năng khiếu trong lĩnh vực này thường rất thích hát hò và các hoạt động học tập thông qua bài hát cũng như các giai điệu.

Khi tiếng nhạc cất lên lập tức thôi quấy khóc, ngón tay tương đối dài, đặc biệt là ngón tay trỏ và út.

Sau 3 tháng tuổi, trẻ biết phát âm 5 nguyên âm: a, i, u, e, ô; trên dưới 1 tuổi có thể tập trung tinh thần nghe ca khúc và có thể phản ứng với những ca khúc vui, buồn…

Con thường say mê với các nhạc cụ và giai điệu. Khả năng ghi nhớ các bài hát, bài thơ của con rất nhanh nhạy.

Bé có thể có năng khiếu về đàn piano, đàn organ, đàn guitar, đàn ukulele, đàn violon, trống kajon và thanh nhạc. Sau này có thể  trở thành nhạc sĩ, ca sĩ, nhà sản xuất âm nhạc

Gia sư đàn organ

8. Bé sống nội tâm:

Trẻ thông minh về nội tâm và có khả năng tự nhận thức về bản thân mình thường có xu hướng thích làm việc độc lập. Dù không háo hức với các hoạt động xã hội nhưng con vẫn luôn tự tin vào bản thân và hiểu rõ điều mình muốn làm.

Con rất giỏi các công việc có mục tiêu rõ ràng và không thích sự bất công.

Bé luôn hiểu rõ bản thân cần gì và muốn gì, yêu quý bản thân

Bé có thể trở thành một nhà văn, nhà sản xuất các quyển sách hay có ích cho đời qua nội tâm của bé

  • Lợi ích của việc phát triển năng khiếu:
  • Những bé hướng nội luôn biết cách sử dụng thời gian hợp lý khi ở một mình
  • Bé hướng nội rất giỏi tự tìm cảm hứng
  • Biết lắng nghe là ưu điểm nổi trội của người hướng nội nên họ có thiên hướng làm lãnh đạo
  • Học cách kết nối theo kiểu của người hướng nội
  • Rèn luyện khả năng nhẫn nhịn giỏi như người hướng nội
  • Người hướng nội thường nghiên cứu kỹ vấn đề trước khi hành động

9. Bé yêu thiên nhiên có năng khiếu trong lĩnh vực thiên nhiên:

Với các bé có năng khiếu trong lĩnh vực này, khám phá và tìm hiểu thế giới bên ngoài là hoạt động yêu thích nhất của con. Sẽ không có gì lạ nếu cha mẹ thường xuyên thấy con say mê tìm kiếm một thứ gì đó trên đường đi đến trường học hay cố gắng tìm hiểu cuộc sống của bầy kiến con nhìn thấy trong công viên như thế nào.

Con chịu khó quan sát các đặc điểm và loại hình của sinh vật sống xung quanh. Trẻ thường xuyên sưu tập cây cỏ, hoa lá và phân loại chúng một cách rất khoa học. Giỏi quan sát là điểm nổi bật nhất của những trẻ này.

Các con luôn tìm tồi khám phá môi trường xung quanh.

Thích các hoạt động xã hội giúp ích cho cuộc sống làm cho môi trường xung quanh trở nên sạch sẻ xanh mát. Trở thành các nhà nuôi trồng cây kiểng chuyên nghiệp. Những nhà nông thực thụ và áp dụng thêm công nghệ giúp cho đất nước của chúng ta 1 nước nông nghiệp ngày càng phát triển.

  • Lợi ích của việc phát triển năng khiếu:
  • Giúp trẻ vui vẻ, hạnh phúc và thông minh hơn
  • Giúp trẻ tăng tình yêu thương vô điều kiện với mọi người xung quanh
  • Tăng cường hệ miễn dịch cho bé

10. Bé có năng khiếu bẩm sinh về văn học và toán học:

Trẻ có năng khiếu Toán học thường tư duy logic và hiểu về nhân-quả rất tốt. Con có thể phân loại, sắp xếp mọi thứ một cách có quy tắc, hệ thống rõ ràng. Khi bắt đầu biết tính toán, con rất thích làm các phép tính đố hay trả lời câu hỏi hóc búa, luôn muốn tìm hiểu về các hiện tượng khoa học tư nhiên. Những trò chơi đòi hỏi tư duy luôn là hoạt động yêu thích của trẻ.

