Meridian là gì y học

“Kính thưa Bác sĩ,

Xin hỏi về đầu gối của tôi – sao khi tôi đứng dậy bị đau. Chụp hình hai đầu gối thì thấy giống như có [cái gì] đóng ở trong đó.

Đau từ trên mông đau xuống, và tê hai bàn chân luôn. Không đi được, mỗi lần đi phải chống gậy.

Tôi muốn hỏi mình có đi châm cứu được không.

Xin cảm ơn Bác sĩ.”

Bác sĩ Hồ Văn Hiền trả lời:

Châm cứu và đau khớp

Trước hết, tôi xin nói ngay là vì tôi không biết nguyên nhân của vấn đề đau khớp của vị đặt câu hỏi là gì, tôi không thể có ý kiến là có thể chữa bằng châm cứu hay không. Tôi chỉ xin đưa ra sau đây một số tin tức về vấn đề dùng châm cứu trong chữa bệnh đau khớp, dưới cái nhìn của một bác sĩ Tây y.

Tây y và Đông y nhìn một cái khớp sưng khác nhau. Bác sĩ Tây y tìm nguyên nhân vật lý, hoá học, sinh học và ngay cả tâm lý, xã hội của bệnh đó [như nhiễm trùng; bị các kháng thể của chính mình tấn công trong bệnh tự miễn nhiễm [autoimmune diseases]; ung thư [do một tế bào nổi loạn sinh sản không bị kiềm hãm], hay chấn thương ví dụ do té; hay khớp thoái hoá [degeneration; vì dùng qua nhiều năm tháng]. Sau khó tìm những biện pháp loại nguyên nhân gây bệnh [như dùng thuốc kháng sinh để giết vi trùng]; làm giảm hiện tượng viêm [sưng, đau]; phục chế khớp nếu cần [ví dụ thay/ ghép khớp mới bằng kim loại]; phục hồi cơ năng bằng vật lý trị liệu. Bác sĩ Tây y theo dõi kết quả trị liệu bằng các dấu hiệu lâm sàng lúc khám bệnh nhân [ví dụ khớp đầu gối di động từ góc 30 độ tăng lên 90 độ], đồng thời dùng những kết quả thử máu [ví dụ độ lắng của máu [ESR] giảm thấp hơn là dấu hiệu viêm có giảm], hay chụp quang tuyến, CT scan, MRI, v.v... [tuy nhiên đây cũng là một yếu tố làm Tây y phiền toái và càng ngày càng tốn kém hơn].

Bác sĩ Đông y ngược lại suy nghĩ theo chiều hướng triết lý hơn. 'Kinh Mạch là nơi vận hành của khí huyết, là nơi để cho khí Âm Dương thông nhau nhằm làm cho cơ thể tươi tốt". Nói một cách sơ sài, bệnh là do sự lưu thông của khí [qi, flow of energy] bị bế tắc, và nhiệm vụ của người thầy thuốc là khơi lại cho khí lưu thông trên các đường kinh của cơ thể [meridian], một trong những cách thực hiện là châm cứu. Châm là dùng kim chích vào huyệt [tả], nhanh chậm, cạn [nông] hay sâu, tuỳ trường hợp, lúc cơ thể còn đầy đủ sức đề kháng [“thực thì tả”]. Cứu [moxibustion] là dùng thuốc ngải vấn thành điếu hay vun thành nhúm nhỏ và đốt ở vùng huyệt, dùng lúc cơ thể suy yếu [“hư thì bổ”]. Có 12 kinh lạc, thầy thuốc chọn huyệt [acupuncture point] do huyệt nằm trên kinh liên hệ với bệnh [theo kinh lấy huyệt] hoặc do huyệt nằm gần, lân cận nơi bị đau. Có thể phối hợp nhiều huyệt, theo gần-xa, phải trái, trên-dưới, âm- dương.. [theo tuetinhlienhoa.com.vn]. Như vậy, chúng ta thấy kết quả châm cứu trong thực hành có thể thay đổi rất nhiều từ thầy thuốc này qua người thầy thuốc khác, rất khó đo lường, so sánh một cách khách quan, nhất là trong lĩnh vực làm giảm đau, một kết quả rất chủ quan về phía người bệnh.

