Thai 23 tuần phát triển như thế nào năm 2024

Mang thai 23 tuần nghĩa là mẹ đang bước sang tháng thứ 6 của thai kỳ rồi. Lúc này, con yêu gần như đã phát triển đủ để có thể sống sót ở bên ngoài bụng mẹ. Nói như vậy chắc mẹ tò mò lắm về sự phát triển của thai nhi trong tuần này. Để Con Cưng giải đáp ngay cho mẹ trong bài viết sau.

Mẹ có biết, phổi của thai nhi tuần 23 đã sẵn sàng để thở thông qua cách hít nước ối. Về cơ bản, con đã phát triển khá toàn diện. Mẹ cùng theo dõi chi tiết về sự phát triển của thai nhi theo các hạng mục mà Con Cưng liệt kê ngay dưới đây.

Thai nhi tuần 23 tuổi có kích thước giống quả bắp lớn

Cân nặng và kích thước của thai nhi tuần 23

Nếu như ở tuần thứ 22 con yêu của bạn chỉ nặng khoảng 430g và có kích thước khoảng 27,8cm, thì thai nhi tuần 23 đã dài thêm ra đến 28,9cm [tính từ đầu đến chân]. Còn về trọng lượng, cân nặng của con khoảng 500g và con có kích thước dài khoảng 28,9 cm.

Mẹ có thể thấy, chỉ hơn 1 tuần mà mẹ đã có thể thấy con yêu cao hơn và nặng hơn rõ rệt. Trước sự tăng trưởng này, hiển nhiên bụng mẹ cũng sẽ to hơn và nhô ra rõ hơn rồi, đúng không mẹ?

Bước vào thời điểm tuần thai thứ 23, lỗ mũi của con không còn đóng như trước nữa mà đã bắt đầu thông. Lúc này, trong phổi của bé diễn ra một số thay đổi. Từ những thay đổi này, bé sẽ có thể thở độc lập vào lúc mẹ vượt cạn. Mẹ cũng nên biết, chất hoạt dịch đang bao phủ các túi phổi của thai nhi, giúp chúng mở và giữ oxy sau khi con yêu chào đời.

Lớp mỡ đang bắt đầu tích tụ trên khắp cơ thể bé

Sự phát triển của thai nhi trong tuần 23 có nhiều điểm thay đổi rõ rệt. Đặc biệt, chất béo bắt đầu tích tụ trên khắp cơ thể của bé. Tuy nhiên, da của bé vẫn còn khá lỏng lẻo và xuất hiện nhiều nếp nhăn. Trong các mốc siêu âm thai sắp tới, mẹ sẽ có thể trông thấy khuôn mặt của bé trở nên bầu bĩnh hơn do lớp mỡ được tích tụ dày hơn.

Lúc này gương mặt của thai nhi tuần 23 nhìn bầu bĩnh hơn rất nhiều

Các vận động tay chân của bé có lực mạnh hơn

Việc vận động hằng ngày của thai nhi tuần 23 thường diễn ra xung quanh các nhóm hoạt động như: di chuyển các cơ bắp ở các ngón tay, ngón chân, cánh tay và chân,... Tất cả những hoạt động này vào tuần thai thứ 23 trở nên có lực mạnh hơn. Do vậy, mẹ sẽ nhận thấy những di chuyển của bé rõ ràng hơn trong bụng mình.

Ngôi thai tuần 23

Lúc này, thai nhi tuần 23 có thể nằm theo tư thế ngôi mông, nghĩa là phần mông hướng xuống dưới, đầu hướng lên phía xương sườn của mẹ. Bé cũng có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo ở trong tử cung. Bởi, thai nhi trong giai đoạn này vẫn còn nhỏ, tử cung do đó vẫn còn nhiều không gian để em bé có thể “thỏa sức khám phá” và chọn cho mình một vị trí thoải mái nhất.

Mẹ mang thai 23 tuần đã có thể lắng nghe được nhịp tim của con yêu

Điều đặc biệt Con Cưng muốn lưu ý đến mẹ trong giai đoạn này, đó chính là duy trì nguồn dinh dưỡng tốt nhất để đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh cho con yêu, cũng như sức khỏe cho mẹ. Ngoài việc duy trì uống sữa bầu mỗi ngày, mẹ còn có thể dùng thêm một vài món ăn vặt giàu dinh dưỡng để làm phong phú hơn thực đơn hằng ngày của mình. Các món ăn vặt mẹ nên tham khảo như: hạt mắc ca, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, Sữa chua ít béo trái cây Yoplait hỗn hợp dâu 100g,…

Mẹ hãy tải App Con Cưng hoặc truy cập vào website: //concung.com/ để có thể đặt mua online bất cứ sản phẩm nào mẹ thích. Con Cưng sẽ giao hàng thật nhanh cho mẹ, chỉ trong 30 phút. Mẹ bắt đầu chọn và đặt hàng nào!

