Lap top asus nhan phim gi de vao bios năm 2024

Nếu máy tính của bạn là Windows 11 hoặc Windows 10, vui lòng tham khảo các bước sau để vào cấu hình BIOS.

Lưu ý: Nếu máy tính của bạn không vào được hệ điều hành Windows, vui lòng tham khảo để vào cấu hình BIOS.

Lưu ý: Nếu bạn đang sử dụng Transformer book, vui lòng kết nối đế cắm với Transformer book sau đó làm theo hướng dẫn bên dưới.

Vui lòng chuyển đến hướng dẫn tương ứng dựa trên hệ điều hành Windows hiện tại trên máy tính của bạn:

Hệ điều hành Windows 11

  1. Gõ và tìm [Change advanced startup options] trong thanh tìm kiếm của Windows①, sau đó nhấp [Open]②.
  2. Trong Advanced startup, nhấp [Restart now]③.
  3. Windows sẽ khởi động lại máy tính của bạn, hãy nhớ lưu công việc của bạn, sau đó chọn [Restart now]④.
  4. Sau khi máy tính của bạn khởi động lại, vui lòng chọn [Troubleshoot]⑤.
  5. Chọn [Advanced options]⑥.
  6. Chọn [UEFI Firmware Settings]⑦.
  7. Nhấp [Restart]⑧, máy tính của bạn sẽ vào BIOS sau khi khởi động lại.

Hệ điều hành Windows 10

  1. Tìm và gõ [Change advanced startup options] trong mục tìm kiếm của Windows①, sau đó nhấp [Open]②.
  2. Trong Advanced startup, nhấp [Restart now]③. Windows sẽ khởi động lại máy tính của bạn, nếu bạn chưa lưu công việc, vui lòng sao lưu trước khi tiếp tục.
  3. Sau khi máy tính khởi động lại, vui lòng chọn [Troubleshoot]④。
  4. Chọn [Advanced options]⑤。
  5. Chọn [UEFI Firmware Settings]⑥。
  6. Nhấp [Restart]⑦, máy tính của bạn sẽ vào BIOS sau khi khởi động.

Tình trạng chung [Trước khi khởi động]

Trong khi máy tính chưa được bật nguồn, hãy nhấn và giữ nút [F2] của bàn phím, sau đó nhấn nút [Nút nguồn] Không nhả nút F2 cho đến khi cấu hình BIOS hiển thị.].

đã tìm hiểu được cách vào menu BOOT, BIOS trên các dòng laptop Asus, Dell, HP và Lenovo bằng phím tắt. Việc biết cách vào hai menu này là rất quan trọng để bạn có thể cài đặt hoặc khắc phục sự cố trên máy tính của mình một cách dễ dàng. Nếu bạn gặp khó khăn khi vào Boot Menu hoặc BIOS, đừng ngần ngại liên hệ với Tin học Anh Đức để được hỗ trợ. Chúc bạn thành công!

Bài viết này, mình sẽ tổng hợp phím tắt vào BIOS và Boot Options của các hãng máy tính. Việc nắm được phím tắt vào BIOS và Boot Options khá là quan trọng. Bạn cần phải nắm được nếu muốn “vọc” boot usb hay chuyển qua lại UEFI và legacy…

Nội dung bài viết

BIOS [Basic Input/Output System] – hệ thống đầu vào/ra cơ bản. BIOS là một nhóm lệnh được lưu trữ trên một chip firmware nằm trên bo mạch chủ [mainboard] của máy tính. BIOS kiểm tra, điều khiển và kết nối các linh kiện của máy tính. Sử dụng BIOS bạn có thể: lựa chọn thiết bị ưu tiên khi khởi động, thiết lập khởi động máy ở chế độ UEFI hay Legacy.

Boot Options có nghĩa là tùy chọn khởi động máy tính. Tức ở đây bạn có thể tùy chọn khởi động máy tính từ ổ cứng, usb, ổ đĩa DVD hay qua mạng LAN [PXE]. Thường chúng ta có thể lựa chọn ưu tiên boot trong BIOS. Nhưng dùng Boot Options vẫn linh động hơn rất nhiều.

Bài liên quan

1 click tạo usb boot hỗ trợ cả UEFI và Legacy Tìm hiểu về UEFI – GPT và BIOS – Legacy

Phím tắt vào BIOS và Boot Options của các hãng máy tính

HP

  • BIOS: F10
  • Boot Options: F9

Dell, Huawei, Fujitsu

  • BIOS: F2
  • Boot Options: F12

Lenovo

  • BIOS: F1 hoặc F2
  • Boot Options: F12, F8, F10

Asus

  • BIOS: F2 hoặc Delete
  • Boot Options: ESC hoặc F8. Những Mainboard Asus thì thường là F8

Acer

  • BIOS: Delete hoặc F2
  • Boot Options: F12 hoặc ESC, F9

Sony

Nếu máy có sẵn nút Assist riêng thì bật nút nguồn và bấm nhanh phím Assist để chọn vào BIOS [F2] và Boot Options [F11]

  • BIOS: F1, F2, F3
  • Boot Options: F11 hoặc ESC hay F10

MSI

  • BIOS: Delete
  • Boot Options: F11

Toshiba

  • BIOS: F2, F1, ESC
  • Boot Optons: F12

Samsung

  • BIOS: F2, dòng Ativ Book là F10
  • Boot Options: ESC, dòng Ativ Book là F2

eMachines

  • Bios: Tab, Del
  • Boot Option: F12

Chú ý rằng: Phím tắt vào BIOS và Boot Options hay xuất hiện khi máy tính khởi động. Vậy nên, bạn cần quan sát để chọn phím tắt cho phù hợp. Bấm phím Pause khi logo khởi động xuất hiện để quan sát phím tắt cho dễ.

Như hình trên bạn thấy, F2 và F12 là phím tắt tương ứng để vào BIOS và Boot Options.

Phím tắt vào BIOS và Boot Options của các hãng Mainboard

Asrock

  • BIOS: F2
  • Boot Options [Boot Menu]: F11

Asus

  • Bios: phổ biến là Del, ngoài ra Print hoặc F10, F9
  • Boot Optons: ESC hoặc F8

Gigabyte

  • BIOS: Del
  • Boot Options: F12

MSI, Colorful

  • BIOS: Delete
  • Boot Options: F11

Foxconn

  • BIOS: Del
  • Boot Options: ESC

Intel

  • BIOS: F2
  • Boot Options: F10

Thường phím vào BIOS và Boot menu loanh quanh các phím: Delete, ESC, F2, F9, F10, F11 và F12 thôi. Các hãng không liệt kê ở trên thì bạn hãy quan sát màn hình khởi động máy. Hoặc thử lần lượt các phím hay dùng trên.

Cách khác để vào BIOS [UEFI Firmware Settings] của máy UEFI

Một số máy UEFI còn có thiết lập BIOS [UEFI Firmware Settings] trong Advanced Boot Options. Bạn có thể vào BIOS máy UEFI bằng cách sau. Giữ phím SHIFT khi bấm Restart khởi động máy. Màn hình Chose an Options hiện lên thì chọn Troubleshoot > Advanced Optons.

Chọn UEFI Firmware Settings như hình trên để vào BIOS.

Kết luận

Qua bài viết này, mình tổng hợp các phím tắt vào BIOS và Boot Options để các bạn tiện theo dõi. Lưu ý, một số máy thiết lập phím F1 đến F12 là phím Multimedia. Nên khi bấm vào BIOS hay Boot Options thì nhấn thêm phím Fn. Chúc các bạn thành công!

Chủ Đề