Luật bảo hiểm thất nghiệp có từ khi nào

Xin chào Luật sư, tôi là Ngọc. Tôi bắt đầu đi làm từ năm 2005. Tổng thời gian tôi tham gia đóng bảo hiểm xã hội là 12 năm nhưng tôi kiểm tra thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp lại chỉ có 9 năm. Tôi đang thắc mắc luật bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào và bảo hiểm thất nghiệp có hiệu lực từ năm nào để tôi tính được thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp của tôi. Mong Luật sư giúp đỡ.

Cảm ơn chị đã tin tưởng Luật Quang Huy. Đây cũng là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn từ người lao động. Qua bài viết này, Luật Quang Huy sẽ cung cấp thông tin cụ thể để hỗ trợ chị về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào như sau:

Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội việc làm là vấn đề luôn được Nhà nước quan tâm. Tuy nhiên, việc chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường có ảnh hưởng không nhỏ tới cung và cầu lao động. Nền kinh tế mới, năng động đòi hỏi cao về kỹ thuật, trình độ tay nghề, năng lực tổ chức quản lý… trong khi số lượng lao động trong nước tuy đông nhưng lại chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi đó. Đây chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng thất nghiệp.

Để bảo vệ quyền lợi cho người lao động mất việc, Nhà nước đó có nhiều chính sách song chưa đầy đủ, vẫn còn nhiều bất cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Việc thanh toán chế độ cho người lao động nghỉ việc lại quy hết vào trách nhiệm của người sử dụng lao động. Do đó, muốn san sẻ bớt gánh nặng chi trả chế độ, hỗ trợ doanh nghiệp, đòi hỏi Nhà nước cần phải có những biện pháp, giải pháp hữu hiệu, mang tính toàn diện.

Nhằm khắc phục điều đó, ngày 29/6/2006, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật bảo hiểm xã hội. Đây là văn bản pháp lý cao nhất, Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 và hiện nay đã được thay thế bằng Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 140 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 có quy định về hiệu lực thi hành của bảo hiểm thất nghiệp như sau:

Điều 140. Hiệu lực thi hành Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007; riêng đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đối với bảo hiểm thất nghiệp thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2009.

Bên cạnh đó, Khoản 4 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 quy định:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng và trả công cho người lao động.

… 4. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là người sử dụng lao động quy định tại khoản 2 Điều này có sử dụng từ mười lao động trở lên.

Theo quy định, bảo hiểm thất nghiệp được áp dụng kể từ ngày 01/01/2009. Ngày 16/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Việc làm và có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Theo đó, chế định về bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Chương VI.

Bảo hiểm thất nghiệp có từ năm nào?

So với các quy định trước đây về bảo hiểm thất nghiệp, nội dung của Luật cho phép mở rộng đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bỏ quy định về đăng ký thất nghiệp, bổ sung chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, bổ sung điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, thay đổi cách tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, giới hạn mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng, bỏ trợ cấp một lần và bảo lưu thời gian đó đóng bảo hiểm thất nghiệp, mở rộng điều kiện người lao động được hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp và quy định cụ thể đơn vị tiếp nhận hồ sơ.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp có sự chênh lệch với nhau. Ví thử như trường hợp của bạn, thời gian bạn làm việc theo hợp đồng lao động và thời gian đóng bảo hiểm xã hội là 12 năm. Tuy nhiên, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp lại chỉ bắt đầu từ năm 2009 nên tổng thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp sẽ ít hơn so với thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề bảo hiểm thất nghiệp có từ khi nào? Trong quá trình giải đáp nếu còn vấn đề gì không rõ thì bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Tổng đài tư vấn luật bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

- Ông Phạm Đỗ Nhật Tân: Hàng năm trên cả nước có trên 1 triệu người bước vào tuổi lao động, nhưng khả năng thu hút lao động của nền kinh tế lại có hạn.

Bên cạnh đó, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận không nhỏ lao động do nhiều nguyên nhân khác nhau bị mất việc làm, đời sống rất khó khăn, ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ giúp góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc.

- Vậy đối tượng nào sẽ được tham gia loại hình bảo hiểm này?

- Theo quy định thì những đối tượng sau đây thuộc phạm vi điều chỉnh của bảo hiểm thất nghiệp: Người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà các hợp đồng này không xác định thời hạn hoặc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng với người sử dụng lao động.

Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có sử dụng từ 10 lao động trở lên.

- Thưa ông, để nhận được trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải có những điều kiện nào?

