Mắt có quầng thâm là bệnh gì năm 2024

Hầu hết mọi người nghĩ rằng sự xuất hiện của quầng thâm dưới mắt do thức khuya. Nhưng ngoài ra, đó còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh nguy hiểm:

1. Bệnh gan

Bạn không nên chủ quan khi xuất hiện quầng thâm ở mắt kéo dài

Gan là cơ quan thải độc của cơ thể con người. Những người mắc bệnh gan, chức năng của cơ quan này sẽ trở nên bất thường khiến cho độc tố không được đào thải một cách triệt để, thời gian dài có thể gây ra sự ứ đọng sắc tố đen ở mắt.

Ở những người mắc bệnh gan mạn tính, tuần hoàn máu cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.

2. Đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều

Nếu phụ nữ có quầng mắt thâm trong một thời gian dài, ngay cả khi bạn sử dụng một số sản phẩm chăm sóc da mà cũng không thể loại bỏ chúng, đó có thể là tín hiệu bạn mắc một số bệnh phụ khoa.

Kinh nguyệt không đều và đau bụng kinh có thể dẫn đến quầng thâm ở mắt. Lý do là ứ đọng khí và máu dẫn đến lưu thông máu kém.

3. Chứng thận tinh suy tổn

Y học Trung Quốc cho rằng thận là một cơ quan giàu tinh khí. Việc thiếu tinh khí của thận sẽ khiến mắt dễ bị thâm và đờ đẫn, kém linh hoạt.

Lối sống không lành mạnh trong thời gian dài, tần suất sinh hoạt vợ chồng quá độ dễ gây ra tình trạng thận tinh suy tổn và sau đó sẽ xuất hiện quầng thâm ở mắt.

4. Viêm dạ dày mạn tính

Ở những bệnh nhân bị viêm dạ dày, nếu tiêu hóa không tốt kéo dài, hấp thu kém và bệnh tình tái phát thường xuyên thì quầng thâm cũng sẽ xuất hiện ở mắt.

Đặc biệt, bệnh nhân mắc các bệnh về đường tiêu hóa kèm theo suy nhược thần kinh càng dễ bị quầng thâm.

5. Viêm mũi

Ảnh minh họa: Houstonia

Người bị viêm mũi dễ bị hắt hơi và chảy nước mũi quanh năm. Điều này làm tăng lưu lượng máu gần hốc tĩnh mạch dưới mắt, sẽ hình thành quầng thâm. Đặc biệt bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng hầu như sẽ luôn bị hiện tượng này.

Ngoài các nguyên nhân trên, quầng thâm cũng liên quan đến ba yếu tố như:

Lối sống: Thức khuya, thiếu ngủ, sử dụng quá nhiều mỹ phẩm, hút thuốc, uống rượu. Những điều này chủ yếu gây rối loạn nội tiết, dẫn đến sự xuất hiện của quầng thâm

Da có vấn đề: Vùng da quanh mắt là nơi nhạy cảm nhất và dễ bị kích ứng. Khi môi trường thay đổi hay ánh nắng mặt trời gay gắt, melanin rất dễ bị tụ ở phần mắt, dẫn đến quầng thâm khó coi.

Ảnh hưởng ngoại lực: Các mạch máu quanh mắt có thể bị vỡ khi mắt bị tác động lực từ bên ngoài, lúc này máu đọng sẽ xuất hiện, dẫn tới quầng thâm.

Cách nào để loại bỏ quầng thâm ở mắt

Tạo thói quen sinh hoạt tốt

Đảm bảo thời gian ngủ đầy đủ, ít thức khuya, ít hút thuốc, ít uống rượu, tẩy trang trước khi đi ngủ vào ban đêm.

Sử dụng đúng thuốc đúng bệnh

Bây giờ có nhiều loại mỹ phẩm chuyên xử lý quầng thâm như mặt nạ, kem và thuốc bôi để loại bỏ quầng thâm.

Uống nhiều trà hoa cúc, trà kỷ tử

Trà kỷ tử và trà hoa cúc rất giàu vitamin C, vitamin B, canxi, sắt, có tác dụng làm dịu gan, sáng mắt, giải nhiệt, giải độc.

