Mẹo chữa chướng bụng

Tình trạng bị đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu thường xuyên ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống hàng ngày của bạn? Bạn chưa biết bị đầy bụng khó tiêu nên làm gì mới tốt? Hãy để Hello Bacsi giúp bạn bỏ túi 7 cách chữa đầy bụng không cần dùng thuốc nhé.

1. Trị đầy bụng, khó tiêu bằng cách chườm ấm

Khi bị đầy bụng khó tiêu do ăn phải thức ăn dầu mỡ, hay do bệnh viêm dạ dày, một miếng gạc ấm hoặc khăn ấm đặt ở vùng bụng trên rốn hoặc xoa nhẹ quanh bụng có thể xoa dịu hiệu quả tình trạng này. Túi chườm nhiệt cũng có công dụng tương tự. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không để nước nóng tiếp xúc trực tiếp với da để tránh bị bỏng.

Khi bị táo bón, bạn sẽ có cảm giác thỉnh thoảng đau bụng, và đầy bụng, chướng hơi. Bạn có thể dùng cách chườm ấm tương tự như trên: chườm khăn ấm hoặc túi chườm nhiệt xoa quanh vùng bụng, giúp mát xa điều hòa nhu động ruột. Ngoài ra trong trường hợp không có túi chườm nhiệt, bạn có thể tắm nước ấm pha muối Epsom cũng là một cách hết đau bụng rất hiệu quả.

2. Bị đầy bụng nên làm gì? Uống baking soda

Bị khó tiêu nên uống gì? Baking soda có khả năng chữa đầy bụng khó tiêu nhờ thành phần chính natri hiđrocacbonat [natri bicacbonat]. Loại hoạt chất này có chức năng trung hòa axit dạ dày và làm giảm các triệu chứng ợ nóng trong một khoảng thời gian.

Cách dùng: Bạn hòa tan 1/4 muỗng canh baking soda trong một cốc nước ấm và uống.

Bạn cần lưu ý rằng sau 2 tiếng đồng hồ kể từ lúc uống baking soda, bạn không nên uống thêm bất kì loại thuốc nào khác. Bởi vì chất này có thể làm chậm tốc độ hấp thu một số chất của cơ thể, đồng thời thay đổi cơ chế hoạt động của các loại thuốc khác bằng các phản ứng tương tác với chúng, hoặc làm tăng tác dụng phụ của thuốc.

3. Cách trị khó tiêu: Kê cao gối khi nằm

Nguồn: brightside.me

Với một số trường hợp, nằm đầu cao hay kê gối cao khi nằm sẽ mang lại lợi ích tốt, đặc biệt là nếu bạn bị đầy bụng khó tiêu, trào ngược dạ dày thực quản. Một số người có thói quen không nằm gối. Nếu không dùng gối khi nằm, cổ họng và dạ dày sẽ cùng nằm trên một đường thẳng và do đó axit từ dạ dày có thể dễ dàng trào ngược lên, dẫn đến ợ nóng. Vì vậy, bạn nên kê cao gối khi nằm ngủ trong trường hợp này.

Chướng bụng đầy hơi khó tiêu là triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể gặp ở bất kỳ ai. Hiện tượng này thường không nguy hiểm nhưng lại gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày. Do đó, việc tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp chẩn đoán và điều trị đạt hiệu quả tốt, tránh biến chứng xảy ra.

Chướng bụng đầy hơi là hiện tượng lượng hơi tăng lên trong đường tiêu hóa do rối loạn chuyển hóa các chất tinh bột hoặc sự rối loạn lên men vi sinh vật, chủ yếu là họ vi khuẩn đường ruột. Hiện tượng này dẫn tới tình trạng bụng căng lên và phình ra gây tức bụng, khó chịu.

Thông thường, sau mỗi bữa ăn 30 phút, chúng ta có cảm giác thoải mái vì thức ăn được tiêu hóa bớt. Tuy nhiên, ở những người bị sình bụng, chướng hơi thì hoàn toàn ngược lại, chúng gây ra cảm giác khó chịu ở bụng.

Thực chất, chướng bụng đầy hơi là triệu chứng rối loạn tiêu hóa chứ không phải bệnh lý. Tình trạng này có thể cải thiện nếu người bệnh thực hiện chế độ ăn uống khoa học. Trường hợp kéo dài nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám.

