Mối quan hệ giữa Nhà nước và nhân dân

Quan hệ giữa Nhà nước và công dân được quy định từ ngày:
01/07/2009
Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008

Quan hệ giữa Nhà nước và công dân được quy định tại Điều 5 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, theo đó: 1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam. 2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. 3. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chính sách để ...


Quan hệ giữa Nhà nước và công dân được quy định từ ngày:
01/01/1999
Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 1998

Quan hệ giữa Nhà nước và công dân được quy định tại Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam 1998, theo đó: 1. Người có quốc tịch Việt Nam là công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam [sau đây gọi là công dân Việt Nam]. 2. Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền công dân và phải làm tròn nghĩa vụ công dân của mình đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của ...


Quan hệ giữa Nhà nước và công dân được quy định từ ngày:
15/07/1988
Điều 2 Luật Quốc tịch Việt Nam 1988

Quan hệ giữa Nhà nước và công dân được quy định tại Điều 2 Luật Quốc tịch Việt Nam 1988, theo đó: Công dân Việt Nam được Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo đảm các quyền của công dân và phải làm tròn nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền lợi chính đáng của công dân Việt Nam ở nước ngoài. Trên đây là tư vấn về quan hệ giữa Nhà nước và ...


Sáng 19/5, Ban chỉ đạo xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” tổ chức tọa đàm về “Mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”. Đây là tọa đàm cuối cùng trong Kế hoạch tổ chức 6 cuộc tọa đàm chuyên sâu.

Chủ trì tọa đàm, ông Phan Đình Trạc - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án cho biết, cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ là một phương thức vận hành tổng thể rất đặc thù của hệ thống chính trị Việt Nam.

Nội hàm của cơ chế này phản ánh rõ nét những giá trị, đặc trưng cơ bản nhất của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam về chủ quyền nhân dân, tính chính danh của Nhà nước và vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội.

Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc phát biểu tại tọa đàm 

Trong thực tế, sứ mệnh lịch sử của Đảng, chức năng quản lý của Nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân đã được xác lập từ khi chính quyền nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời và ngày càng được củng cố, khẳng định; được thể hiện nhất quán trong Cương lĩnh, Văn kiện, Nghị quyết của Đảng, được hiến định trong Hiến pháp và được cụ thể trong các văn bản pháp luật, trở thành những nhân tố quan trọng, quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước trong các thời kỳ.

Tuy nhiên, theo ông Phan Đình Trạc, khi giải quyết mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ trong điều kiện thực tiễn đang có lúng túng, bộc lộ những hạn chế, bất cập mà nếu không sớm được giải quyết sẽ làm hạn chế việc thực hiện vai trò, trách nhiệm của từng thành tố trong mối quan hệ này. Đó là sự chồng chéo, trùng giẫm giữa hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng với hoạt động quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện pháp luật của chính quyền các cấp; tính hình thức của cơ chế nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình, nhất là dân chủ trực tiếp.

Tại tọa đàm, các chuyên gia, nhà khoa học, các đại biểu tập trung trao đổi, làm rõ nội hàm mối quan hệ giữa 3 thành tố “Đảng lãnh đạo”, “Nhà nước quản lý”, “Nhân dân làm chủ” để làm cơ sở giải quyết những hạn chế, bất cập và có giải pháp củng cố, phát triển tốt hơn mối quan hệ này.

Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng - nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội phát biểu tại tọa đàm

Trong vấn đề đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, các ý kiến đã nêu một số giải pháp để bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, không làm thay Nhà nước, đồng thời không buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội; Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp để đảm bảo nguyên tắc pháp quyền, nhất là yêu cầu độc lập tư pháp; Đảng kiểm soát quyền lực Nhà nước như thế nào? Các giải pháp để tổ chức, hoạt động của tổ chức Đảng không chồng chéo, trùng giẫm với tổ chức, hoạt động của chính quyền các cấp...  

