Mang thai con thu 2 bao nhieu tuan thi sinh

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Việc sinh sớm hay muộn không phụ thuộc vào số lần sinh mà tùy vào tình hình sức khỏe của mẹ và bé ở mỗi lần sinh. Cũng như việc, lần đầu mẹ sinh thường dễ dàng không có nghĩa lần 2 cũng vậy.

  • Mang thai con thứ 2 bao nhiêu tuần thì sinh?
  • Dấu hiệu sắp sinh con ra trước 1 tuần của các mẹ sinh lần 2
  • So với lần đầu, lần chuyển dạ thứ 2 có điều gì khác biệt không?
  • Những lưu ý mẹ cần biết khi quyết định mang thai và sinh con lần 2

Mang thai con thứ 2 bao nhiêu tuần thì sinh?

Mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh? Mang thai lần 2 có những khác biệt rõ rệt vì thế dân gian cũng phân biệt bằng tên gọi là mẹ con rạ [sinh lần 2] và mẹ con so [sinh lần 1]. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ mang thai đến khi sinh không bị ảnh hưởng bởi bởi mang thai lần 1 hay lần 2.

Tùy vào cơ địa, sức khỏe của từng người sẽ quyết định con ra thường sinh sớm hay muộn. Vì thế, sinh lần 2 nếu sức khỏe mẹ và bé vẫn bình thường thì vẫn đủ 9 tháng 10 ngày tức là từ tuần 36 đến tuần 40 sẽ dự sinh. Vì thế, nếu sinh mổ bạn cũng sẽ được bác sĩ thăm khám và cho biết ngày dự sinh và có quyết định ngày mổ. Đây là câu trả lời cho câu hỏi mang thai con ra bao nhiêu tuần thì sinh và con ra thường sinh sớm hay muộn.

Nếu mẹ đã từng sinh non, cũng có thể sẽ tái diễn ở lần thứ hai vì thế mẹ cần trao đổi với bác sĩ để các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Nếu có các dấu hiệu đau bụng, ra máu thất thường cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám.

Như vậy, mẹ đã có thể biết mang thai lần 2 bao nhiêu tuần thì sinh và dự sinh của mình lúc nào chính xác nhất. Điều quan trọng nhất khi chuẩn bị sinh con thứ 2 là mẹ cần theo dõi kĩ các dấu hiệu sắp sinh con thứ 2 cũng như các dấu hiệu bất thường trước thời điểm dự sinh để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi trong lần sinh nở thứ 2 này.

Mang thai con thứ 2 bao nhiêu tuần thì sinh? [Nguồn ảnh: istockphoto]

Có thể bạn quan tâm

Tiểu đường thai kỳ – Mẹ bầu cần “Hiểu rõ và Làm ngay!”

Dấu hiệu sắp sinh con ra trước 1 tuần của các mẹ sinh lần 2

Mẹ có thể các dấu hiệu sắp sinh con ra trước 1 tuần dưới đây:

  • Bụng bầu tụt xuống thấp
  • Vùng kín bị phù nề
  • Tiểu dắt và tiêu chảy
  • Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

So với lần đầu, lần chuyển dạ thứ 2 có điều gì khác biệt không?

Mang thai bao nhiêu tuần thì sinh? Nếu mẹ dự định sinh con thứ 2, hãy chú ý 1 số điều sau: Các mẹ thường có thói quen so sánh dấu hiệu chuyển dạ con rạ với dấu hiệu chuyển dạ con so và đa số các mẹ đều cảm thấy các cơn gò chuyển dạ khi sinh con rạ nhẹ nhàng và đỡ đau đớn hơn. Lý do có thể là vì cổ tử cung của mẹ mềm và giãn nở tốt hơn do đã từng chuyển dạ sinh con trước đó.

Con thứ 2 thường sinh sớm hay muộn? Thời gian chuyển dạ con rạ cũng thường ngắn hơn so với thời gian chuyển dạ con so. Nếu khi sinh con lần đầu các mẹ có thể mất từ 10 đến 20 giờ để hoàn thành quá trình chuyển dạ thì đối với lần sinh con tiếp theo, khoảng thời gian này sẽ được rút ngắn đi rất nhiều.

Sinh con thứ 2 có dễ hơn con đầu? Câu trả lời là tuỳ trường hợp. Đối với các mẹ sinh mổ lần 2 thì các bác sĩ có thể sẽ khuyên mẹ nên mổ lấy con sau tuần thai thứ 39 và trước khi có các cơn gò chuyển dạ để tránh việc tử cung co thắt mạnh làm tổn thương vết mổ cũ nếu mẹ có sức khỏe và thai kỳ ổn định. Còn nếu mẹ gặp vấn đề gì đó khi mang thai hoặc tiền sử biến chứng ở lần sinh con trước đó thì các bác sĩ có thể sẽ chỉ định sinh mổ cho mẹ sớm hơn tùy vào tình trạng của mẹ và thai nhi.

Để giải tỏa áp lục sau sinh các mẹ nên chia sẻ thêm với chồng hay người thân để được an ủi [Nguồn ảnh: istockphoto]

Khoảng cách giữa hai lần sinh mổ

Ít nhất 2 năm sau lần sinh mổ thứ nhất, mẹ mới tiếp tục mang thai và sinh con thứ 2 là khuyến cáo của bác sĩ. Đây là một trong những điều cần biết khi sinh con thứ 2.