Biết hình dung mối liên hệ giữa nguyên nhân-kết quả. Khi phải đối mặt với vấn đề phức tạp, trẻ có thể tách bạch, sắp xếp thứ tự và hiểu được điều gì đang diễn ra.

Khi trẻ có năng khiếu về toán học thì khá là nhiều ngành nghề phù hợp cho bé trong tương lai như: kế toán, kiểm toán, thuế, giao dịch ngân hàng, kiểm soát viên, thủ quỹ, tư vấn tài chính, nhân viên môi giới chứng khoán, nghiên cứu, giảng viên…

  • Lợi ích của việc phát triển năng khiếu:

Lợi ích mà toán học mang lại cũng không thua kém gì các năng khiếu khác:

  • Kỹ năng tìm tòi: Tra cứu, rút kết thông tin từ nhiều người mà bé gặp [ông bà, ba mẹ, anh chị,… ]
  • Kỹ năng phân tích: Suy nghĩ mạch lạc, lập luận chặc chẻ, lưu ý từng chi tiết nhỏ,…
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề: nhận dạng được những vấn đề then chốt, linh hoạt trong cách xử lý tình hướng, tìm kiếm sự giúp đỡ…
  • Có thói quen tốt: Tỉ mỉ và chịu khó, thời gian biểu đúng hạn,…
  • Tính cách hữu ích: Quả quyết, kiên trì, sáng tạo, tự tin…

Trẻ thông minh có những đặc điểm:

  • Một là, phát triển ngôn ngữ tương đối sớm và tận dụng từ ngữ tạp không tương xứng với tháng tuổi của nó. Khi trẻ bình thường mới có thể chỉ con chó và nói: “chó” thì đứa trẻ thông minh đã có thể nói: “chó chạy rồi!”
  • Hai là, trí nhớ tốt, có thể nhớ rất nhanh đồ vật và sự vật đã tiếp xúc, âm nhạc đã nghe, tranh vẽ đã xem, chữ đã biết đều lướt qua là nhớ, ấn tượng rất sâu.
  • Ba là, rất ham hiểu biết, có lòng hiếu kỳ [trí tò mò] rất mãnh liệt và lòng ham hiểu biết rất phát triển, hứng thú rộng rãi. Rất nhạy cảm với sự vật xảy ra ở xung quanh, giỏi quan sát, có sức chú ý tập trung, thường thường tập trung tinh thần chăm chú nhìn một sự vật nào đó, đi sâu nghiên cứu đặc điểm của nó.
  • Bốn là, có thể vượt trước trong việc lý giải mối quan hệ giữa các sự vật, có sức phán đoán, sức phân biệt và năng lực khái quát sự vật tương đối mạnh.
  • Năm là, đối với sắc thái, hình dạng, khung cảnh, tiết tấu, giai điệu biểu hiện hứng thú cực lớn và năng lực vượt trước.

Điều đáng chú ý là, trí tuệ con người không phải chỉ hoàn toàn do di truyền của cha mẹ, mà còn quyết định bởi sự giáo dục được tiếp nhận từ buổi ấu thơ. Trẻ thông minh, có năng khiếu về một lĩnh vực nào đó, nhưng nếu năng khiếu của trẻ không được phát hiện và bồi đắp, rèn luyện thì trẻ cũng không thể nào phát huy tối đa tiềm năng của mình được. Nếu trẻ không có năng khiếu nhưng chăm rèn luyện, cũng như nhận được chế độ dinh dưỡng và giáo dục một cách khoa học, thì chắc hẳn trẻ sẽ phát triển tốt ở lĩnh vực đó.

Muốn trẻ thông minh hơn, cha mẹ nên chú ý làm tốt mấy việc sau đây:

  • Chú ý chất dinh dưỡng trong nuôi trẻ nên tận dụng nguồn sữa mẹ. Thời kỳ trẻ thơ là giai đoạn đại não sinh trưởng và phát dục nhanh chóng nhất, nếu thành phần dinh dưỡng không đủ hoặc do nguyên nhân bệnh tật gây nên dinh dưỡng không tốt thì sẽ ảnh hưởng đến đại não phát dục, trở ngại trí tuệ phát triển
  • Chú ý bồi dưỡng và rèn luyện năng lực tư duy cho trẻ, từng bước huấn luyện và nâng cao năng lực quan sát, năng lực lý giải cho trẻ.
  • Bồi dưỡng và bảo vệ lòng hiếu kỳ của trẻ, chú ý khai thác hứng thú về phương diện của trẻ, kích thích tính ham hiểu biết, nhiệt tình học tập của trẻ.
  • Thường xuyên đưa trẻ đi chơi khiến cho chúng được mở rộng tầm mắt, tăng cường kiến thức. Khuyến khích trẻ mở rộng giao lưu với các bạn, phát triển nhu cầu xã hội của trẻ.
  • Chú ý bồi dưỡng thói quen sinh hoạt và những hành vi cư xử đúng đắn.