Về vấn đề đổi mới quản lý Nhà nước, hiện nay Nghị quyết Đại hội XIII đặt ra yêu cầu đổi mới quản trị quốc gia theo hướng hiện đại, hiệu quả; nâng cao năng lực quản trị Nhà nước. Tại tọa đàm, các ý kiến làm rõ thêm những yếu tố, nguyên tắc của quản trị quốc gia, quản trị Nhà nước tốt, mà khi áp dụng, vận hành sẽ tạo cơ hội, điều kiện để nhân dân tích cực, chủ động tham gia nhiều hơn, hiệu quả hơn vào công cuộc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội.

Bên cạnh đó, các chuyên gia, nhà khoa học, các đại biểu cũng đã tập trung trao đổi, thảo luận sâu về giải pháp đổi mới tổ chức, hoạt động của MTTQ Việt Nam và các thiết chế chính trị- xã hội khác, đổi mới cơ chế để nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp, nhất là dân chủ ở cơ sở để nhân dân có đủ năng lực, điều kiện thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của mình trên thực tế...

Toàn cảnh tọa đàm

Phát biểu kết luận tọa đàm, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc cho biết, các ý kiến đều đồng tình cao về tính thống nhất của các chủ thể trong mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. Tính thống nhất đó thể hiện ở mục tiêu và lợi ích của các chủ thể này đều vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, vì lợi ích của nhân dân.

“Đây là mối quan hệ hai chiều, biện chứng chặt chẽ, tương hỗ, giám sát và kiểm soát lẫn nhau chứ không phải là mối quan hệ một chiều. Và không đặt vấn đề chủ thể nào cao hơn chủ thể nào trong mối quan hệ này” – ông Phan Đình Trạc nhấn mạnh.

Theo Trưởng Ban Nội chính Trung ương, các đại biểu cho rằng cần phải tiếp tục hoàn thiện thể chế và các thiết chế, đồng thời đổi mới hoạt động các chủ thể này để đảm bảo trong thực tế hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân, nhất là các thiết chế để điều chỉnh chiều quan hệ ngược lại trong mối quan hệ này.

“Về dân chủ, các ý kiến cho rằng cần coi trọng cả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, dân chủ tham gia và thậm chí là hình thức dân chủ tự quản” – ông Phan Đình Trạc thông tin, đồng thời cho biết bên cạnh các vấn đề lớn, các đại biểu cũng đề cập đến một số vấn đề cụ thể trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, trong quản lý Nhà nước và thực hiện dân chủ./.

Mục lục bài viết

  • 1. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng nhà nước pháp quyền
  • 2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền trong chế độ dân chủ
  • 3. Tính phổ biến của nhà nước pháp quyền
  • 4. Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền ở mỗi quốc gia
  • 5. Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

1. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng nhà nước pháp quyền

Tư tưởng về Nhà nước pháp quyền luôn gắn liền với tư tưởng phát triển dân chủ đã hình thành ngay từ thời cổ đại, thể hiện trong quan điểm của các nhà tư tưởng của thời cổ đại như Xôcrat [469-399 Tr.CN], Arixtốt [384-322 Tr.CN], Xixêrôn [l06-43 Tr.CN]. Những tư tưởng này đã được các nhà tư tưởng chính trị và pháp lý tư bản sau này như John Locke [1632 - 1704], Montesquieu [1698 - 1755], J.J.Rút-xô [1712 - 1778], I.Kant [1724 - 1804], Hêghen [1770 - 1831]… phát triển như một thế giới quan pháp lý mới.

Cùng với các nhà lý luận nổi tiếng nói trên, nhiều nhà luật học, nhà tư tưởng vĩ đại khác cũng đã góp phần phát triển các tư tưởng về Nhà nước pháp quyền như Tômát Jepphecxơn [1743 - 1826 - tác giả của Tuyên ngôn độc lập Mỹ năm 1776], Tômát Pên [1737 - 1809], Jôn A đam [1735 - 1826]…

2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền trong chế độ dân chủ

Những đặc trưng này được xem là các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền nói chung đã được đề cập trong nhiều quan điểm, học thuyết của các nhà tư tưởng, các nhà lý luận chính trị - pháp lý trong lịch sử phát triển các tư tưởng chính trị - pháp lý nhân loại.