Tây y không tin vào sự hiện hữu của "khí" [ch’i] và "kinh" [meridian], nhưng tìm cách giải thích tác dụng giảm đau của châm cứu bằng sự kết nối thần kinh giữa nơi châm kim và thần kinh trung ương [central nervous system]. Lúc kim kích thích một địa điểm nào đó thích hợp, một tín hiệu được gửi vào não bộ qua trung gian của các dây thần kinh [nerve] và tủy sống [spinal cord]; trong não bộ sự kích thích này do châm cứu gây ra sự sản xuất trong não bộ của những chất trung gian thần kinh [neurotransmitters] như endorphin và enkephalin có tác dụng làm giảm đau và tạo thoải mái tương tự như chất morphin trong thuốc phiện [endorphin=endogenous morphine; trong từ endorphin: endo có nghĩa là nội tại, từ phía trong cơ thể=morphin, ma tuý]. Ngoài ra, kim châm ở ngoài da cũng có thể kích thích cho cơ thể sản xuất ra cortisol, là một chất giảm viêm. Tuy nhiên, đem những quan niệm về bệnh sinh lý trên áp dụng cho trường hợp khớp đau chữa bằng châm cứu là một chuyện không đơn giản. Đa số các nghiên cứu khoa học về châm cứu được thực hiện ở Trung quốc hay một số nước Á đông và đều nêu ra kết quả tốt, có thể không đáp ứng những tiêu chuẩn của phương tây, không biết đáng tin cậy đến mức nào.

Tuy nhiên, đứng về góc cạnh của bệnh nhân, đa số là đau khớp do viêm xương khớp [osteoarthritis] do khớp bị thoái hoá, người bệnh chỉ cần biết là phương pháp trị liệu, thứ nhất, làm cho họ giảm đau hay không, thứ hai làm cho khớp của họ dễ vận dụng, bớt cứng khớp [rigidity] hay không.

Mặc dù qua kinh nghiệm cá nhân người bệnh, có nhiều người khen phương pháp này, phương pháp khác, những khảo cứu khoa học tây y đòi hỏi phải so sánh giữa người bệnh được châm cứu thật với một nhóm được châm cứu giả [sham acupuncture in controls] xem tác dụng thật trên người bệnh có thật sự xảy ra hay không, hay là do hiện tượng tâm lý thuốc giả [placebo effect].

Bác sĩ Brian Berman, chuyên về “y khoa kết hợp” [integrative medicine] ở Đại học Maryland, Mỹ so sánh một nhóm đau khớp được châm cứu thật với nhóm control châm cứu giả. Kết quả sau 26 tuần, nhóm châm cứu thật ít đau hơn và cơ năng khớp của họ tốt hơn, ví dụ trong thời gian 6 phút, họ có thể đi xa hơn nhóm kia.

Tuy nhiên, một khảo cứu ở Úc được đăng trong báo của Hiệp hội BS Mỹ JAMA thì lại thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm đau đầu gối tương tự.

Nói chung, các chuyên gia cho rằng quá nửa bệnh nhân đau xương khớp loại vừa sẽ thuyên giảm không ít thì nhiều nhờ châm cứu. Khác với các thuốc giảm đau như loại NSAIDS [vd ibuprofen [Motrin, Advil] hay naproxen [Aleve] có thể làm xót bao tử và chảy máu tiêu hoá, châm cứu hầu như không có phản ứng phụ, tuy chúng ta có thể chứng kiến một số trường hợp bệnh nhân, chóng mặt, toát mồ hôi trong lúc châm cứu... Kết quả châm cứu tốt hơn đối với đau khớp lưng hay khớp gối so với những vùng khác.Theo BS Zashin, người hành nghể châm cứu bằng dòng điện [electroacupuncture] và là giáo sư về bệnh phong thấp tại một trường y khoa bang Texas, Mỹ, cho rằng có thể phải chữa 3 lần, hay lâu hơn mới bắt đầu thấy hiệu nghiệm giảm đau và cử động tốt hơn, và tác dụng có thể kéo dài cả tháng. Ở Mỹ, cần bác sĩ y khoa [bs gia đình] của mình giới thiệu, cần chọn người có bằng hành nghề châm cứu và nên kiểm soát lại là bảo hiểm y tế có trả tiền hay không [một session có thể tốn từ 75-200 đôla] [theo arthritis.org].

Tóm lại, bệnh nhân nên hỏi bác sĩ gia đình mình xem định bệnh chính xác của mình là gì, nếu có, từ đó bàn về lợi ích hay không của châm cứu cho trường hợp mình, sau đó, cùng bác sĩ tìm chuyên gia châm cứu thích hợp cho mình.