Chướng bụng đầy hơi

Tình trạng đầy bụng, chướng hơi xảy ra với nhiều triệu chứng khác nhau, cụ thể:

Triệu chứng BIỂU HIỆN CHI TIẾT
✅ Chướng bụng Hiện tượng xảy ra khi lượng khí trong hệ tiêu hóa tăng quá mức

Bụng căng cứng, phình to ngay cả khi không ăn uống.

✅ Đầy hơi Có cảm giác no ở vùng bụng trên đi kèm với biểu hiện ợ hơi, xì hơi liên tục.
✅ Khó tiêu, ăn không tiêu Đau bụng, khó chịu và đau ở phía trên đường tiêu hóa [thực quản, dạ dày, tá tràng].

Người bệnh có cảm giác chán ăn, sợ ăn.

✅ Triệu chứng khác Biểu hiện buồn nôn, tiêu chảy, táo bón kèm theo.

⭐ Mệt mỏi, uể oải, thường xuyên cáu gắt.

Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu xảy ra do nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân bắt nguồn từ chế độ ăn uống, sinh hoạt. Nhưng cũng có những nguyên nhân nguy hiểm hơn xuất phát từ bệnh lý. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan khi có triệu chứng này.

Chướng bụng đầy hơi khó tiêu có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ ăn uống. Một số thói quen gây ra hiện tượng này có thể kể đến là:

– Sử dụng thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn, thức ăn tái sống sẽ tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập, đặc biệt là vi khuẩn HP, lỵ amip.

– Nạp vào cơ thể một lượng lớn thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ.

– Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, vừa ăn vừa nói chuyện, xem phim sẽ khiến bạn vô tình nuốt nhiều không khí gây ra tình trạng khó tiêu, đầy hơi.

– Ăn quá no, không đúng giờ hoặc thường xuyên bỏ bữa; ăn xong đã đi nằm ngay khiến bạn cảm thấy ì ạch, khó chịu ở bụng.

– Thường xuyên nhai kẹo cao su cũng là nguyên nhân dẫn tới chướng hơi.

Một số trường hợp không thể tiêu hóa thành phần nào đó của thức ăn cũng có thể dẫn tới chướng bụng, đầy hơi. Có thể kể đến như:

– Lactose: có trong sữa và các sản phẩm từ sữa.

– Fructose: đường trong trái cây.

– Gluten: một dạng protein trong ngũ cốc.

Sinh hoạt không lành mạnh là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng đầy bụng, ăn không tiêu. Thói quen ngồi nhiều một chỗ, lười vận động khiến cho hệ tiêu hóa bị trì trệ, ảnh hưởng đến việc chuyển hóa thức ăn.

Việc sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị một số bệnh mạn tính vô tình tiêu diệt lợi khuẩn, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp người bệnh chủ quan, uống thuốc quá liều có thể gây kháng thuốc, khiến đại tràng yếu đi và suy giảm chức năng.

Một trong các nguyên nhân cần lưu tâm là việc mắc một số bệnh lý về đường tiêu hóa làm ảnh hưởng tới khả năng co bóp của ruột, suy giảm chức năng hệ tiêu hóa, hấp thụ thức ăn. Có thể kể đến các bệnh như:

Rối loạn tiêu hóa

Hội chứng ruột kích thích

– Trào ngược dạ dày thực quản

– Viêm loét dạ dày tá tràng

Áp lực công việc và trong cuộc sống khiến nhiều người bị căng thẳng kéo dài. Điều này tác động đến hệ thần kinh trung ương, nơi kiểm soát quá trình tiêu hóa. Từ đó, ảnh hưởng tới nhu động ruột, gây khó tiêu, ợ hơi.

Tình trạng chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu ở người già thường do hệ tiêu hóa bị suy giảm chức năng, chế độ ăn thiếu chất xơ, thiếu vận động… gây nên.

Trẻ nhỏ thường dễ bị đầy hơi, chướng bụng hơn người lớn do hệ tiêu hóa ở trẻ chưa hoàn chỉnh, hơn nữa khi khóc vô tình sẽ nuốt nhiều không khí và thành hơi trong đường ruột.

Trẻ nhỏ bị đầy hơi thường khó chịu, quấy khóc, bụng ậm ạch, lúc nào cũng có cảm giác chán ăn, sợ ăn. Nếu kéo dài có thể dẫn tới thiếu hụt dinh dưỡng.

Ngoài ra, những người mắc các bệnh về tiêu hóa như: bệnh dạ dày, viêm đại tràng co thắt… cũng có nguy cơ bị chướng hơi, đầy bụng thường xuyên.

Trẻ em là đối tượng dễ bị chướng bụng

Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà có biện pháp điều trị khác nhau. Trường hợp do chế độ ăn uống gây ra, triệu chứng đầy bụng, khó tiêu sẽ biến mất khi thay đổi khoa học. Đối với trường hợp không dung nạp thực phẩm, bạn cần loại bỏ những loại bỏ đồ ăn này ra khỏi thực đơn.

Còn nếu liên quan đến việc sử dụng thuốc hoặc nguyên nhân từ bệnh lý, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Các loại thuốc bác sĩ thường chỉ định sử dụng trong điều trị đầy bụng, khó tiêu là:

Loại thuốc được sử dụng khi xuất hiện chứng khó tiêu, đầy hơi do thừa axit dịch vị trong dạ dày. Thuốc có tác dụng trung hòa axit dịch vị trong dạ dày, chống đầy hơi hiệu quả.

Các loại thuốc thường được chỉ định như: Maalox plus, pepsane, Phosphalugel…

Khi dạ dày co bóp kém sẽ cản trở quá trình vận chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non, dẫn đến chướng bụng đầy hơi. Lúc này, sử dụng nhóm thuốc điều hòa sự co bóp dạ dày chứa dược chất tăng trương lực dạ dày, đẩy thức ăn xuống ruột già, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Một số loại thuốc thường được chỉ định như: Metoclopramid, Domperidon…

Men tiêu hóa thường được dùng trong trường hợp chướng bụng, đầy hơi kéo dài do rối loạn tiêu hóa. Nên sử dụng trước khi ăn hoặc trong lúc ăn để men tiêu hóa phát huy tác dụng hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày.  Neopeptin, Smecta… là loại men tiêu hóa được sử dụng phổ biến, người bệnh có thể tham khảo.

Giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua, ức chế bơm proton, đồng thời điều hòa sản sinh dịch vị trong dạ dày. Một số loại thuốc ức chế proton có thể kể đến như Omeprazol ở dạng viên nén hoặc dạng nén bao phim.

Thuốc tây chữa chướng bụng đầy hơi

*Lưu ý: Những loại thuốc trên có tác dụng giảm nhanh triệu chứng đầy hơi, chướng bụng. Nếu lạm dụng có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị chứng đầy bụng từ bài thuốc dân gian cũng là phương pháp được nhiều người áp dụng, bạn có thể tham khảo.

Theo nghiên cứu, tỏi chứa hàm lượng Allincin cao có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa hợp chất hữu cơ Sulfur, Glycosides, Germanium, các loại vitamin và chất chống oxy hóa giúp phòng chống ung thư, kích thích tiêu hóa, giảm chướng bụng, khó tiêu.

Bạn có thể áp dụng bài thuốc trị sình bụng với tỏi như sau:

– Nướng củ tỏi, sau đó bọc chúng vào băng gạc mỏng rồi đặt lên rốn.

– Sau vài phút, bạn sẽ xì hơi được ngay, lúc này bụng có cảm giác thoải mái, dễ chịu hơn.

Theo Y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, vào 3 kinh phế, tỳ, vị, có tác dụng phát biểu, tán hàn ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc, kích thích hệ tiêu hóa, chữa đầy hơi, chướng bụng.

Bài thuốc gừng tươi chữa chướng bụng

Cách thực hiện:

– Gừng rửa sạch, gọt vỏ, thái thành lát mỏng.

– Đun sôi 100ml nước cho ra cốc, thả vài lát gừng, chờ trong 5 phút rồi uống.

– Sau 15-20 phút, cảm giác chướng bụng sẽ được thuyên giảm.

Lá bạc hà chứa menthol có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hóa, làm tan các khí hơi – nguyên nhân gây chướng bụng.

Cách thực hiện:

– Cho lá bạc hà khô [50g], tinh dầu bạc hà [50g] vào rượu nặng 90 độ [100ml].

– Mỗi ngày uống 3-4 lần, mỗi lần 5-10 giọt cho vào nước nóng để uống.

Quế không chỉ là gia vị phổ biến trong gian bếp mà còn là vị thuốc nổi tiếng có tác dụng chữa chướng bụng, khó tiêu. Thêm quế vào trong các món ăn hằng ngày không chỉ  kích thích vị giác, thúc đẩy tiêu hóa mà còn đào thải lượng khí ga tồn đọng trong dạ dày ra ngoài, mang đến cảm giác dễ chịu cho bạn.

Dân ta còn có mẹo chữa chướng bụng từ quế như sau:

– Đun sôi 250ml nước, thêm ½ thìa cà phê bột quế vào hòa tan trong nước. Gạn lấy nước uống sau khi ăn.

– Hoặc thêm ½ thìa bột quế vào trong ly sữa ấm, uống khi chướng bụng, đầy hơi.

Theo Đông y, chứng đầy bụng, chướng hơi chủ yếu là do tỳ vị vận hóa không tốt khiến cho hệ tiêu hóa kém, thức ăn bị đình trệ trong dạ dày dẫn đến bụng đầy chướng, khó chịu.

Từ xa xưa, ông cha ta cũng đã sử dụng thảo dược điều trị chứng rối loạn tiêu hóa, chướng bụng. Ngày nay, cùng với sự phát triển khoa học hiện đại, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được công dụng tuyệt vời của những loại thảo dược này với hệ tiêu hóa.

Vị thảo dược TÁC DỤNG
✅ Bạch truật Có vị đắng, tính ấm, giúp cải thiện hệ thống đường tiêu hóa trong đó có chứng đầy bụng, ăn uống không tiêu.
✅ Trần bì Có vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí, hòa vị, cầm nôn mửa. Thường dùng điều trị ăn không tiêu, đầy bụng, ợ hơi, tiêu chảy.
✅ Mộc hương Vị cay, đắng, tính ấm, có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện tỳ tiêu tích. Thường dùng trị chứng chướng bụng, đầy hơi.
✅ Sơn tra Vị chua, tính hơi ôn, tác động vào tỳ, vị và can. Có tác dụng tiêu thực, tăng cường chuyển hóa thức ăn, đặc biệt là thịt mỡ.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hỗ trợ điều trị chứng chướng bụng đầy hơi, ăn không tiêu, đồng thời ngăn ngừa bệnh lý về đường tiêu hóa, người bệnh nên tham khảo các sản phẩm có thành phần thảo dược trên.

Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ giảm triệu chứng chướng bụng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa ✅

Đặt mua ngay Đại tràng Extra Tâm Bình [ CHÍNH HÃNG ]

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày không chỉ góp phần cải thiện rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đầy hơi mà còn có tác dụng phòng ngừa tình trạng. Vì vậy, người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý, cụ thể:

Để cải thiện tình trạng đầy hơi, khó tiêu, người bệnh cần lưu ý những thực phẩm nên và không nên ăn sau đây:

– Tăng cường rau xanh trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi, thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng hơn.

– Bổ sung lê, táo, nho, chuối… giúp cải thiện các vấn đề khó chịu trong đường ruột, đồng thời cải thiện rối loạn tiêu hóa.

– Nên ăn gừng, tỏi, tía tô… bởi những thực phẩm này được ví như các vị thuốc có tác dụng kích thích bài tiết dịch mật, men tiêu hóa ở tuyến tụy, cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa.

– Ăn sữa chua, mỗi hộp 1 ngày để cung cấp lợi khuẩn cho đường ruột.

– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều muối, đồ mặn gây tích nhiều nước khiến bạn có cảm giác đầy bụng.

– Tránh sữa và các chế phẩm từ sữa, bởi nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất béo và đường lactosen khiến cho tình trạng đầy bụng khó tiêu thêm trầm trọng.

– Không khuyến khích sử dụng rau sống, gỏi, sushi, thịt tái… khi đang bị đầy hơi chướng bụng.

– Kiêng tuyệt đối rượu bia, đồ uống có ga.

Ăn uống khoa học giúp cải thiện chướng bụng đầy hơi

– Ăn đúng giờ, đủ bữa, ăn chậm, nhai kỹ, tập trung khi ăn.

– Giữ chế độ dinh dưỡng khoa học: bổ sung nhiều rau quả, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia, uống đủ nước.

– Ngủ đủ giấc, có thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng.

– Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vừa sức giúp kích thích nhu động ruột hoạt động hiệu quả.

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được cách chữa đầy bụng theo dân gian. Để ngăn ngừa triệu chứng này, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống khoa học: bổ sung rau xanh, hoa quả tươi; hạn chế dung nạp đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên xào, cay, nóng… kết hợp với luyện tập thể dục hằng ngày.

>>> Cùng chuyên gia Kalpesh của Ấn Độ cải thiện tình trạng đầy bụng, khó tiêu từ các bài tập yoga đơn giản trong video dưới đây:

XEM THÊM:

[**] Thời gian phát huy hiệu quả khi sử dụng sản phẩm tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người

Video liên quan

Chủ Đề