Lỗi không xi nhan bị phạt bao nhiêu tiền

Việc đèn xi nhan được bố trí trên xe máy được dùng làm đèn báo hiệu khi bạn có nhu cầu chuyển hướng hay di chuyển sang làn đường khác. Nhưng nếu không bật xi nhan máy thì sao? Liệu có bị xử phạt hành chính? Và đâu là những trường hợp quy định phải bật đèn xi nhan máy? Lỗi không bật xi nhan xe máy hết bao nhiêu tiền? Cùng xem bài viết dưới đây nhé.

Mỗi chiếc xe máy đều được trang bị 4 đèn xi nhan và bố trí song song ở hai bên phải, trái của xe. Có 2 đèn phía trước và 2 đèn phía sau. Việc sử dụng đèn xi nhan khi tham gia giao thông với mục đích để người đang lưu thông trên đường biết hướng di chuyển của bạn. Nhờ vậy, người xung quanh sẽ chủ động giảm tốc độ để nhường đường khi bạn rẽ hướng. Có thể nói, việc sử dụng đèn xi nhan sẽ giúp cho việc di chuyển khi tham gia giao thông được ổn định hơn. Đồng thời, người tham gia giao thông cũng an toàn hơn khi có nhu cầu rẽ trái hoặc rẽ phải hoặc đi sang làn đường khác.

Khi nào cần bật đèn xi nhan xe máy?

Vậy, luật giao thông đường bộ quy định như thế nào về việc bật đèn xi nhan xe máy? Và lỗi không bật xi nhan xe máy sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Các trường hợp lỗi không bật xi nhan xe máy

Theo quy định tại Điều 14, 15, 16 và 18 của Luật giao thông đường bộ 2008. Người tham gia giao thông phải bật đèn xi nhan khi:

  • Chuyển làn đường: Việc bạn đang di chuyển trên làn đường xe máy nhưng vì tình thế mà phải chuyển sang làn đường khác như xe ô tô? Lúc này bạn cần phải bật đèn xi nhan để báo hiệu cho các phương tiện khác biết ý định di chuyển của bạn. Chủ xe phương tiện sẽ nhìn thấy và chủ động điều chỉnh tốc độ để “nhường đường” cho bạn.
  • Chuyển hướng xe: rẽ phải, rẽ trái, quay đầu. Lúc này bạn cũng cần phải bật đèn xi nhan theo hướng xe bạn muốn rẽ. Khi bật đèn xi nhan để chuyển hướng xe, quyền ưu tiên sẽ theo thứ tự: người đi bộ, người đi xe đạp, người đi xe máy, ô tô. Vậy nên, khi bạn đi xe máy, bạn hãy nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp trước nhé.
  • Các trường hợp khác: Một số trường hợp khác cũng cần phải bật đèn xi nhan xe máy như: quay đầu xe, vượt xe khác, cho xe chuyển bánh từ vị trí đậu, hoặc chạy vào sát vỉa hè để dừng/ đậu xe.

Trường hợp bạn cần phải bật đèn xi nhan xe máy

Như vậy có thể thấy, có rất nhiều trường lỗi không bật xi nhan xe máy mà nhiều người khi tham gia giao thông gặp phải như: khong xi nhan khi rẽ phải, vượt xe khác khi đang tham gia giao thông. Bạn cần lưu ý điều này để tránh gặp phải tình huống đáng tiếc như bị CSGT thổi phạt nhé.

Khi nào bắt đầu bật đèn xi nhan?

Trên thực tế không có quy định nào yêu cầu bạn lúc nào phải bật đèn xi nhan. Tuy nhiên, để “kịp báo” cho người cùng tham gia giao thông biết, bạn nên bật đèn xi nhan xe máy trước 20 - 30m trước khi rẽ hoặc sang lan đường. Và sau sau khi rẽ xong, bạn đi thêm khoảng 5 - 10m rồi tắt đèn xi nhan là được.

Lỗi không bật xi nhan xe máy bị phạt bao nhiêu?

