Máy ảnh Canon 600D không lấy nét được

Hình ảnh không rõ nét, không cho ra bức ảnh mong muốn

Với mỗi một người chụp ảnh, dù mục đích hay chủ thể của hình ảnh là gì, cách chụp ảnh ra sao thì đều có chung một yêu cầu đó là cho ra được tấm hình chất lượng, sắc nét nhất. Tuy nhiên, đôi khi trong quá trình chụp hình, kết quả sẽ không được như mong muốn. Ảnh có thể bị mờ, rung, không rõ hình. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến ảnh bị mờ và cách khắc phục tình trạng như này như nào?

1. Lấy nét tự động không đúng cách:

Máy ảnh sẽ tự xử lí mọi thứ khi chúng ta chọn auto focus và 1 số trường hợp chúng lại lấy nét tại điểm chúng ta không muốn. Khi có tiếng "tit" hoặc điểm lấy nét chuyển sang màu đỏ ở AF là được. Nhưng một số trường hợp bạn phải tự lấy nét. Bạn cần di chuyển điểm AF trên máy ảnh đúng với nơi chủ thể đang đứng, lấy nét tại mắt của 1 người chẳng hạn.

Chuyển sang lấy nét tự động tại 1 điểm [AF area mode] có lẽ tốt nhất, hoặc hãy bỏ AF đi rồi chuyển sang MF.

2. Sử dụng AF không đúng cách:

Đối với các đối tượng đang chuyển động, ví dụ như người đi bộ chúng ta chuyển sang AF và liên tục chụp, trên Canon sẽ có 1 hệ thống gọi là AI Servo. Tốt hơn hết hãy sử dụng AF với chế độ lấy nét tại 1 điểm và chọn điểm lấy nét tự động đúng với nơi chúng ta muốn.

Đừng sử dụng AF liên tục khi chụp vật tĩnh. Chúng ta có thể chọn góc, điểm lấy nét và chờ đợi các hành động của đối tượng để mang tính tự nhiên nhất, hãy sử dụng AF nhưng đừng làm dụng quá mức, độ nét của bức ảnh có thể bị ảnh hưởng.

3. Không sử dụng chế độ MF:

Đôi khi AF không thể lấy nét được vật thể, có thể do không đủ độ tương phản hoặc nguyên do khác. Nếu như thế, hãy chuyển sang MF, điều nãy sẽ giúp cho việc chúng ta lấy nét dễ dàng hơn mà không cần di chuyển.

4. Không kiểm tra MF trước khi chụp:

MF khá tiện dụng nhưng bạn cần có 1 quãng thời gian để luyện tập mới có thể thuần thục được. Để tăng khả năng của bạn, hãy sử dụng chế độ Live View của máy ảnh, hoặc bật Focus Peaking nếu trên máy ảnh của chúng ta có. Cố tập luyện để làm chủ kĩ năng MF. Bạn sẽ cần kiểm tra ống ngắm trước khi chụp ở chế độ MF để chắc chắc rằng ống ngắm vẫn đang được mở.

5. Để tốc độ màn trập thấp:

Đối với các DSLR có màn hình LCD độ phân giải cao, như Nikon D810 hoặc Canon 5DS chẳng hạn, việc ảnh chụp xấu hay đẹp chúng ta chưa thể xác định được ngay, vì duyệt ảnh qua LCD, nhưng màn hình LCD lại có độ phân giải cao, góc nhìn của chúng ta với các bức ảnh sẽ đều như nhau.

Vì thế, hãy sử dụng Tripod, nó sẽ giúp cho những bức ảnh chụp bằng tốc độ màn trập thấp sẽ không bị nhòe và rõ nét hơn. Ngoài ra còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện, chủ đề, nhưng hãy giữ tốc độ mức thấp nhất là 1/125s, sử dụng MF hoặc ISO cao hơn để ảnh đủ sáng

Bất kể bạn đang dùng loại máy ảnh nào, hãy cố gắng giữ tốc độ màn trập cao hơn so với độ dài tiêu cự của ống kính. Ví dụ như thông số tốc 1/250 sẽ dành cho người dùng ống kính 200m.

6. Khẩu độ quá lớn hoặc quá nhỏ:

Để chụp 1 bức ảnh về khung cảnh nên dùng f/2,8 hoặc cao hơn. Điều này cũng hạn chế độ sâu của trường ảnh, vì thế chúng ta nên cẩn thận khi lấy nét.

Nếu chụp chân dung hãy thiết lập AF. Vì dụ: chúng ta lấy nét tại chủ thể, làm cho phông nền mờ đi. Nếu bạn dùng khẩu độ siêu nhỏ [f/20] chúng ta sẽ có nhiều độ sâu trường ảnh hơn, nhưng tốc độ màn trập chậm sẽ hạn chế ánh sáng lọt vào cảm biến. Không phù hợp với chụp 1 đối tượng chuyển động.

7. Không kiểm soát hạt nhiễu:

Khi ISO cao hơn cũng là lúc chúng ta chọn tốc độ màn trập cao hơn, bạn có thể hạn chế được việc ảnh bị nhiễu hạt. Quá nhiều việc nhiễu hạt trong bức ảnh sẽ làm cho nó trở nên xấu, người xem sẽ mất cảm tình ngay khi vừa nhìn vào ảnh.

Vì thế, đừng đẩy ISO lên quá cao, chúng ta phải chỉnh các thông số tùy vào máy ảnh của chúng ta, hãy tiếp xúc máy ảnh càng nhiều càng tốt để nắm rõ được công cụ của mình nên hiệu chỉnh thế nào. Trong điều hiện ánh sáng yếu, bạn có thể chuyển sang 1 ống kính ổn hơn với khẩu độ lớn hơn, hoặc thậm chí dùng đèn flash.

8. Không sử dụng phần mềm chỉnh độ nét:

Nếu kĩ thuật chưa tốt, chúng ta sẽ cần những bức ảnh RAW để chỉnh sửa lại độ net. Lightroom là công cụ khá phổ biến, luôn cho ra những bức ảnh tốt hơn rất nhiều so với ban đầu.

Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ tăng độ nét trong Lightroom, hãy chú ý, vì có vẻ ảnh càng nét mọi vật trông như càng cứng. Đặc biệt hãy chú ý đến các cạnh của vật thể. Giảm nhiễu cũng có thể làm cho ảnh trở nên nét hơn.

  • Tải phần mềm Lightroom cho Windows
  • Tải phần mềm Lightning cho iPad

9. Chưa biết điều chỉnh ống kính:

Nhiều người cứ nghĩ về việc làm thế nào để ảnh trông rõ nét hơn nhưng họ đã bỏ qua việc mình đang dùng ống kính chưa thật sự phù hợp với nhu cầu của mình. Khả năng mỗi ống kính đều khác nhau, hiệu suất quang học là lí do tại sao có quá nhiều loại ống kính đắt hơn đến vài chục hoặc thậm chí vài trăm lần so với các ống kính khác.

10. Không chuẩn bị thêm các thiết bị chụp ảnh khác:

Điều quan trọng trong nhiếp ảnh là nên sử dụng Tripod [để chụp phơi sáng]. Nếu bạn có điều kiện, hãy mua thêm 1 bộ chân máy dự phòng Joby Gorillapod và để sẵn trong túi, có thể trong 1 vài trường hợp nó sẽ rất hữu dụng. Có thể không thay thế được nếu Tripod bị hỏng, nhưng vẫn còn tốt hơn không có gì để dùng

Tham khảo thêm các bài sau đây:

  • 10 kỹ thuật chụp ảnh đơn giản để có những bức ảnh ấn tượng
  • 9 quy tắc cơ bản về bố cục trong nhiếp ảnh
  • Hướng dẫn cơ bản khi mua máy ảnh kỹ thuật số

Hy vọng bài viết này hữu ích với bạn!

Lấy Nét tạo thành một trong những kỹ thuật cơ bản trong nhiếp ảnh, và quyết định kết quả ảnh của bạn. Mặc dù công việc lấy nét có thể là đơn giản, bạn nên nắm rõ các điểm cơ bản và học cách lấy nét chính xác qua thực hành. [Người trình bày: Ryosuke Takahashi]

Trang: 1 2

Nắm Rõ Cơ Chế Lấy Nét Đúng Cách

Hầu hết các máy ảnh số SLR trên thị trường hiện nay đều có tích hợp một cơ thế 'lấy nét tự động [AF]', một tính năng tiện lợi cho phép lấy nét một cách đơn giản bằng cách nhấn nút chụp. Có nghĩa là, nhiếp ảnh gia cần phải có 'ý định' rõ ràng về điểm cần lấy nét, vì máy ảnh không được thiết kế để tự động lấy nét ở một điểm mong muốn trong ảnh. Phải lấy nét chính xác sau khi nắm rõ logic này.

