Lương công nghệ thông tin ở Đức

Nghề lập trình viên [kỹ sư phần mềm] ở Đức có gì hay ? Lương lậu thế nào ? Bạn cần chuẩn bị gì ?

Hôm nay, tự nhiên mình nghĩ, blog về Cuộc sống ở Đức thì phải nói gì về cuộc sống ở Đức chứ. Thế nên mình tạm gác lại những bài viết về tài chính, đầu tư để chia sẻ vài điều về cuộc sống của mình ở Đức. Và biết đâu đấy những chia sẻ này sẽ giúp ích cho những bạn trẻ có cùng đam mê nghề nghiệp giống mình.

Mình không phải là 1 chuyên gia tài chính, mà mình là 1 kĩ sư phần mềm [nghe cho oai chứ gọi là thằng coder cũng được ]. Đam mê về công nghệ của mình lớn hơn việc đi đầu tư cổ phiếu nhiều.

[9gag]

Mình đã học xong Master ở Đức và đi làm được 4 năm, bao gồm 2 năm cày cuốc cho 1 start up phần mềm và 2 năm cho 1 công ty công nghệ ô tô lớn ở Đức. Trước đó mình cũng đã làm việc 2 năm ở Việt Nam. Với hành trang là 1 chút kinh nghiệm như vậy, mình muốn giúp các bạn hiểu hơn về công việc này ở bên Đức nhé.

Đi làm ở Đức khác gì ở Việt Nam

  • Đi làm ở Đức kiếm được nhiều tiền hơn, đương nhiên rồi 😉
  • Ở Đức, đồng nghiệp cũng rất là nett, nhưng mà mối quan hệ ngoài công việc sẽ không có mấy [nhất là khi đồng nghiệp là người Đức]. Tan làm xong ai về nhà nấy, chẳng rủ nhau đi cafe, đi du lịch mấy. Cái này mình không thích bằng ở Việt Nam.
  • Làm ở Đức mình thấy khó hơn nhiều. Sếp đòi hỏi ở bạn nhiều hơn và cũng nói thẳng hơn [dễ gây mất lòng]. Hơn nữa, nếu bạn không giỏi tiếng Đức thì cũng sẽ là 1 bất lợi [kể cả bạn khi biết tiếng anh].

Lương của lập trình viên ở Đức [mới ra trường] được bao nhiêu ?

Theo như khảo sát từ trang absoventa.de và từ quan sát [bản thân, bạn học, đồng nghiệp …], thì lương brutto của sinh viên mới ra trường như sau:

  • Bachelor: 42.000€ / 1 năm
  • Master: 47.000€ / 1 năm

Đây là con số trung bình, đương nhiên nó sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Khả năng, bằng cấp của bạn.
  • Nơi làm việc.
  • Đàm phán lương.

Các công ty lớn như Bosch hay Daimler trả sinh viên mới ra trường trên 60.000€ là chuyện bình thường. Nhưng startup/công ty nhỏ thì mình thấy thường chỉ trả dưới 50.000€. Những bang giàu như Baden-Württemberg hay Bayern cũng sẽ trả cao hơn Thüringen hay Sachsen.

Mà đây là lương brutto nhé, chứ cầm tay chỉ còn hơn nửa chỗ đó thôi. Gần 1 nửa còn lại đi đâu thì bạn xem bài này nhé.

Công việc chính của 1 kĩ sư phần mềm

Nhiều bạn lầm tưởng, kĩ sư phần mềm dành phần lớn thời gian để viết code, nhưng thực tế là chỉ có 10 – 20% thời gian bạn sẽ dùng để viết code mà thôi.

80 – 90% thời gian còn lại dùng để:

  • Họp, họp … và họp. Công ty càng lớn càng họp nhiều.
  • Viết Requirements [đại loại là viết doc giải thích phần mềm làm gì]
  • Thiết kế [design] phần mềm.
  • Testing [unit test, integration test, system test …]

Các bạn cần chuẩn bị gì khi còn đang đi học

Các công ty khác nhau sẽ có các yêu cầu khác nhau. Nhưng về cơ bản mà nói, đây là những kiến thức nền tảng mà các bạn lập trình viên tương lai nên có:

  • Lập trình C. Đòi hỏi bạn phải hiểu về kiến trúc máy tính, các khái niệm về memory, cpu, … . Đối với mình, nó là ngôn ngữ đầu tiên bạn nên học, dù về sau bạn có dùng ngôn ngữ nào.
  • 1 ngôn ngữ hướng đối tượng [Java, C++, C#, …]
  • 1 loại scripting language [python, Shell script, …]
  • Version Control. Đặc biệt là GIT.