Dùng ngón tay để massage đuôi mắt

Có thể dùng ngón áp út để massage đuôi mắt, quầng mắt dưới, mỗi vị trí huyệt đạo từ 3 đến 5 giây rồi thả ra, làm liên tục từ 10 đến 15 lần.

Thu Hiền [Theo Aboluowang]

Nếu có kích thước nhỏ, sỏi thận có thể tự bài tiết ra bên ngoài. Tuy nhiên, hầu hết mọi người phát hiện sỏi khi tình trạng đã nặng.

Quầng thâm dưới mắt có thể do một số bệnh gây nên, bạn có thể tìm hiểu để có thêm kiến thức bảo vệ cho đôi mắt luôn sáng đẹp, không có bọng mắt hay quầng thâm.

5 bệnh khiến bạn bị quầng thâm dưới mắt bao gồm:

Kinh nguyệt không đều

Đối với chị em phụ nữ, nếu xuất hiện quầng thâm dưới mắt trong thời gian dài có thể do đau bụng kinh, hoặc kinh nguyệt không đều gây ra. Theo Đông y, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh là do hàn khí bị ách tắc, khiến khí huyết không lưu thông. Ngoài ra, lượng kinh ra quá nhiều, hoặc chị em có hiện tượng xuất huyết tử cung cũng dễ bị quầng thâm dưới mắt.

Cách ứng phó: Nếu quầng thâm dưới mắt do kinh nguyệt không đều, chị em cần điều tiết kinh nguyệt theo chỉ định của bác sĩ.

Thận yếu

Y học truyền thống cho rằng, quầng mắt bị thâm là do thận yếu gây ra. Thận bị suy sẽ khiến 2 mắt bị thiếu tinh khí, mất thần, và làm xuất hiện quầng thâm đen. Nếu cuộc sống sinh hoạt không lành mạnh, “yêu” quá độ sẽ rất dễ khiến mắt bị thâm quầng.

Cách ứng phó: Tránh để cơ thể quá mệt mỏi, không thức khuya, sinh hoạt điều độ, đồng thời tăng cường dưỡng tâm, giữ tâm trạng vui vẻ, tránh để tâm lý xấu đi.

Viêm dạ dày mãn tính

Đối với những người mắc bệnh viêm dạ dày mãn tính, nếu chức năng tiêu hóa, hấp thụ bị suy giảm trong thời gian dài sẽ khiến dạ dày bị viêm đi viêm lại nhiều lần, quầng thâm dưới mắt sẽ càng nặng hơn. Người bị suy nhược thần kinh, có bệnh về nội tạng cũng dễ xuất hiện quầng thâm dưới mắt.

Cách ứng phó: Ăn uống hợp lý, tránh ăn quá no quá nhanh, hơn nữa còn phải chú ý vệ sinh thực phẩm, không để dạ dày vốn bị suy nhược lại phải chịu thêm kích thích.

Bệnh gan mãn tính

Mắt có quầng thâm đen là một biểu hiện bên ngoài của bệnh gan mãn tính. Đặc biệt khi chức năng gan không bình thường trong thời gian dài, hoặc ở người bị phù gan thì càng xuất hiện quầng thâm dưới mắt lâu hơn. Khoảng 20% người bị bệnh gan thường xuất hiện “quầng đen” ở những vùng cơ thể lộ ra ngoài như khuôn mặt, vùng quanh mắt…

Cách ứng phó: Giảm gánh nặng cho gan, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm khôi phục các tế bào gan bị thương tổn, khôi phục chức năng gan.

Viêm mũi dị ứng

Quầng thâm dưới mắt cũng có thể liên quan tới vấn đề về mũi. Nếu sáng nào ngủ dậy bạn cũng hắt xì, chảy nước mũi trong thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch phía dưới mắt bị chảy máu làm xuất hiện quầng thâm. Do đó, nếu mũi bạn quá mẫn cảm, dễ bị viêm sẽ rất dễ làm xuất hiện quầng thâm dưới mắt.

Cách ứng phó: Tránh những nơi có khói mù mịt, buổi sáng tối không để không khí lạnh kích thích khí quản dẫn tới dị ứng gây hắt xì. Khi hắt xì không nên quá mạnh, bởi vì nó sẽ làm vỡ các mao mạch máu.

Chủ Đề