Trong suốt thai kỳ, sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu có sự phụ thuộc khá nhiều vào cân nặng và quá trình tăng cân của mẹ. Cũng theo nhiều chuyên gia y tế, việc theo dõi cân nặng của bà bầu trong thai kỳ đặc biệt là ở giai đoạn thai 23 tuần là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Vậy thai 23 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là bình thường và an toàn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này và những yếu tố liên quan tới tăng cân khi mang thai để đảm bảo có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh cho cả mẹ và bé.

Sự phát triển của thai nhi ở tuần 23

Từ khi bắt đầu thai kỳ cho đến giai đoạn 23 tuần, thai nhi sẽ trải qua các giai đoạn phát triển quan trọng. Trong giai đoạn đầu, từ tuần 1 đến tuần 12, các cơ quan và cấu trúc cơ bản của cơ thể ở thai nhi sẽ được hình thành. Từ tuần 13 đến 23, thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng, khi này các cơ quan quan trọng như não, gan, thận,… cũng sẽ bắt đầu hình thành.

Vào tuần thứ 23 thai nhi đã có sự phát triển thay đổi rõ rệt

Vào tuần thứ 23, nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi sẽ có sự thay đổi và tăng lên đáng kể. Điều này cũng sẽ khéo theo áp lực lớn hơn lên cơ thể của mẹ bầu để cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển toàn diện của thai nhi. Việc không đảm bảo đủ các dưỡng chất thiết yếu này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và gây ra vấn đề xấu cho sức khỏe của cả mẹ và em bé. Cũng vì vậy mà việc theo dõi bổ sung dinh dưỡng và duy trì cân nặng an toàn trở thành một phần quan trọng của quá trình mang thai, điều này cũng giúp đảm bảo cả mẹ và thai nhi đều nhận được đủ dưỡng chất cần thiết.

Tăng cân trong thai kỳ

Sự tăng cân là một phần tự nhiên của thai kỳ

Sự tăng cân trong thai kỳ là một điều tự nhiên, hết sức bình thường do sự phát triển của thai nhi và các thay đổi về hormon và các yếu tố khác trong cơ thể của bà bầu. Ví dụ như sự gia tăng khối lượng của thai nhi, nước ối, dịch amniotic và sự phát triển của tử cung. Có thể thấy sự tăng cân không chỉ là một chỉ số về cơ thể, mà còn là một thông số phản ánh sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.

Mức tăng cân khuyến nghị từ các chuyên gia y tế

Các chuyên gia y tế thường đề xuất một mức tăng cân có giới hạn để đảm bảo sự khỏe mạnh cho cả mẹ và thai nhi. Mức tăng cân khuyến nghị cho từng trường hợp có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng cơ bản và cân nặng ban đầu của mẹ bầu. Sở hữu mức tăng cân ổn định vào giai đoạn thai kỳ 23 tuần có thể giúp các mẹ bầu và thai nhi giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến cân nặng tăng quá mức hoặc cân nặng không đủ. Vào thời điểm này sự kiểm soát cân nặng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn một số vấn đề sức khỏe phổ biến trong thai kỳ có nguyên nhân từ cân nặng như béo phì, cao huyết áp hay tiểu đường thai kỳ.

Tăng cân là một phần tự nhiên của thai kỳ

Những yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng cân của mẹ bầu trong thai kỳ

Có rất nhiều yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự tăng cân của các mẹ bầu trong thai kỳ như gen di truyền, chế độ ăn uống, mức độ hoạt động thể chất và tình trạng sức khỏe. Việc hiểu rõ những yếu tố này có thể giúp các mẹ bầu điều chỉnh lối sống và chế độ dinh dưỡng để duy trì cân nặng lành mạnh, từ đó tạo nền tảng tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi.

Thai 23 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là bình thường?

Như những chia sẻ trên, việc tăng cân của các mẹ trong khai kỳ sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Đặc biệt, tùy từng thể trạng của mẹ bầu mà mức tăng cân hợp lý cũng sẽ có sự thay đổi. Hiện nay, theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia y tế, các mẹ bầu có thể dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI - Body Mass Index trước khi mang thai để xác định cân nặng tăng lên hợp lý khi mang thai.