Các giá trị phổ biến này được trình bày dưới các dạng thức khác nhau bởi các nhà lý luận, phụ thuộc vào lập trường chính trị - pháp lý và quan điểm học thuật của từng người. Các trình bày có thể khác nhau, song về bản chất có thể quy về các giá trị có tính tổng quát sau:

a] Nhà nước pháp quyền là biểu hiện tập trung của chế độ dân chủ. Dân chủ vừa là bản chất của nhà nước pháp quyền vừa là điều kiện, tiền đề của chế độ nhà nước.

Mục tiêu của nhà nước pháp quyền là xây dựng và thực thi một nền dân chủ, đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về nhân dân. Nhân dân thực hiện quyền dân chủ của mình thông qua dân chủ trực tiếp; dân chủ đại diện.

b] Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

- Hiến pháp và pháp luật luôn giữ vai trò điều chỉnh cơ bản đối với toàn bộ hoạt động Nhà nước và hoạt động xã hội, quyết định tính hợp hiến và hợp pháp của mọi tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Tuy nhiên không phải mọi chế độ lập hiến, mọi hệ thống pháp luật đều có thể đưa lại khả năng xây dựng nhà nước pháp quyền, mà chỉ có Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng mới có thể làm cơ sở cho chế độ pháp quyền trong nhà nước và xã hội.

c] Nhà nước pháp quyền tôn trọng, đề cao và đảm bảo quyền con người trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.

- Quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước. Mọi hoạt động của Nhà nước đều phải xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền con người, tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của mình theo đúng các quy định của luật pháp.

- Mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước được xác định chặt chẽ về phương diện luật pháp và mang tính bình đẳng. Mô hình quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân được xác định theo nguyên tắc: Đối với cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì luật cho phép; đối với công dân được làm tất cả trừ những điều luật cấm.

d] Quyền lực nhà nước trong nhà nước pháp quyền được tổ chức và thực hiện theo các nguyên tắc dân chủ: phân công quyền lực và kiểm soát quyền lực. Tính chất và cách thức phân công, kiểm soát quyền lực nhà nước rất đa dạng, tuỳ thuộc vào chính thể nhà nước ở các nước khác nhau, nhưng đều có điểm chung là quyền lực nhà nước không thể tập trung vào một người, vào một cơ quan, mà phải được phân công [phân chia] giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp. Đồng thời, việc tổ chức và thực thi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ với các cơ chế kiểm soát quyền lực cụ thể kể cả bên trong bộ máy nhà nước và bên ngoài bộ máy nhà nước.

đ] Nhà nước pháp quyền gắn liền với một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật phù hợp.

- Nền tảng của nhà nước pháp quyền là Hiến pháp và một hệ thống pháp luật dân chủ và công bằng, do vậy, một cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật luôn là một yêu cầu, một điều kiện cần thiết nhằm đảm bảo cho Hiến pháp, pháp luật luôn được tôn trọng, đề cao và tuân thủ nghiêm minh.

- Hình thức và phương thức bảo vệ Hiến pháp và pháp luật ở các quốc gia có thể đa dạng và khác nhau, nhưng đều hướng tới mục tiêu là bảo đảm địa vị tối cao, bất khả xâm phạm của Hiến pháp, loại bỏ hành vi trái với tinh thần và quy định của Hiến pháp, không phụ thuộc vào chủ thể của các hành vi này.

- Đồng thời với bảo vệ Hiến pháp, nhà nước pháp quyền luôn đòi hỏi phải xây dựng và thực thi một chế độ tư pháp thật sự dân chủ, minh bạch và trong sạch để duy trì và bảo vệ pháp chế trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội.

e] Trong nhà nước pháp quyền, quyền lực nhà nước luôn được giới hạn trong các mối quan hệ: Nhà nước và kinh tế; Nhà nước và xã hội.