Chúc bệnh nhân may mắn.

Bác sĩ Hồ Văn Hiền.

-------------------------------------

Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi đáp Y học này.

Quý vị có thể xem và nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com

Quý vị muốn được giải đáp các thắc mắc về những vấn đề y học thường thức, xin gọi đến số [202] 205-7890, hoặc E-mail đến địa chỉ .

Kinh lạc là đường khí huyết vận hành trong cơ thể, đường chính của nó gọi là kinh, nhánh của nó gọi là lạc, kinh với lạc liên kết đan xen ngang dọc, liên thông trên dưới trong ngoài, là cái lưới liên lạc toàn thân.

Kinh lạc phân ra hai loại kinh mạch và lạc mạch.Trong kinh mạch gồm chính kinh và kỳ kinh, chính kinh có mười hai sợi, tả hữu đối xứng, tức thủ túc tam âm kinh và thủ túc tam dương kinh, gọi chung mười hai kinh mạch, mỗi kinh thuộc một tạng hoặc một phủ. Kỳ kinh có tám sợi, tức đốc mạch, nhâm mạch, xung mạch, đái mạch, âm duy mạch, dương duy mạch, âm kiểu mạch, dương kiểu mạch. Thông thường nhắc đến mười hai kinh mạch và thêm vào hai mạch nhâm đốc gọi chung mười bốn kinh mạch chính.

Không có bằng chứng khoa học về sự tồn tại của kinh lạc.[1]

Tác dụng sinh lý của kinh lạc là Hành khí huyết, dinh âm dương, nhu cân cốt, lợi quan tiết [lưu thông khí huyết, dưỡng âm dương tố chất, nuôi dưỡng các cơ quan], trong thuộc tạng phủ, ngoài lạc chi khớp, thông trong đạt ngoài, vận hành khí huyết, liên hệ toàn thân, để duy trì bình thường công năng sinh lý cơ quan tổ chức cơ thể. Ngũ tạng, lục phủ, tứ chi, ngũ quan, cửu khiếu, bì nhục cân cốt… của cơ thể, đều phải nhờ liên hệ của kinh lạc với sự dưỡng nuôi của khí huyết, mới có thể phát huy công năng của nó, đồng thời hỗ tương hiệp điều thành một chỉnh thể hữu cơ.

Ở tình huống bệnh lý, kinh lạc có liên quan với sự phát sinh và truyền biến của bệnh tật. Ngoại tà xâm phạm cơ thể, nếu tác dụng bảo vệ phần ngoài của khí mất bình thường, bệnh tà sẽ men theo đường kinh lạc mà truyền vào tạng phủ. Ngược lại, tạng phủ có bệnh, cũng sẽ men theo đường kinh sở thuộc mà thể hiện những triệu chứng tương ứng đến phía ngoài cơ thể. Nhưng thứ truyền biến này chỉ có thể là tương đối, có phải truyền biến hay không, còn phải xem các nhân tố như tính chất mạnh yếu của bệnh tà, chính khí của cơ thể thịnh suy, trị liệu thích hợp hay không … mà xác định.

Mười bốn kinh mạch đều có bộ vị tuần hành nhất định.

Mười hai kinh mạch: thuộc tạng phủ tuần hành phân bố tả hữu đối xứng, mà còn nối tiếp theo thứ tự nhất định, bắt đầu từ thủ thái âm phế kinh, theo thứ tự truyền đến túc quyết âm can kinh, rồi lại truyền vào thủ thái âm phế kinh, tuần hoàn mãi không thôi, biểu thị liên tục như sau: Thủ thái âm phế kinh - Thủ dương minh đại tràng kinh - Túc dương minh vị kinh - Túc thái âm tỳ kinh - Thủ thiếu âm tâm kinh - Thủ thái dương tiểu tràng kinh - Túc thái dương bàng quang kinh - Túc thiếu âm thận kinh - Thủ quyết âm tâm bào kinh - Thủ thiếu dương tam tiêu kinh - Túc thiếu dương đảm kinh - Túc quyết âm can kinh.

  • 3 kinh Âm ở tay: Phế, Tâm, Tâm bào có hướng đi từ trong ngực ra ngoài ngón tay.
  • 3 kinh Dương ở tay: Đại trường, Tiểu trường, Tam tiêu có hướng đi từ đầu các ngón tay đi vào ngực, mặt.
  • 3 kinh Âm ở chân: Tỳ, Thận, Can có hướng đi từ bàn chân lên tận cùng ổ bụng, ngực.
  • 3 kinh Dương ở chân: Vị, Bàng quang, Đởm có hướng từ mặt xuống, điểm tận cùng là đầu các ngón chân.'