Cách bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ tốt nhất?

Theo tâm lý học, một số nhà nghiên cứu đã phân chia thành 3 phương pháp chính để bồi dưỡng trẻ em tốt nhất, đó là: khả năng tập trung, trí nhớ và tư duy logic.

  • Khả năng tập trung của trẻ thường sử dụng phương pháp đơn giản nhất là mẫu hiệu chỉnh để nghiên cứu. Trẻ sẽ được trao một tờ giấy có nhiều chữ cái khác nhau gồm 40 hàng x 40 chữ cái/hàng. Đứa trẻ phải gạch dưới những chữ đã có ở các hàng thứ nhất trong vòng 5 phút. Hay tìm kiếm những từ ngữ nằm lẫn lộn trong một đoạn văn bản trong 2 phút.
  • Việc đánh giá trí nhớ sẽ dùng một phép thử phổ biến được gọi là “trí nhớ thao tác”. Có 10 hàng số sẽ được đọc, mỗi hàng có 5 số. Nhiệm vụ của trẻ là ghi nhớ 5 số trong hàng vừa được đọc rồi cộng nhẩm số thứ nhất với số thứ hai, số thứ hai với số thứ ba và cứ tiếp tục như vậy.
  • Phương pháp quan hệ về số lượng sẽ hay được dùng để đánh giá tư duy logic. Trẻ sẽ được giao cho 8 bài tập. Dựa vào 2 tiền đề logic có ở mỗi bài, cần phải xác định mối quan hệ giữa các chữ cái được gạch.
  • Những phương pháp thử nghiệm đa phần sẽ có cấu tạo của một bài trắc nghiệm. Khả năng của trẻ sẽ được đo lường thông qua các thang điểm được định sẵn [ví dụ trắc nghiệm Wechsler, Stanford-Binet,..]. Việc áp dụng các bài test khác nhau sẽ có thể giúp ta nhận biết tương đối về năng khiếu của trẻ. Đó sẽ là tiền đề để phát triển tương lai của con em ta sau này.

Lưu Ý để Phát Hiện và Bồi Dưỡng Năng Khiếu Cho Trẻ Đúng Cách

  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.
  • Bồi dưỡng, rèn luyện kiến thức, kỹ năng cho trẻ.
  • Kích thích tính tò mò, ham học hỏi của trẻ thông qua nhiều phương tiện, giác quan khác nhau.
  • Cho trẻ tiếp xúc nhiều hơn với thế giới bên ngoài. Khuyến khích trẻ mở rộng các mối quan hệ. Từ đó rèn luyện khả năng giao tiếp, ứng xử và giúp dễ dàng phát hiện năng khiếu trẻ hơn.
  • Tạo cho trẻ thói quen sinh hoạt khoa học, giờ giấc phù hợp.
  • Chú ý đến các hành vi của trẻ, khuyến khích trẻ thực hiện những hành vi đúng và có sự điều chỉnh kịp thời với những hành vi lệch lạc.
  • Không nên quá kỳ vọng, đặt mục tiêu quá lớn ở trẻ. Điều này khiến trẻ bị áp lực, cha mẹ thì mệt mỏi, thất vọng.
    Tạo điều kiện cho con trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, lớp học ngoại khóa.
  • Đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của con theo năng khiếu của trẻ. Không nên bắt ép trẻ phải theo một năng khiếu nào đó mà cha mẹ thích nhưng con không thích.
  • Tạo điều kiện để con có thể kết bạn với những trẻ cùng chung năng khiếu, định hướng ước mơ.
  • Dành nhiều thời gian bên con, lắng nghe những chia sẻ của con, từ đó vạch ra những định hướng đúng đắn cho con.
  • Tôn trọng sở thích, ước mơ chính đáng của con.
  • Đừng quá khắt khe hay gây áp lực lên con, đòi hỏi con phải đạt được cái này, cái kia theo nguyện vọng của cha mẹ.

✅ Năng Khiếu ⭐️⭐️⭐️⭐️⭐️

Video liên quan

Chủ Đề