Và 1 số kiến thức mà mình nghĩ là cũng hết sức quan trọng:

  • Linux. Mình thấy giờ công ty nào cũng ít nhiều đòi hỏi bạn có kiến thức về Linux cả. Bạn có thể tự cài 1 distro Linux trên Virtual Box và tập viết script trên đó.
  • 1 chút về networking [mạng máy tính], 1 chút về web programming. Bạn có thể tập viết 1 ứng dụng server side và client side, để nó giao tiếp với nhau qua REST …
  • Các thuật toán Machine Learning, neural network. Bạn có thể tập viết 1 phần mềm nhỏ để chơi tic-tak-toe chẳng hạn.
[nguồn]

Chuẩn bị gì khi phỏng vấn

Dựa trên kinh nghiệm của mình, nhà tuyển dụng sẽ rất ấn tượng nếu trong buổi phỏng vấn, bạn demo 1 phần mềm/ dự án mà bạn tự làm được. Ví dụ như 1 trang web, 1 ứng dụng android/IOS, 1 phần mềm embedded tren STM32, … . Bạn có thể lưu phần mềm đó trên github.

Ngày trước mình viết 1 phần mềm Android [có trên google play], lúc phỏng vấn demo, và cho họ xem mã nguồn mà hôm sau họ gọi điện bảo kí hợp đồng luôn.

Công ty lớn hay start up

Start up

  • Công việc thường rất thú vị. Bạn sẽ được làm rất nhiều thứ. Ngày trước khi làm start up, mình được làm từ A-Z, embedded system, web, networking, machine learning ….
  • Bạn có vai trò quan trọng trong công ty. Các quyết định về sản phẩm đều có ý kiến của bạn. Nhìn kết quả bạn làm ra đến tay khách hàng thực sự đem lại 1 cảm giác rất tuyệt vời.
  • Bạn sẽ tiến bộ rất nhanh trong nhiều mảng khác nhau.

Bất lợi:

  • Bạn phải tự học tự làm hết. Với công ty nhỏ thì khả năng là bạn sẽ không có ai hướng dẫn đâu.
  • Lương khởi điểm khá thấp nếu so với mặt bằng chung [dưới 50.000€].
  • Nhiều khi khá stress vì làm overtime.

Công ty lớn

Lợi thế:

  • Lương cao hơn.
  • Có những đồng nghiệp rất giỏi, họ sẽ chỉ cho bạn rất nhiều thứ [miễn là bạn nett 😉 ]
  • Không phải làm overtime. Hiện mình chỉ làm có 35h / 1 tuần, 30 ngày phép, làm quá giờ bị đuổi về 😉
  • Bạn sẽ quan tâm hơn tới chất lượng sản phẩm, cách viết clean code, design pattern …

Bất lợi:

  • Họp hành quá nhiều.
  • Bạn không còn cảm thấy mình quan trọng nữa.
  • Để được viết vài dòng code có khi mất cả tháng vì các processes rườm rà mất thời gian.

Nói chung thì theo mình, lúc mới ra trường, vào làm công ty nhỏ sẽ tốt hơn vì bạn học được nhiều thứ. Khi đã vững hơn và chuẩn bị lập gia đình thì vào công ty lớn cho ổn định.

Lời kết

Nếu các bạn đang học về công nghệ thông tin [hoặc liên quan đến công nghệ], thì việc đi làm kỹ sư phần mềm ở Đức là rất tốt. Hiện nay cơ hội cho ngành này ở Đức là rất lớn, vùng nào cũng có nhiều vị trí cần tuyển. Lương cũng thuộc vào hàng cao so với mặt bằng chung. Tuy nhiên, như mình nói, bạn phải có đam mê và có sự chuẩn bị tốt từ khi còn trên ghế nhà trường.

Mình cũng rất mong muốn các bạn làm các ngành khác nhau sẽ chia sẻ kinh nghiệm trong ngành của bản thân. Nếu các bạn muốn viết về công việc của mình trên blog, liên lạc với mình nhé 😉

Du học Đức Nghề IT

Đức là một quốc gia cực kỳ quan tâm đến công nghệ số. Quốc gia này đã và đang hoàn thành việc áp dụng số hóa vào mọi lĩnh vực của cuộc sống: từ tài chính, ngân hàng, truyền thông, giải trí, đến du lịch, sản xuất đến cả các dịch vụ hành chính công. Theo Liên minh châu Âu, Đức là quốc gia có tỉ lệ sử dụng dịch vụ công qua mạng cao vượt mức trung bình của châu lục. Năm 2018, báo Thelocal công bố con số kỷ lục 314.800 vị trí tuyển dụng thuộc nhóm STEM [Khoa học – Công nghệ – Kỹ thuật và Toán] còn trống. Đây là con số “việc tìm người” cao nhất nước Đức từ 2011 trở lại đây. Du học Đức nghề IT là một lựa chọn khả quan cho những bạn muốn tìm việc làm tại quốc gia này.