- Trong mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước được xác định bởi tính chất, trình độ của các mô hình kinh tế thị trường, theo hướng Nhà nước tôn trọng, phát huy các quy luật khách quan của thị trường, thông qua thị trường để điều tiết các quan hệ kinh tế, đồng thời khắc phục, hạn chế các mặt tiêu cực của thị trường.

- Trong mối quan hệ với xã hội, Nhà nước thông qua luật pháp để quản lý xã hội, tôn trọng đề cao vị trí, vai trò và quyền tự chủ [tự quản] của các cấu trúc xã hội [các tổ chức xã hội, các cộng đồng xã hội].

- Mối quan hệ giữa Nhà nước, kinh tế, xã hội là mối quan hệ tương tác, quy định và chi phối lẫn nhau. Nhà nước không đứng trên kinh tế và xã hội. Nhà nước pháp quyền gắn liền với kinh tế và xã hội, phục vụ kinh tế và xã hội trong phạm vi Hiến pháp và pháp luật.

3. Tính phổ biến của nhà nước pháp quyền

Về phương diện lý luận, nhà nước pháp quyền với tính cách là những giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình độ phát triển dân chủ. Do vậy nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước. Trong ý nghĩa này nhà nước pháp quyền được nhìn nhận như một cách thức tổ chức nền dân chủ, cách thức tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng dân chủ. Điều này có ý nghĩa là nhà nước pháp quyền gắn liền với một nền dân chủ, tuy không phải là một kiểu nhà nước được xác định theo lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, nhưng không thể xuất hiện trong một xã hội phi dân chủ. Điều này cắt nghĩa vì sao ý tưởng về một chế độ pháp quyền đã xuất hiện từ rất xa xưa, thậm chí từ thời cổ đại bởi các nhà tư tưởng phương Tây, hay tư tưởng pháp trị tại Trung Hoa cổ đại, nhưng mãi đến khi nhà nước tư sản ra đời, với sự xuất hiện của nền dân chủ tư sản, nhà nước pháp quyền mới từ nhà nước ý tưởng dần trở nên một nhà nước hiện thực.

Sự phủ nhận quan điểm nhà nước pháp quyền như một kiểu nhà nước có ý nghĩa nhận thức luận quan trọng trong việc nhìn nhận đúng bản chất của nhà nước pháp quyền. Ý nghĩa nhận thức luận này bao hàm các khía cạnh sau:

- Chỉ từ khi xuất hiện dân chủ tư sản, mới có cơ hội và điều kiện để xuất hiện nhà nước pháp quyền. Do vậy trên thực tế tồn tại khái niệm nhà nước pháp quyền tư sản và về thực chất nhà nước pháp quyền đang được tuyên bố xây dựng ở hầu hết các quốc gia tư bản phát triển và đang phát triển.

- Nhà nước pháp quyền không những có thể xây dựng tại các quốc gia tư bản mà vẫn có thể xây dựng tại các quốc gia phát triển theo định hướng XHCN. Nhà nước pháp quyền với tính chất là một cách thức tổ chức và vận hành của một chế độ nhà nước và xã hội có thể xây dựng trong điều kiện chế độ xã hội XHCN. Như vậy trong nhận thức lý luận và trong thực tiễn tồn tại nhà nước pháp quyền tư sản và nhà nước pháp quyền XHCN.

4. Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền ở mỗi quốc gia

Nhà nước pháp quyền ngoài các giá trị phổ biến còn bao hàm các giá trị đặc thù của mỗi một quốc gia, dân tộc.

Tính đặc thù của nhà nước pháp quyền được xác định bởi hàng loạt yếu tố. Các yếu tố này về thực chất là rất đa dạng, phong phú và phức tạp, được xác định bởi các điều kiện về lịch sử, truyền thống - văn hoá, tâm lý xã hội của mỗi một dân tộc, các chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá và môi trường địa lý. Các yếu tố này không chỉ tạo ra các đặc sắc, tính riêng biệt của mỗi một dân tộc trong quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển của mình mà còn quyết định mức độ tiếp thu và dung nạp các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền.