Nhâm mạch: Xuất phát từ môi dưới chạy xuống dưới cằm, cổ, ngực, bụng, rốn, xuyên qua bộ phận sinh dục, vừa đến hậu môn. Nhâm mạch có tác dụng tổng quản âm kinh của toàn thân, là Âm kinh chi hải.

Đốc mạch: Xuất phát từ hậu môn, theo xương cùng lên thắt lưng, lên tiếp theo đường xương sống, lên gáy, lên đỉnh đầu, qua trước trán, xuống mũi, kết thúc ở môi trên. Đốc mạch có tác dụng tổng quản dương kinh của toàn thân, là Dương kinh chi hải.

Mười hai kinh mạch phân bố thuộc vào tạng phủ, âm kinh thuộc tạng là lý [lạc với phủ], dương kinh thuộc phủ là biểu [lạc với tạng]. Hai kinh biểu lý thông qua lạc mạch nối tiếp thông đồng lẫn nhau. Do đó 2 kinh biểu lý, ở phương diện sinh lý và bệnh lý đều là liên hệ lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau:

Kinh

[Tiếng Anh, tiếng hán]

Chi Ngũ Hành Thuộc Lạc Thời Gian
Thủ thái âm phế kinh

[Taiyin Lung Channel of Hand, 手太阴肺经]

Chủ trị: Bệnh chứng các bộ vị phế, ngực, hầu họng, bệnh sốt, tự hãn, đạo hãn, tiểu đường và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Tay [手] Kim [金] Phế [肺] Đại tràng [大腸] Dần 3 a.m. tới 5 a.m.
Thủ thiếu âm tâm kinh

[Shaoyin Heart Channel of Hand, 手少阴心经]

Chủ trị: Bệnh bộ vị ngực và tâm, bệnh thần chí, đại não phát dục không đầy đủ, thần kinh suy nhược, trúng phong á khẩu và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Tay [手] Hoả [火] Tâm [心] Tiểu tràng [小肠] Ngọ 11 a.m. tới 1 p.m.
Thủ quyết âm tâm bào kinh

[Jueyin Pericardium Channel of Hand, 手厥阴心包经]

Chủ trị: Bệnh bộ vị ngực, tâm, vị, bệnh thần chí, thần kinh suy nhược đại não phát dục không đầy đủ, hen suyễn, bệnh sốt rét và bệnh chứng của bộ vi kinh này đi qua.

Tay [手] Hoả [火] Tâm bào [心包] Tam tiêu [三焦] Tuất 7 p.m. tới 9 p.m.
Thủ thiếu dương tam tiêu kinh

[Shaoyang Sanjiao Channel of Hand, 手少阳三焦经]

Chủ trị: Bệnh chứng của bộ vị bên đầu, tai, mắt, hầu, bệnh chứng ngực sườn, bệnh phát sốt, phong chẩn, táo bón và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Tay [手] Hoả [火] Tam tiêu [三焦] Tâm bào [心包] Hợi 9 p.m. tới 11 p.m.
Thủ thái dương tiểu tràng kinh

[Taiyang Small Intestine Channel of Hand, 手太阳小肠经]

Chủ trị: Bệnh chứng của bộ vị bả vai, cổ gáy, đầu, mắt, tai, hầu họng, bệnh thần chí, bệnh phát sốt, đau thắt lưng và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Tay [手] Hoả [火] Tiểu tràng [小肠] Tâm [心] Mùi 1 p.m. tới 3 p.m.
Thủ dương minh đại tràng kinh

[Yangming Large Intestine Channel of Hand, 手阳明大肠经]

Chủ trị: Bệnh chứng của các bộ vị trước đầu, mặt, miệng, răng, mắt, tai, mũi, hầu họng, bệnh chứng bộ vị ngực bụng, bệnh phát sốt, phong chẩn, bệnh cao huyết áp và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Tay [手] Kim [金] Đại tràng [大腸] Phế [肺] Mão 5 a.m. tới 7 a.m.
Túc thái âm tỳ kinh

[Taiyin Spleen Channel of Foot, 足太阴脾经]