Chính sách dễ dàng cho học viên ngành IT

Đức luôn là 1 trong những nước có số lượng học viên nước ngoài đến du học nhiều nhất hiện nay với nhiều chính sách đãi ngộ tốt. Riêng với IT, Chính Phủ nước này đã chi đến 300 triệu Euro để phát triển nhóm ngành này. Ngoài ra Đức còn chú trọng đến đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, tiện nghi và chất lượng giúp việc nâng cao chất lượng đào tạo được tốt hơn. Đặc biệt, cơ sở vật chất của nước Đức nổi tiếng là hiện đại bậc nhất châu Âu. Do đó, Du học nghề ở Đức, bạn sẽ được trải nghiệm nền tảng cơ sở vật chất tốt nhất ở đây.

Chương trình đào tạo IT tại Đức

Du học nghề Đức đặc biệt ở chỗ bạn sẽ được học 50% lý thuyết và 50% thực hành. Hai phương pháp học này sẽ được học xen kẽ trong quá trình học, giúp bạn rèn luyện thêm kỹ năng làm việc. Ngoài ra, sau khi hoàn tất các khóa CNTT, sinh viên thường đầu quân cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như các tập đoàn đa quốc gia danh tiếng như: Siemens, Skytec, BMW. Điển hình như Deutsche Bank được xem là nhà tuyển dụng hạng A trong mắt các kỹ sư máy tính, chuyên viên phần mềm và IT. Đây là lợi thế lớn khi du học nghề tại Đức, giúp bạn tích lũy nhiều kinh nghiệm làm việc cho tương lai.

Những ngành nhỏ có thể lựa chọn khi du học nghề công nghệ thông tin tại Đức:

Quản trị mạng Nhà phát triển phần cứng
Quản trị hệ thống Nhà phát triển di động
Chuyên gia CNTT Thiết kế web
Doanh nhân hệ thống CNTT Nhà thiết kế trò chơi
Nhà phát triển phần mềm Chuyên gia bảo mật
Kiến trúc sư phần mềm Nhà phát triển ứng dụng
Tư vấn SAP Lập trình viên
Nhà phát triển cơ sở dữ liệu Nhà khoa học dữ liệu

 Ưu điểm của du học nghề Đức

  • Bạn sẽ có cơ hội rèn luyện bản thân, nâng cao kỹ năng.
  • Có cơ hội thực tập và làm việc tại các công ty và doanh nghiệp lớn. Tại Đức có rất nhiều tập đoàn lớn và nổi tiếng như: Siemens, Skytec. Mức lương trung bình tại các công ty này dành cho các bạn học viên là 4,000 Euro/Tháng. Con số này sẽ còn tiếp tục tăng lên trong những năm tới.
  • Đức là quốc gia đỉnh cao về lĩnh vực máy tính, đứng đầu trong khôi EU và xếp thứ 3 thế giới.
  • Hầu hết các trường tại Đức sẽ miễn 50 – 100% học phí cho các bạn học viên trong quá trình học.
  • Mức sinh hoạt phí của Đức trong khối EU được đánh giá là thấp. Ngoài ra, bạn còn được hỗ trợ lương hàng tháng đủ để chi trả phí sinh hoạt. Do trong quá trình học, bạn được thực hành tại các đơn vị liên quan đến ngành nghề học.

Điểu kiện du học Đức ngành IT

Du học Đức nghề IT – Lựa chọn số một cho các bạn trẻ hiện nay. Khác với du học đại học, điều kiện du học nghề Đức khá là dễ dàng:

  • Nam/nữ có độ tuổi từ 18 – 35 tuổi
  • Đã tốt nghiệp THPT và đỗ đại học với chuyên ngành công nghệ thông tin, 4 môn học từ 24 điểm trở lên
  • Nếu đã tốt nghiệp hoặc đang học đại học, trung cấp, cao đẳng thì cần giấy chứng nhận của trường
  • Có chứng chỉ B1 tiếng Đức hoặc IELTS 5.0 trở lên. Sau khi sang Đức bạn cần hoàn thành bằng B2 tiếng Đức
  • Không mắc các bệnh truyền nhiễm
  • Lý lịch trong sạch, không có tiền án hình sự.

Với những lợi ích mà du học Đức nghề IT mang lại, đây quả là lựa chọn hàng đầu dành cho các bạn học viên muốn du học nghề nước ngoài. Du học nghề Đức sẽ giúp bạn có con đường sự nghiệp tương lai rộng mở. Bạn sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại các tập đoàn lớn hàng đầu nước Đức.

Bài viết liên quan!

Video liên quan

Chủ Đề