- Việc thừa nhận tính đặc thù của nhà nước pháp quyền có ý nghĩa nhận thức luận quan trọng. Với ý nghĩa này nhà nước pháp quyền là một phạm trù vừa mang tính phổ biến vừa mang tính đặc thù. Nhà nước pháp quyền vừa là một giá trị chung của nhân loại, vừa là một giá trị riêng của mỗi một dân tộc, quốc gia.

- Không thể có một nhà nước pháp quyền chung chung như một mô hình chung thống nhất cho mọi quốc gia, dân tộc. Mỗi một quốc gia, dân tộc, tuỳ thuộc vào các đặc điểm lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội và trình độ phát triển mà xây dựng cho mình một mô hình nhà nước pháp quyền thích hợp.

- Thực tiễn xây dựng và vận hành của nhà nước pháp quyền tại các nước cho thấy, mỗi một nước đều có cách thức xây dựng, tổ chức nhà nước pháp quyền theo cách riêng của mình. Các khảo sát kinh nghiệm xây dựng nhà nước pháp quyền tại các nước Cộng hoà Liên bang Đức, Cộng hoà Pháp, Vương quốc Anh, Cộng hoà Ý đã cho thấy ở các nước này, mô hình tổ chức nhà nước pháp quyền được tổ chức vừa thống nhất vừa đa dạng, phản ánh các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền, đồng thời các giá trị đặc thù của từng quốc gia. Thực tiễn này cũng đã được xác nhận tại Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và nhiều nước khác.

- Thừa nhận tính đa dạng của mô hình nhà nước pháp quyền, đòi hỏi việc xây dựng nhà nước pháp quyền tại mỗi một quốc gia phải đồng thời quán triệt các phương diện:

+ Phải xuất phát từ đòi hỏi, yêu cầu và trình độ phát triển kinh tế - văn hoá, chính trị và truyền thống dân chủ của dân tộc mình mà lựa chọn cách thức xây dựng và vận hành mô hình nhà nước pháp quyền thích hợp. Nhà nước pháp quyền phải mang bản chất của chế độ chính trị, thể hiện được các đặc sắc của quốc gia, dân tộc.

+ Phải quán triệt các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền, tiếp thu các giá trị phổ biến này trong sự tương hợp với các đặc điểm lịch sử, văn hoá, chính trị của quốc gia. Sự quán triệt các giá trị phổ biến của nhà nước pháp quyền trong ý nghĩa là các giá trị chung của nhân loại mới có thể đảm bảo được tính pháp quyền của nhà nước theo các chuẩn mực đã được thừa nhận, khắc phục tính dân tộc cực đoan hay các dị biệt làm cho các giá trị dân chủ không được phát huy, tạo nguy cơ rơi vào tình trạng biệt lập trong một thế giới hiện đại ngày nay.

+ Sự thống nhất hữu cơ giữa tính phổ biến và tính đặc thù của nhà nước pháp quyền là cơ sở lý luận cần quán triệt trong cuộc đấu tranh lý luận chống lại mọi sự áp đặt từ bên ngoài đối với mô hình nhà nước pháp quyền hay áp dụng một cách máy móc, giáo điều, dập khuôn mô hình nhà nước pháp quyền ở một nước này vào một nước khác. Điều này có nghĩa là không thể lấy các tiêu chuẩn của nhà nước pháp quyền tư sản để áp đặt cho các việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Mặt khác khi quán triệt các đặc điểm, đặc thù của mỗi nước cần phải đặt các điều kiện đặc thù ấy trong sự tương quan với các giá trị phổ biến và phải biến các giá trị phổ biến ấy thành các giá trị nội tại, chuyển hoá chúng thành các giá trị quốc gia.

5. Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân; Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và nguyên tắc tập trung dân chủ; thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề