Mê nhà là gì

Mái nhà hay nóc nhà là bộ phận bao phủ phần trên cùng của một tòa nhà. Mái nhà được xây dựng, thiết kể để bảo vệ công trình nhà khỏi ảnh hưởng của thời tiết. Các cấu trúc có mái che được ghi nhận từ một hộp thư [thùng thư] cho đến một nhà thờ hoặc sân vận động trong đó nhà ở là phổ biến nhất.

Một kiểu mái nhà ngói - nhìn phía trước

Một kiểu nhà mái bằng - nhìn từ trên xuống

Trong hầu hết các nước, mái nhà bảo vệ chủ yếu chống lại mưa. Tùy thuộc vào kết cấu của tòa nhà, mái nhà cũng có thể thiết kế để bảo vệ chống lại nhiệt, ánh sáng mặt trời, tuyết, thời tiết lạnh và gió. Nhiều cấu trúc xây dựng có thể sử dụng tấm lợp để bảo vệ chống lại nắng, gió và mưa nhưng có thể tiếp nhận một phần ánh sáng hoặc một mái hiên có mái che bằng vật liệu bảo vệ chống lại ánh sáng mặt trời, nhưng tiếp nhận các yếu tố khác như gió, nhiệt độ.

Mục lục

  • 1 Đại cương
  • 2 Trong văn hóa
  • 3 Hình ảnh
  • 4 Tham khảo

Đại cươngSửa đổi

Các đặc tính của một mái nhà phụ thuộc vào mục đích của việc xây dựng nó bao gồm: vật liệu lợp mái sẵn có và vật liệu xây dựng truyền thống và hiện đại. Mái nhà không chỉ có chức năng che chắn mưa nắng, cách nhiệt, đảm bảo an toàn bền vững cho ngôi nhà và con người trong đó mà còn góp phần quan trọng tạo nên diện mạo kiến trúc và linh hồn của ngôi nhà. Mái nhà góp phần làm nên những bài thơ trong kiến trúc, giai điệu tươi sáng hay trầm đục trong bản nhạc hình khối, không gian.

Các hình dạng của mái nhà khác nhau rất nhiều từ đặc điểm của mỗi vùng. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến hình dạng của mái nhà là khí hậu và các vật liệu có sẵn cho cấu trúc mái nhà và phủ bên ngoài. Một số hình dạng cơ bản của mái nhà gồm mái nhà bằng phẳng [mái bằng], mái bầu, mái tam giác, mái cong và mái vòm. Có nhiều biến thể trên các loại này. Vật liệu xây dựng mái nhà có thể là tranh, tre, rơm, rạ, ngói, gỗ cho đến sắt, thép, xi măng, bê tông cốt thép và các loại vật liệu hiện đại như nhựa, kính...

Trong căn nhà, hai cấu trúc quan trọng nhất là tường nhà và mái nhà, theo phong thủy mái nhà chính là nơi tụ khí của toàn thể căn nhà. Bít kín thì khí bế, trống trải thì khí tán, mái nhà trong phong thủy có vị trí rất quan trọng. Theo phong thủy, mái nhà là quyết định cuối cùng cho sự ảnh hưởng của toàn bộ căn nhà lên cuộc sống các thành viên. Mối tương quan hình thể giữa mái nhà và cấu trúc nhà. Theo quan niệm của phong thủy với phương pháp luận của thuyết âm dương ngũ hành, bất luận hình thức ngôi nhà có cấu trúc hình thể như thế nào thì bản chất của ngôi nhà  do cấu trúc bởi những góc vuông - vẫn thuộc Thổ hình. Do đó với những ngôi nhà có tính tương sinh giữa mái nhà và cấu trúc nhà được coi là mối quan hệ hoàn hảo về phong thủy.[1]

Trong văn hóaSửa đổi

Ở Việt Nam, có nhiều câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ liên quan đến mái nhà như:

Một mái nhà tranh"Con không cha như nhà không nóc" [ý chỉ vai trò của người cha cũng giống như mái nhà có chức năng che chắn, bảo vệ]"Nhà dột từ nóc" [Ám chỉ những hậu quả, tiêu cực có nguyên nhân từ sự chỉ đạo, lãnh đạo bên trên][2]"Thứ nhất vợ dại, thứ hai nhà dột, thứ ba nợ đòi" [tổng kết ba nổi khổ trong đời người đàn ông].

Ngoài ra lúc còn làm việc tại Việt Nam, huấn luyện viên Alfred Riedl khi nhận xét bóng đá Việt Nam đã có câu phát biểu nổi tiếng: "Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc".[3][4]

Hình ảnhSửa đổi

Tham khảoSửa đổi

  • Francis Ching; Building Construction Illustrated, Visual Dictionary of Architecture, Architecture: Form, Space, and Order.
  1. ^ Mái nhà trong phong thủy. Thanh Niên Online. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ BBC Vietnamese. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ Xây móng cho bóng đá Việt. Người Lao động. Truy cập 7 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ Tùy Phong [19 tháng 12 năm 2012]. Bóng đá Việt Nam vẫn xây nhà từ nóc. Báo Thể thao & Văn hóa online. Truy cập ngày 13 tháng 10 năm 2014.

Chủ Đề