- Thứ nhất, người lao động bị mất việc làm, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật lao động, chấm dứt hợp đồng làm việc theo quy định của Pháp lệnh cán bộ công chức mà chưa tìm được việc làm.

Thứ hai, trong vòng 24 tháng trước khi bị thất nghiệp, người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được 12 tháng trở lên.

Thứ ba, người lao động phải đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội.

Thứ tư, chưa tìm được việc làm sau ít nhất 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội.

Đây là các điều kiện để người thất nghiệp được hưởng các chế độ quy định của bảo hiểm thất nghiệp.

- Vậy người lao động bị thất nghiệp sẽ được hưởng quyền lợi gì?

- Một là, nếu người lao động có đủ điều kiện nêu trên thì họ được hưởng trợ cấp thất nghiệp do tổ chức bảo hiểm xã hội chi trả.

Hai là, được tham gia các khoá học nghề, có thể là bổ túc thêm tay nghề hoặc học nghề mới phù hợp với môi trường làm việc mới có nhu cầu.

Ba là, trong quá trình tìm kiếm việc làm, người lao động được tư vấn, giới thiệu tìm việc làm.

Bốn là, được hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Ông có thể cho biết về mức đóng và mức hưởng cụ thể của Bảo hiểm thất nghiệp?

Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống người lao động - Ảnh minh họa.

- Theo quy định thì mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau: Người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% tiền lương, tiền công tháng; người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng; hàng tháng Nhà nước hỗ trợ từ Ngân sách bằng 1% quỹ tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và mỗi năm chuyển một lần.

Còn mức hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định cụ thể là: Mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Tuỳ thuộc vào số năm người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp, nếu số năm đóng bảo hiểm thất nghiệp ít thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp với số tháng ít hơn.

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp là 3 tháng nếu có đủ 12 tháng đến dưới 36 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 6 tháng nếu có từ đủ 36 tháng đến dưới 72 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 9 tháng nếu có đủ từ 72 tháng đến dưới 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp; 12 tháng nếu có từ đủ 144 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên.

- Thưa ông, vậy những lao động có việc làm ổn định, không muốn tham gia loại hình bảo hiểm này thì thế nào?

- Đây sẽ là loại hình bảo hiểm bắt buộc nên người lao động có điều kiện nêu trên đều phải tham gia. Bảo hiểm thất nghiệp là một chế độ mới, rất cần thiết đối với người lao động trong cơ chế thị trường vì nó không những đảm bảo cuộc sống của chính người lao động khi bị mất việc mà nó còn chia sẻ rủi ro giữa những người lao động đang làm việc với những người bị mất việc.

- Nhưng nếu chủ sử dụng lách luật bằng cách ký hợp động ngắn hạn để khỏi phải đóng thêm một loại bảo hiểm nữa thì sao?

- Cần nâng cao nhận thức cho người sử dụng lao động về trách nhiệm của họ. Đồng thời cũng phải tuyên truyền để người lao động được biết tự bảo vệ quyền lợi của mình bằng cách yêu cầu chủ sử dụng lao động phải thực hiện đúng theo quy định. Hơn nữa, bên cạnh người lao động bao giờ cũng có tổ chức công đoàn bảo vệ quyền lợi và cũng phải kể tới các hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát để các bên thực hiện các quy định này.

Để khắc phục tình trạng trên, trong kế hoạch tổng thể về triển khai bảo hiểm thất nghiệp, ngày 05/12/2008 Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã có công văn số 4562/LĐTBXH-CVL gửi Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị triển khai tuyên truyền và phổ biến các quy định của Luật Bảo hiểm xã hội về chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu từ khi nào?

Các quy định bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có hiệu lực và được thực hiện bắt đầu kể từ ngày 01/01/2009. Mặc dù những quy định có liên quan đến BHTN đã được đề cập đến trong Luật BHXH 2006, theo đó tại Khoản 1 điều 140 Luật này có quy định chi tiết về thời điểm bắt đầu áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Khi nào người lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

Làm bảo hiểm thất nghiệp cần giấy tờ gì?.

Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp..

Sổ bảo hiểm xã hội..

Quyết định thôi việc hay giấy tờ khác chứng minh người lao động và bên sử dụng lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động..

Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân [bản photo]..

Sổ tạm trú hoặc sổ hộ khẩu [bản photo]..

Tham gia bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội hỗ trợ người lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị sử dụng lao động, hoặc người lao động bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Chủ Đề