Làm thế nào để xác định lập trường của các nhà triết học

Contents

  1. Video các trường phái triết học
  2. Triết học là gì
    1. Nguyên tắc cơ bản để phân chia các trường phái triết học là gì ?
  3. Những vấn đề cơ bản của triết học
    1. Vấn đề cơ bản của triết học
    2. Các vấn đề mà triết học nghiên cứu tới đó là:
  4. Các trường phái của triết học
    1. Chủ nghĩa duy vật
    2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
    3. Chủ nghĩa duy tâm

Triết học tưởng chừng như quá đỗi quen thuộc, nhưng việc hiểu về khái niệm, phạm trù hay những khía cạnh khác nhau của triết học thì không phải ai cũng biết. Vậy triết học là gì? các trường phái triết học, Hôm nay Wikisecret sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về chủ đề thú vị này nhé!!!

Video các trường phái triết học

Triết học là gì

Triết học được hiểu là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, của thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan. Việc tìm hiểu về triết học có liên quan chặt chẽ đến chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ của các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Triết học có những đặc điểm rất riêng biệt với những bộ môn khoa học khác, thông qua cách thức mà triết học giải quyết những vấn đề đặt ra, đó là tính phê phán.
Triết học là gì?
Triết học ra đời từ rất lâu và xuất hiện ở nhiều thời kỳ và quốc gia khác nhau. Sự ra đời của thuật ngữ triết học được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. Theo những hệ tư tưởng này, triết học mang ý nghĩa tương phản với kẻ ngụy biện. Triết học và những người yêu thích triết học sẽ không bao giờ sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền.

Nguyên tắc cơ bản để phân chia các trường phái triết học là gì ?

Nguyên tắc cơ bản để phân chia các trường phái triết học là Hai vấn đề cơ bản của triết học

Những vấn đề cơ bản của triết học

Vấn đề cơ bản của triết học

Triết học gần đến chân lý, nghĩa là hướng đến việc nhận thức đúng đắn về thế giới xung quanh trong mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức. Những vấn đề cơ bản này sẽ quyết định cơ sở để giải quyết những vấn đề khác của triết học. Việc trả lời những câu hỏi như: con người có khả năng nhận thức đúng đắn về thế giới không? Ý thức có thể nhận thức mọi đặc tính mọi khía cạnh của khách thể không? Việc tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này là một trong những nguyên nhân hình thành nên những trường phái triết học khác nhau.
Những vấn đề cơ bản của triết học

Các vấn đề mà triết học nghiên cứu tới đó là:

  • Vấn đề về bản thể: giữa vật chất và ý thức? Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức.
  • Vấn đề chân lý: Làm thế nào để xác định luận cứ đi từ tiền đề đến kết luận có hiệu lực không? Làm thế nào để đánh giá được một phát biểu là đúng hay sai?
  • Vấn đề nhận thức: quá trình nhận thức diễn ra như thế nào? Con người có khả năng nhận thức chính xác thế giới khách quan hay không? Thực tại là gì? Con người nhận thức thực tại như thế nào?
  • Vấn đề đạo đức: thế nào là tốt, thế nào là xấu? Hành động nào là đúng đắn? Hành động nào là sai trái? Tính chất tuyệt đối, tương đối? Các quy tắc trong ứng xử con?
  • Vấn đề thẩm mỹ: là việc tìm câu trả lời cho cho câu hỏi đẹp là gì? Xấu là gì? Nghệ thuật và các quy tắc của nghệ thuật?

Ở những thời kỳ trước, triết học chỉ đường đến 5 nhánh chủ yếu đó là siêu hình học, logic, nhận thức luận, luân lí luận, mỹ học. Tuy nhiên sau này, triết học đã mở rộng phạm vi nghiên cứu đến chính trị học, vật lý học, thiên văn học, khí tượng họcvới mục đích cuối cùng đó là nhận thức đúng đắn bản chất đối tượng có liên quan đến lĩnh vực này.

Các trường phái của triết học

Triết học có mấy trường phái chúng ta cùng tìm hiểu bên dưới nhé

Chủ nghĩa duy vật

Chủ nghĩa duy vật với quan niệm thứ nhất được coi là tồn tại được là vật chất, cho rằng mọi vật đều có cấu tạo từ vật chất và mọi hiện tượng đều là kết quả của các tương tác vật chất. Chủ nghĩa duy vật nghiên cứu dựa trên giả thuyết rằng mọi sự kiện quan sát được trong thiên nhiên được giải thích chỉ bằng các nguyên nhân tự nhiên mà không cần giả thiết về sự tồn tại hoặc không tồn tại của siêu nhiên. Chủ nghĩa duy vật luôn ở vị trí đối lập với chủ nghĩa duy tâm.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng

Các trường phái triết học
Chủ nghĩa duy vật biện chứng là một trong ba bộ phận của chủ nghĩa mác-lênin. Chủ nghĩa này cho rằng, trong thế giới không có gì khác loài vật chất đang vận động, và vật chất đang vận động không thể vận động như thế nào khác ngoài vận động trong không gian và thời gian. Các nguyên lý của phép biện chứng trong hệ thống triết học được cải tạo và xây dựng lại trên lập trường duy vật.

Chủ nghĩa duy tâm

Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định, mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Ý thức có đời sống riêng của nó và nó không phản ánh trung thực, khách quan thế giới. Đây là một cách tiếp cận sự tồn tại đối lập với chủ nghĩa duy vật, phát triển theo hai khuynh hướng: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
Hi vọng bài viết này đã đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về triết học và những vấn đề cơ bản của triết học. Hãy like và share bài viết này nếu bạn thấy hay nhé!!!
Xem thêm: Chính trị là gì? Quan điểm về chính trị qua từng thời kỳ

Tags
Các gì hoc là phải triệt Trương

Video liên quan

Chủ Đề