Công thức tiêu chuẩn để tính BMI như sau: Chỉ số BMI = cân nặng [kg] / [m]

  • Các thai phụ có cân nặng bình thường trước khi mang thai sẽ có chỉ số BMI là khoảng 18,5 - 24,9. Từ đó có thể suy ra, mức tăng cân lý tưởng của thai phụ là 10kg đến 12 kg. Vậy tại tuần 23, mẹ bầu nên tăng từ 7kg đến 9kg.
  • Nếu thai phụ có trọng lượng nhẹ thì chỉ số BMI là dưới 18,5. Khi này mức tăng cân lý tưởng của các mẹ bầu sẽ vào khoảng 11 - 13kg. Vậy tại tuần 23, mẹ bầu nên tăng từ 8kg đến 10kg.
  • Đối với thai phụ bị thừa cân và béo phì chỉ số BMI sẽ thường lớn hơn 25. Khi này mức tăng cân lý tưởng của mẹ bầu sẽ là khoảng 15% cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 7 kg đến 11,3 kg. Tại tuần thứ 23, mẹ bầu nên đạt số tăng cân lý tưởng là 4kg đến 6kg.

Cách tăng cân và duy trì cân nặng an toàn trong thai kỳ

Duy trì một chế độ dinh dưỡng cân đối và đủ chất dinh dưỡng là chìa khóa quan trọng để kiểm soát cân nặng trong thai kỳ. Các mẹ bầu nên tập trung vào việc tiêu thụ thức ăn giàu chất xơ, protein, canxi và hạn chế lượng đường, muối và chất béo không lành mạnh, tránh tình trạng tăng cân quá mức gây cao huyết áp, béo phì hay tiểu đường thai kỳ.

Các mẹ bầu nên tập luyện để duy trì cân nặng hợp lý

Các mẹ cũng nên thực hiện các hoạt động thể chất nhẹ nhàng như đi bộ, yoga,… để giúp duy trì sức khỏe, giảm ốm nghén và kiểm soát cân nặng. Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào các mẹ bầu cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo rằng hoạt động thể chất đó là an toàn cho thai nhi.

Giai đoạn thai nhi 23 tuần là một bước quan trọng trong sự phát triển của thai nhi và đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt đối với cân nặng của bà bầu. Việc duy trì cân nặng lành mạnh không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ mà còn đảm bảo sự phát triển toàn diện và khỏe mạnh của thai nhi. Bằng cách theo dõi cân nặng chặt chẽ, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và thực hiện hoạt động thể chất phù hợp, các mẹ bầu có thể tạo ra một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của thai nhi và trải qua thai kỳ một cách khỏe mạnh và an toàn.

Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Thai nhi 23 tuần biết làm gì? Thai nhi có thể nằm theo tư thế ngôi mông, nghĩa là phần mông hướng xuống dưới và đầu hướng lên phía xương sườn của bạn. Hoặc em bé có thể nằm ngang, nằm một bên hoặc nằm nghiêng, nằm chéo trong tử cung.nullSự phát triển của thai nhi tuần 23 - Vinmecwww.vinmec.com › ... › Sản phụ khoa và Hỗ trợ sinh sảnnull

Thai nhi 24 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Ở tuần thai thứ 24 của thai kỳ, lúc này em bé nặng khoảng 680 gram, dài khoảng 34 cm. Các bộ phận trên cơ thể bé dần hoàn thiện, bé đã có móng tay, móng chân, bé bắt đầu hé nửa mí mắt, thường xuyên há miệng để nuốt nước ối. Đôi khi mẹ có thể cảm nhận thấy bé đang nấc cụt do uống nước quá nhiều.nullThai 24 tuần phát triển thế nào, khám thai tuần 24 có cần không?benhvienthucuc.vn › thai-24-tuan-phat-trien-the-nao-kham-thai-tuan-24-c...null

Thai nhi 22 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Ở tuần 22, thai nhi đã khoảng 29 cm và nặng khoảng 476 gram. Thai nhi trông giống như một đứa trẻ sơ sinh nhưng nhỏ hơn nhiều. Nhiều sự phát triển sẽ tiếp tục diễn ra trong 18 tuần tới. Da bé sẽ xuất hiện nếp nhăn, điều này là do em bé chưa tăng cân đủ để lấp đầy da.nullSự phát triển của thai nhi tuần 22 - Vinmecwww.vinmec.com › thong-tin-suc-khoe › su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-22null

Thai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu cân là đủ?

Theo dõi cân nặng: Mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra cân nặng, ở cùng thời điểm và trên cùng một cân. Theo hướng dẫn, nếu mẹ bầu có cơ thể gầy, cần tăng khoảng 12,5 - 18 kg; cơ thể lý tưởng thì tăng khoảng 11,5 - 16 kg và nếu béo phì chỉ cần tăng khoảng 8 - 10 kg trong suốt thai kỳ.nullThai 22 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg là chuẩn khoa học? - Long Châunhathuoclongchau.com.vn › bai-viet › thai-22-tuan-me-tang-bao-nhieu-kg...null

Chủ Đề