Không bật xi nhan xe máy đúng quy định sẽ bị xử phạt từ 100 - 600 ngàn đồng

Theo quy định mới nhất của Luật giao thông đường bộ, lỗi không bật xi nhan xe máy sẽ bị phạt cụ thể như sau:

  • Lỗi không bật xi nhan xe máy khi chuyển làn đường: Sẽ bị phạt từ 100,000 đồng - 200,000 đồng.
  • Lỗi không bật xi nhan xe máy khi chuyển hướng: Phạt tiền từ 400,000 đồng - 600,000 đồng.

Trên đây là những quy định về những trường hợp bạn cần phải bật đèn xi nhan xe máy và những quy định về việc xử phạt. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn bỏ túi thêm kiến thức về luật khi tham gia giao thông nhé. Và đừng quên rằng, việc lái xe đúng theo quy định của luật giao thông đường bộ không chỉ là việc ổn định trật tự lưu thông. Mà đây còn là việc đảm bảo an toàn cho bạn trong quá trình di chuyển. Chúng ta cùng lưu ý nhé.

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các trường hợp người đi ô tô, xe máy bắt buộc phải bật xi nhan bao gồm:

- Khi chuyển làn đường:

Căn cứ Điều 13 Luật Giao thông đường bộ, trên đường có nhiều làn đường xe cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn, lái xe khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và đồng thời phải bảo đảm an toàn.

- Khi chuyển hướng xe:

Theo Điều 15 Luật này, khi muốn chuyển hướng xe, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng xe.

Lưu ý: Trong khi chuyển hướng, người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường ưu tiên, nhường đường cho các xe đi ngược chiều. Chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại cho hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.

Như vậy, theo quy định, người lái xe máy, ô tô phải bật xi nhan khi rẽ phải, rẽ trái, quay đầu xe, vượt xe khác, khi chạy vào lề đường để dừng đỗ xe.

Ngoài ra, theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, lái xe ô tô cũng được yêu cầu phải xi nhan khi lùi xe, dừng xe, đỗ xe.

Trong thực tế, các lái xe cũng được khuyến nghị nên xi nhan khi đi qua vòng xuyến, đi theo đường cong, đi qua ngã 3 chữ Y… để đảm bảo an toàn.

Mức phạt lỗi không xi nhan là bao nhiêu?

Căn cứ Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông không xi nhan trong những trường hợp sau đây sẽ bị xử phạt:

Phương tiện

Lỗi

Mức phạt

Căn cứ

Xe máy

Chuyển làn đường không có tín hiệu báo trước

100.000 - 200.000 đồng

Điểm i khoản 1 Điều 6

Chuyển hướng không có tín hiệu báo hướng rẽ [trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức]

Lối tắt xi nhan sớm phạt bao nhiêu?

Do vậy, người tham gia giao thông tắt đèn xi nhan khi chưa qua hết đường sẽ không còn ý nghĩa, tác dụng gì và sẽ bị phạt như lỗi không bật đèn xi nhan. Điểm a, khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019 quy định mức xử phạt đối với hành vi xe chuyển hướng không bật tín hiệu là 400.000 – 600.000 đồng./.

Lỗi chuyển làn không xi nhan trên cao tốc phạt bao nhiêu tiền?

Như vậy, ô tô chuyển làn không xi nhan khi chạy trên cao tốc thì bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Khi nào thì dùng xi nhan xe máy?

Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định các trường hợp lái xe bắt buộc phải bật xi nhan, bao gồm: Khi chuyển làn đường [Điều 13]; Khi vượt xe [Điều 14]; Khi chuyển hướng xe [Điều 15]. Riêng với ô tô, trường hợp lùi xe, dừng xe, đỗ xe cũng là những trường hợp bắt buộc phải bật xi nhan [Điều 16, Điều 18].

Thấy đèn xi nhan xe máy hết bao nhiêu tiền?

Giá để mua mới cục chớp giao động từ 15 - 20 ngàn đồng tùy loại. Nhưng với trường hợp đèn đã bị hỏng thì cách duy nhất chúng ta có thể làm là thay bóng đèn mới mà thôi. Giá để thay mới giao động từ 200 - 300 ngàn đồng tuy loại xe và chất lượng đèn bạn muốn.

Chủ Đề