Mẹo dân gian chữa sởi

Hiện nay, chưa có phương thuốc đặc hiệu để chữa bệnh sởi ở người lớn, nên đa phần các loại thuốc dùng cho căn bệnh này đều thiên về điều trị triệu chứng. Có rất nhiều cách để điều trị các dấu hiệu của bệnh, nhưng thông thường mọi người vẫn tin dùng các phương pháp dân gian đơn giản, dễ làm. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho người đọc một số cách điều trị sởi cho người lớn từ thảo dược thiên nhiên.

Bệnh sởi có thể xảy ra ở bất kì độ tuổi nào

Bài thuốc trong thời kì khởi phát bệnh

Ở thời kỳ khởi phát, bắt đầu từ khi phát nóng đến ngày mọc sởi khoảng 3 - 5 ngày, gồm những biểu hiện ban đầu là ho, sốt, ngạt mũi, chảy nước mũi,… Tại thời điểm này, bạn nên áp dụng những bài thuốc dân gian có các dụng hạ sốt, trị sổ mũi, có tính mát giúp thanh nhiệt cho cơ thể. Bạn cần chuẩn bị 16gram rau diếp cá, 16 gram rau rệu, 12gram cam thảo đất, 12gram đậu cọc rào, các nguyên liệu phải càng tươi càng tốt. Sau đó đem tất cả đi rửa thật sạch, ngắt bỏ các lá sâu, rồi cho vào nồi sắc. Đổ vào nồi thêm 300ml nước, bật lửa nhỏ và nấu cho đến khi lượng nước chỉ còn một nửa. Chia thuốc thành 2 phần uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 3 giờ, dùng liên tục trong 3 ngày đầu khởi phát bệnh sởi.

Diếp cá có thành phần kháng sinh tự nhiên giúp hạ sốt rất hiệu quả

Bài thuốc trong thời kì phát ban

Thời kỳ sởi mọc được tính từ khi mới phát sởi đến khi sởi mọc đều khắp người, ước chừng trong khoảng 3 ngày. Ở thời điểm này, các triệu chứng lâm sàng lúc sởi mọc sẽ có chiều hướng nặng thêm, sốt cao hơn, buồn phiền, hay khát nước, ho suyễn nặng thêm, tiêu chảy. Bên cạnh đó, các nốt ban sởi thường có màu đỏ sẫm, rêu lưỡi người bệnh vàng nhớt, chất lưỡi đỏ, nặng hơn nữa thì lưỡi sẽ bị khô. Khi đó, bạn hãy chuẩn bị 20gram lá tre, 12gram mạch môn, 12gram cam thảo đất, 12gram sa sâm, 16gram sài đất, 16gram ngân hoa và 12 gram củ sắn dây. Những nguyên liệu này mua về cần rửa thật sạch, củ sắn dây thì gọt vỏ, cắt thành từng lát có độ dày vừa phải. Chuẩn bị một ấm sắc thuốc, cho tất cả nguyên liệu vào, đổ thêm 600ml nước sao cho vừa ngập hết phần thuốc. Khi đun, bạn nên để lửa cao lúc đầu, từ từ hạ lửa khi thuốc sôi, chờ cho lượng nước trong ấm cạn còn một nửa thì tắt bếp. Chia đều nước thuốc thành 10 phần, mỗi lần uống một phần và cứ 3 giờ lại dùng 1 lần.

Sắn dây có tính mát, giúp các nốt sởi mọc nhanh hơn và nhanh biến mất hơn

Bài thuốc trong thời kì sởi bay

Nếu bệnh diễn biến bình thường, không có kèm triệu chứng gì khác thì sau khi mọc 3 ngày, thì sởi sẽ bắt đầu lặn, các triệu chứng nóng sốt cũng lui theo. Nếu lúc này bệnh nhân có xuất hiện những hiện tượng như: gò má đỏ, ho ít đờm, ra mồ hôi trộm, rêu lưỡi nhuận, sáng, mạch tế sác, chất lưỡi đỏ mà khô, … là do nhiệt độc của sởi còn sót lại, gây hao tổn tân dịch của phổi và dạ dày. Lúc này hãy thực hiện bài thuốc gồm 120gram sa sâm, 60gram hoài sơn, 80gram cam thảo, 120gram đậu đỏ, 80gram mạch môn, 120gram lá dâu non, 120gram hạt sen và 80gram hoàng tinh. Các loại thảo dược này nên đem phơi khô một buổi ngoài nắng, sau đó sao cho thật thơm, rồi dùng máy hoặc làm thủ công để tán tất cả thành dạng bột mịn. Mỗi ngày uống 30gram bột, chia thành 3 lần sáng, trưa và tối.

Bảo Hân

Tìm hiểu các cách chữa sởi theo dân gian


Kiêng khem “đủ thứ”


Đây được coi là một “nguyên tắc” vô cùng quan trọng để chữa sởi theo kinh nghiệm dân gian truyền lại. Chúng ta sẽ phải kiêng khem rất nhiều thứ như kiêng nước, kiêng gió, kiêng ăn một số món ăn... Tuy nhiên, bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, kiêng hoàn toàn việc tắm rửa có thể gây ra ngứa ngáy, khó chịu, gãi xước các vết ban, từ đó gây nhiễm trùng...


Không chỉ thế, việc chúng ta kiêng ăn các món ăn chứa dinh dưỡng, thậm chí có người chỉ ăn cháo trắng... sẽ khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, khiến cơ thể không đủ sức chống chọi lại bệnh tật. Trên thực tế cũng đã có rất nhiều trường hợp cho thấy việc kiêng khem quá mức gây phản tác dụng và dẫn đến rất nhiều hậu quả nghiêm trọng.


Tắm bằng lá, hạt mùi


Dùng lá và hạt mùi để tắm có thể coi là bài thuốc dân gian truyền miệng phổ biến nhất được dùng để chữa bệnh sởi. Tuy nhiên, theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai, tắm bằng nước lá, hạt mùi không thể khỏi được sởi.

Hiện nay, chưa có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh cho tác dụng chữa bệnh sởi của lá và hạt mùi. Trên thực tế, việc tắm bằng nước lá mùi, hạt mùi chỉ có tác dụng làm sạch, đề phòng nguy cơ bội nhiễm vi khuẩn trên da. Điều đó có nghĩa là việc dùng nước lá mùi và hạt mùi để chữa sởi là không có cơ sở khoa học.




Một số bài thuốc khác


Ngoài các mẹo vặt và bài thuốc như trên, rất nhiều người còn truyền tai nhau các bài thuốc chữa sởi khác được kết hợp từ rất nhiều nguyên liệu như hạt tía tô, củ sắn dây, kinh giới, bèo cái... Thậm chí, có người còn sử dụng mẹo vặt là uống tiết lươn hay tắm bằng... dung dịch vệ sinh phụ nữ để chữa sởi. Thực tế, các mẹo vặt hay những bài thuốc dân gian dùng để chữa sởi trên đều chưa có căn cứ đảm bảo độ an toàn và hiệu quả sử dụng.

Các bạn cần nhớ rằng, cơ thể mỗi người đều có cơ chế khác nhau do đó, việc xử lý bệnh sởi ở người này có thể thành công nhưng ở người khác có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng. Do vậy, việc truyền tai nhau các cách chữa dân gian và dựa vào đó áp dụng không khoa học sẽ gây nguy hiểm cực kỳ nghiêm trọng.


Chữa sởi đúng “chuẩn” theo y học hiện đại


Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là tiêm vắc-xin [hiệu quả bảo vệ 95% nếu tiêm đủ 2 lần, còn 5% vẫn có nguy cơ mắc bệnh]”, PGS.TS Phạm Nhật An, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định. Nếu không chắc chắn đã tiêm đủ 2 mũi phòng sởi hay chưa, chúng ta có thể tới cơ sở y tế để tiêm bổ sung. Ngoài tiêm phòng, các bạn cũng nên thực hiện một số biện pháp khác nhằm phòng tránh triệt để hơn:


- Có chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt tăng cường uống nước nhằm nâng cao sức đề kháng chống lại bệnh tật. Đây được coi là cách phòng tránh rất hữu hiệu, nhất là với những người thuộc trường hợp chưa được phép tiêm vắc-xin phòng sởi [trẻ em dưới 9 tháng tuổi, người đang bị sốt, nhiễm trùng cấp tính...].


- Vệ sinh nhà cửa, phòng ốc sạch sẽ để tránh sự sinh sôi, phát triền của virus sởi.


- Vệ sinh cá nhân thường xuyên, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn để giảm nguy cơ lây nhiễm.


- Đeo khẩu trang y tế khi đến nơi đông người.



Tips: Cách phân biệt giữa sởi và sốt phát ban


Cả hai bệnh trên đều có các dấu hiệu khi ủ bệnh như sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ bắp... Tuy nhiên, ở giai đoạn phát ban, nếu là phát ban thông thường thì sẽ chỉ có ban đỏ, mịn và sáng, ít gồ lên mặt da và nổi đồng loạt khắp cơ thể. Phát ban do sởi sẽ có những đặc trưng khác. Thời gian đầu, ban sởi sẽ xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, xuống ngực rồi tới bụng và các bộ phận còn lại. Đặc điểm của ban do sởi thường là ban dạng sẩn [gồ lên trên da]. Ngoài nổi ban, người bị sởi còn có một số biểu hiện khác như ho, sổ mũi, đỏ mắt...


Để phòng tránh bệnh sởi cũng như các biến chứng nguy hiểm, các bạn cần trang bị các kiến thức về cách phòng bệnh và cách xử lý khi bị bệnh nhé!


Bạn có thể xem thêm:


Đây là nội dung trong hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi mà Bệnh viện Y học Cổ truyền vừa đưa ra.

Cụ thể:

1. Phòng bệnh

Vệ sinh môi trường:

- Xông khói phòng ở và môi trường xung quanh bằng cách đốt vỏ quả bưởi khô hoặc quả bồ kết khô.

- Đun nước củ sả hoặc nước cây mùi già lau cửa, bàn ghế, sàn nhà, đồ chơi và đồ dùng của trẻ.

- Đối với nơi công cộng tập trung đông người [trường học, bệnh viện, bến tàu xe…], tùy theo điều kiện của cơ sở để vệ sinh môi trường sạch sẽ, chống lây chéo: Dùng dung dịch có tinh dầu xả để lau, rửa làm sạch môi trường; đốt các loại tinh dầu có tác dụng khử trùng như: chanh, cam, bưởi, hương nhu…

Vệ sinh thân thể:

-Tắm, gội: Lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ quả chanh đun nước tắm gội hoặc lau toàn thân.

- Vệ sinh răng, miệng, mắt, mũi.

Ngoài ra: Tránh đến nơi có đông người như bệnh viện, bến tàu xe…, nhất là vùng đang có dịch bệnh lưu hành. Cần ăn uống đủ chất, bổ sung các loại rau, củ, hoa quả tươi; uống nước bột sắn dây, nước ép rau diếp cá.

2. Điều trị

Bài thuốc uống:

- Giai đoạn khởi phát và toàn phát:

Lá kinh giới: 12-20 g

Lá sài đất: 8-12 g

Lá diếp cá: 8-12 g

Lá bồ công anh: 8-12 g

Lá tre: 12-20 g

Lá dâu: 8-12 g

Cỏ nhọ nồi: 12-16 g

Hạt muồng sao: 4-8 g

Cam thảo nam: 4-8 g hoặc mía: 3 khẩu

Sắc cùng 2 bát nước, trong 20 phút. Uống lúc thuốc còn ấm. Ngày uống 1 thang, chia đều 3-4 lần. Uống 3-5 ngày.

Nếu ho: Lá húng chanh 12-20 g; lá hẹ 8-10 g cùng với 3 lát quất hấp cách thủy với 5 g đường phèn [thêm 50 ml nước] hoặc 50 ml nước mía. Lấy nước uống chia 3-4 lần trong ngày.

Nếu sởi khó mọc: Lấy cây mùi già hoặc hạt mùi giã nát với rượu sát khắp người.

- Giai đoạn sởi lặn:

Lá dâu hoặc quả dâu chín: 6-12 g

Cỏ nhọ nồi: 6-12 g

Đỗ đen: 10 g

Cam thảo nam hoặc cỏ ngọt: 6-8 g

Lá sen: 6-8 g

Lấy 2 bát nước sắc còn nửa bát, uống ấm. Ngày uống 1 thang, uống 5-7 ngày.

Nước tắm:

Lá mùi già, lá và vỏ quả bưởi, vỏ chanh đun nước tắm gội, lau toàn thân.

Chế độ ăn uống và vệ sinh cá nhân:

- Cho trẻ uống đủ nước, nấu đậu xanh cả vỏ để lấy nước uống hoặc uống bột sắn dây.

- Ăn nhẹ dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Vệ sinh sạch sẽ.

- Ở phòng thoáng mát, tránh gió lùa.

Khuyến cáo: Hướng dẫn này có thể tham khảo và vận dụng ban đầu khi bệnh nhẹ hoặc xa cơ sở y tế. Nếu gần cơ sở y tế như bệnh viện nên đưa các cháu đến để được khám và điều trị đầy đủ.

Phương Trang

Video liên quan

Chủ Đề