Lý do cho sự giãn cách này là để vết mổ lành hẳn, giảm nguy cơ khi tử cung và vùng bụng giãn nở lớn trong thời kỳ mang thai lần 2 cho mẹ. Mẹ sinh mổ lần hai mà thai quá lớn dẫn đến bục hoặc rò rỉ vết mổ, gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

Nếu sinh con lần thứ 2 mà thời gian giãn cách chưa đến 2 năm thì trong thời kỳ mang thai, mẹ cần chú ý không để bản thân và thai nhi tăng cân quá nhiều. Đồng thời, mẹ nên đến gặp bác sĩ thường xuyên để phát hiện những vấn đề bất thường và được điều trị sớm.

Theo Bác sĩ Chuyên khoa II – Nguyễn Thị Minh Tuyết – Trưởng Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park “Mặc dù nói, khoảng cách an toàn để mang thai sau khi sinh mổ là 2 năm nhưng sự hồi phục của mỗi người là khác nhau. Cho nên, nếu bạn có ý muốn hay lỡ mang thai lần 2 sớm hơn thì việc đầu tiên nên làm là đến gặp bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe và tình trạng hiện tại của vết mổ trước. Nếu được hãy mang theo đầy đủ hồ sơ cũng như cung cấp với bác sĩ những thông tin liên quan đến lần sinh mổ trước như lý do được chỉ định mổ, tình hình sức khỏe sau sinh, tiền sử bệnh án…Kiểm tra, theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bản thân và thai nhi qua việc siêu âm định kỳ”.

Có thể bạn quan tâm

Tìm hiểu về các cơn co thắt chuyển dạ

Sinh lần 2 đau hơn sinh lần 1

Các cách giảm đau khi sinh mổ lần 2 cũng có thể sẽ được áp dụng giống như sinh mổ lần đầu, tuy nhiên sau khi thuốc tê hết tác dụng, mẹ có thể sẽ cảm thấy đau hơn khi sinh con đầu rất nhiều.

Sinh lần 2 đau hơn sinh lần 1 [Nguồn ảnh: istockphoto]

Những lưu ý mẹ cần biết khi quyết định mang thai và sinh con lần 2

  • Chích ngừa: Trước khi mang thai lần 2, mẹ nên đi khám và làm các xét nghiệm kiểm tra kháng thể, kiểm tra nồng độ vắc-xin trong cơ thể có còn hiệu lực không. Đặc biệt là mũi uốn ván vì nó giúp mẹ và em bé không bị nhiễm trùng trong quá trình chuyển dạ và cắt dây rốn của bé. Trường hợp trong vòng 5 năm mẹ chưa tiêm nhắc lại vắc-xin uốn ván, thì sẽ tiêm 1 mũi vào 3 tháng giữa thai kỳ. Nếu mẹ đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván thì không cần phải tiêm nữa.
  • Chăm sóc bản thân: Sau khi sinh con, mẹ cũng cần biết cách tự chăm sóc sức khỏe bản thân nhiều hơn, dành thời gian cho bản thân để mau chóng hồi phục sức khỏe.
  • Lên kế hoạch: Các mẹ nên lên kế hoạch, lịch trình và thời gian cụ thể cho mình để tránh bị rối và mệt mỏi quá độ khi mang thai
  • Hỗ trợ từ người thân: Sau khi sinh các nên nhờ người thân hỗ trợ để giảm bớt áp lực chăm con. Đặc biệt là khi giờ đây bạn cần phải quan tâm đến 2 bé. Chính vì vậy bạn hãy nhờ thêm người thân để giúp bạn chăm sóc thêm bé lớn.
  • Giải tỏa áp lực: Để giải tỏa áp lục sau sinh các mẹ nên chia sẻ thêm với chồng hay người thân để được an ủi.
  • Quan tâm đến bé lớn nhiều hơn: Khi mang bầu bé thứ 2 bạn nên chuẩn bị tâm lý cho bé lớn để tránh những cảm xúc tiêu cực của con. Tùy vào độ tuổi của bé lớn mà các mẹ có thể đưa các bé đi lớp để học thêm các kỹ năng và kết bạn, điều này sẽ giúp cha mẹ có thêm thời gian chăm các bé.

Lưu ý cho người chồng khi vợ sinh con lần hai

Mặc dù đã có kinh nghiệm chăm sóc mẹ bầu ở đứa con đầu lòng. Tuy nhiên người chồng không nên sơ ý mà càng phải tìm cách giải tỏa áp lực tâm lý sau hai lần sinh, nên thường xuyên chia sẽ tâm tư tình cảm với người vợ, dành nhiều thời gian hơn để phụ giúp người vợ chăm sóc con lớn, không nên có thái độ đùa giỡn rằng có em mới con sẽ ra rìa khiến bé có thái độ ghen ghét và đố kỵ với em, người chồng cũng cần có sự chuẩn bị về sức khỏe, tài chính, tâm lý để có thể thuận lợi sinh con, đón đợi thêm niềm vui mới đến với gia đình.

Nếu các mẹ cảm thấy quá đau đớn, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi và chăm sóc con thì có thể xin chỉ định giảm đau sau khi sinh con từ các bác sĩ.

Các mẹ đẻ thường lần 2 có thể sẽ nhẹ nhàng hơn so với đẻ thường lần 1 vì cơ sàn chậu, cổ tử cung của mẹ đã mềm, linh hoạt hơn và mẹ cũng đã có kinh nghiệm hơn trong việc rặn đẻ cũng như hít thở trong quá trình chuyển dạ.

Nguồn tham khảo: Khoảng cách giữa các lần sinh mổ nên là bao lâu? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Video liên quan

Chủ Đề