Chủ trị: Bệnh tràng vị, bệnh hệ sinh dục tiết niệu, các thứ xuất huyết, thiếu máu, mất ngủ, thủy thũng, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Chân [足] Thổ [土] Tỳ [脾] Vị [胃] Tỵ 9 a.m. tới 11 a.m.
Túc thiếu âm thận kinh

[Shaoyin Kidney Channel of Foot, 足少阴肾经]

Chủ trị:Bệnh hệ nội tiết và hệ sinh dục tiết niệu, thần kinh suy nhược, bệnh chứng bộ vị hầu, ngực, thắt lưng và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Chân [足] Thuỷ [水] Thận [腎] Bàng quang [膀胱] Dậu 5 p.m. tới 7 p.m.
Túc quyết âm can kinh

[Jueyin Liver Channel of Foot, 足厥阴肝经]

Chủ trị: Bệnh can [bao quát bệnh cao huyết áp, nhức đầu, mất ngủ, hay chiêm bao], bệnh đảm, bệnh hệ sinh dục tiết niệu, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Chân [足] Mộc [木] Can [肝] Đảm [膽] Sửu 1 a.m. tới 3 a.m.
Túc thiếu dương đảm kinh

[Shaoyang Gallbladder Channel of Foot, 足少阳胆经]

Chủ trị: Bệnh chứng của các bộ vị bên đầu, mắt, tai, ngực sườn, bệnh can đảm, bệnh thần chí, bệnh phát sốt, xây xẩm, sưng chân, táo bón và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Chân [足] Mộc [木] Đảm [膽] Can [肝] Tý 11 p.m. tới 1 a.m.
Túc thái dương bàng quang kinh

[Taiyang Bladder Channel of Foot, 足太阳膀胱经]

Chủ trị: Bệnh chứng của bộ vị lưng eo, sau gáy, sau đầu, đỉnh đầu, mắt, với bệnh tạng phủ quan hệ với du huyệt ở lưng của kinh này, bệnh phát sốt, bệnh thần chí, thai vị khác thường, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Chân [足] Thuỷ [水] Bàng quang [膀胱] Thận [腎] Thân 3 p.m. tới 5 p.m.
Túc dương minh vị kinh

[Yangming Stomach Channel of Foot, 足阳明胃经]

Chủ trị: Bệnh chứng của các bộ vị trước đầu, mặt, miệng, răng, hầu họng, bệnh tràng vị, bệnh thần chí, bệnh cao huyết áp, thiếu máu, bệnh thiếu bạch cầu, cơ thể suy nhược và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Chân [足] Thổ [土] Vị [胃] Tỳ [脾] Thìn 7 a.m. tới 9 a.m.

Nhâm mạch chủ trị: Bệnh hệ sinh dục tiết niệu, bệnh tràng vị, bệnh chứng phế và hầu họng, bệnh thần chí, cơ thể suy nhược, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

Đốc mạch chủ trị: Bệnh bộ vị đầu mặt, hầu họng và bệnh tâm, phế, tràng vị, bệnh hệ sinh dục tiết niệu, bệnh phát sốt, bệnh thần chí, đại não phát dục không hoàn chỉnh, bệnh thiếu bạch cầu, cơ thể hư suy, thần kinh suy nhược, và bệnh chứng của bộ vị kinh này đi qua.

  1. ^ //en.wikipedia.org/wiki/Meridian_[Chinese_medicine]

  • Hải Thượng y tôn tâm lĩnh - y sư Lê Hữu Trác
  • Đông y học tân biên khái yếu - lương y Thái Thanh Nguyên - Nhà xuất bản Đà Nẵng năm 2000, Nhà xuất bản Thanh niên tái bản năm 2006
  • Thuật châm cứu - bác sĩ Nguyễn Liễn - Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 1999
Kinh lạc
Mười hai kinh chính Thủ thái âm phế kinh Thủ quyết âm tâm bao kinh Thủ thiếu âm tâm kinh Thủ dương minh đại trường kinh Thủ thiếu dương tam tiêu kinh Thủ thái dương tiểu trường kinh
Túc dương minh vị kinh Túc thiếu dương đảm kinh Túc thái dương bàng quang kinh Túc thái âm tì kinh Túc quyết âm can kinh Túc thiếu âm thận kinh
Tám mạch mạch Đốc mạch Nhâm mạch Trùng mạch Đái mạch Âm duy mạch Dương duy mạch Âm cược mạch Dương cược
Mười lăm lạc Tì chi đại lạc

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kinh_lạc&oldid=66737014”

Video liên quan

Chủ Đề