Điểm AF / Điểm cần lấy nét trong AF

Các điểm ở đó có thể thực hiện AF được cho biết bằng các khung AF hình vuông trên màn hình khung ngắm. Ở chế độ tự động chọn, điểm lấy được nét sẽ được chiếu sáng màu đỏ cùng với một tiếng 'bíp'. Bạn cũng có thể cài đặt nét bằng cách chọn một trong các điểm AF bằng tay.

Chọn nơi bạn muốn lấy nét

Khi nút chụp được nhấn hờ, cơ chế tự động lấy nét được kích hoạt, và quá trình lấy nét sẽ bắt đầu.

Một tiếng 'bíp' phát ra, cho biết đã lấy được nét. Tuy nhiên, ở chế độ tự động chọn điểm AF, nét tự động rơi vào vật thể gần máy ảnh nhất.

Nếu có một điểm bạn muốn lấy nét, nhấn nút chọn điểm AF.

Sau khi nhấn nút chọn điểm AF, tất cả các điểm AF sẽ sáng lên màu đỏ.

Xoay Bánh Xe Chính để chọn thủ công một trong các điểm AF được chiếu sáng.

Trong khi nhìn qua khung ngắm, xoay Bánh Xe Chính để di chuyển khung AF màu đỏ, và dừng ở vị trí bạn muốn lấy nét.

Nhấn hờ nút chụp một lần nữa để lấy nét. Sau khi nghe tiêng 'bíp' và kiểm tra hình ảnh trên khung ngắm, nhấn hết nút chụp để chụp ảnh.

Chọn Chế Độ AF theo Chuyển Động của Đối Tượng

Khi dùng AF để lấy nét, điều quan trọng là phải chọn chế độ thích hợp nhất tùy theo đối tượng bạn muốn chụp. Máy ảnh EOS series của Canon cung cấp ba loại chế độ AF có cân nhắc các yếu tố chẳng hạn như chuyển động và tốc độ của đối tượng.

Nhấn nút 'Q' để hiển thị trình đơn Quick Control. Chọn một chế độ AF [thiết lập mặc định: One Shot], và nhấn nút 'Q' một lần nữa.

Ở chế độ One Shot AF, cơ chế lấy nét tự động sẽ dừng khi đã lấy nét ở một vật thể cụ thể, và vị trí nét được cố định tạm thời. Đây là một tính năng linh hoạt thích hợp cho các đối tượng có ít chuyển động.


ONE SHOT

Ở chế độ One Shot AF, cơ chế lấy nét tự động sẽ dừng khi đã lấy nét ở một vật thể cụ thể, và vị trí nét được cố định tạm thời. Đây là một tính năng linh hoạt thích hợp cho các đối tượng có ít chuyển động.

Thích hợp cho


AI SERVO

AI Servo là chế độ AF tự động duy trì nét ở đối tượng trong khi nút chụp được nhấn hờ. Nó thích hợp cho chụp các vật thể chuyển động, và có thể duy trì nét ở đối tượng ngay cả khi đối tượng tiếp cận máy ảnh ở tốc độ cao.

Thích hợp cho


AI FOCUS

Một trong các đặc điểm của AI Focus là nhiều điểm AF được sử dụng đồng thời để lấy nét. Ngoài ra, nó tự động chuyển sang chế độ AI Servo tùy theo chuyển động của đối tượng, và do đó hữu ích đối với các đối tượng có chuyển động không đoán trước được.

Thích hợp cho

Sau khi bạn đã chụp ảnh bằng một điểm AF chọn thủ công, hãy nhớ khôi phục thiết lập chọn điểm AF. Tất cả các điểm AF phải sáng lên khi chúng ở vị trí chọn tự động. Điều chỉnh điểm AF đã chọn thủ công với tâm sẽ giúp giảm rắc rối khi bạn bắt đầu lần chụp sau. Dù sao bạn cũng có thể chọn một vị trí chính tùy theo ưu tiên của bạn.

Khi một điểm AF được chọn, bạn có thể chuyển sang một điểm AF khác bằng cách xoay Bánh Xe Chính.

Vị trí ở đó tất cả các điểm AF được chiếu sáng là vị trí tự động chọn điểm AF.

Ryosuke Takahashi

Sinh tại Aichi vào năm 1960, Takahashi bắt đầu sự nghiệm nhiếp ảnh tự do vào năm 1987 sau khi làm việc với một studio ảnh quảng cáo và một nhà xuất bản. Chụp ảnh cho các tạp chí lớn, anh đã đến nhiều nơi trên thế giới từ các cơ sở của anh tại Nhật Bản và Trung Quốc. Takahashi là thành viên của Japan Professional Photographers Society [JPS].

Video liên quan

Chủ Đề