Dựa vào tiêu chỉ nào xây dựng chế độ ăn bệnh phổi

Viêm phế quản là một căn bệnh phổ biến về đường hô hấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và có thể gây các biến chứng nguy hiểm. Để giúp cải thiện tình trạng bệnh thì chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng. Cùng tìm hiểu viêm phế quản nên ăn gì và không nên ăn gì trong bài viết sau nhé.

1. Tìm hiểu về bệnh viêm phế quản

Trước khi tìm hiểu viêm phế quản nên ăn gì thì bạn cần phải biết một số kiến thức cơ bản về nguyên nhân và biểu hiện của bệnh.

Thế nào gọi là viêm phế quản?

Phế quản là một ống dẫn khí thuộc đường hô hấp dưới hô hấp dưới, ở vị trí đốt sống ngực thứ 4 và thứ 5. Phế quản được chia thành các nhánh nhỏ đi sâu vào phổi, đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn khí đến phổi. Viêm phế quản thức là khu vực niêm mạc của ống phế quản bị sưng viêm, dẫn đến các biểu hiện khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người.

Tình trạng phế quản khi bị viêm

Phân loại

Dựa theo nguyên nhân của bệnh viêm phế quản, có thể phân thành 2 loại chính kèm theo các đối tượng người bệnh khác nhau.

- Viêm phế quản cấp tính: Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm phế quản cấp tính do sự tấn công của virus, bệnh xảy ra thường đi kèm với hiện tượng cảm lạnh. Các virus có thể có mặt trong không khí và tiếp xúc với cơ thể người do sự giao tiếp giữa mọi người với nhau. Ngoài ra, viêm phế quản cấp tính còn xảy ra do các tác nhân như: phế cầu khuẩn, liên khuẩn cầu, tụ khuẩn cầu, H.influenzae,…

Đối tượng thường bị viêm phế quản cấp tính chủ yếu là người có sức đề kháng kém, đặc biệt là trẻ em ở mọi lứa tuổi thường dễ bị cảm lạnh và dẫn đến viêm phế quản

- Viêm phế quản mạn tính: Đây là tình trạng niêm mạc phế quản bị sưng viêm trong thời gian dài, lặp đi lặp lại nhiều lần không dứt điểm. Nguyên nhân gây ra viêm phế quản mạn tính là do việc hút thuốc lá lâu ngày. Bên cạnh đó, còn do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với môi trường có khói bụi ô nhiễm, khí độc hữu cơ, vô cơ, khói bụi công nghiệp,…

Đối tượng thường bị viêm phế quản mạn tính là người già và hơn 80% do khói thuốc lá. Tuy nhiên, nhiều người đang ở lứa tuổi trung niên nhưng hút thuốc lá từ trẻ và tiếp xúc với môi trường ô nhiễm cũng bị viêm phế quản mạn tính từ sớm.

Triệu chứng

Các triệu chứng thường gặp của người bị viêm phế quản là: ho có đờm, thường xuyên khạc, nhổ đờm có màu vàng hoặc màu xanh lá cây, cảm thấy khó thở, tức ngực, sốt, ớn lạnh,… Khi gặp phải các biểu hiện trên rất có thể đã bị viêm phế quản, cần điều trị kịp thời.

2. Người bị viêm phế quản nên ăn gì để nhanh khỏi?

Để điều trị bệnh viêm phế quản, ngoài sử dụng các loại thuốc thì việc chăm sóc, quan tâm đến thực phẩm ăn uống hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng. Nếu bạn đang băn khoăn viêm phế quản nên ăn gì có thể tham khảo một số loại thực phẩm tốt, có tác dụng trong điều trị viêm phế quản sau đây.

Trái cây và rau xanh

Đây là loại thực phẩm vô cùng tốt và cần thiết cho sức khỏe. Các loại trái cây, rau xanh có chứa các chất chống oxy hóa, các nhóm dưỡng chất, vitamin có lợi và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Đây là những chất quan trọng giúp hạn chế và cải thiện tình trạng bị viêm phế quản ở người lớn và cả trẻ em. Khi bị viêm phế quản nên ăn những loại trái cây đa màu sắc, các loại quả họ quýt như: cam, quýt, bưởi,… sẽ cung cấp nguồn vitamin C dồi dào, tốt cho sức khỏe. Bạn có thể chế biến các món từ súp lơ xanh, nho, táo, cà chua, ớt chuông, bí đỏ,… để cung cấp đa dạng nguồn vitamin cho cơ thể.

Trái cây và rau xanh là thực phẩm quan trọg nên ăn khi bị viêm phế quản

Các thực phẩm cay

Sự thật là các loại thực phẩm hay thức ăn cay như ớt, mù tạt, tiêu,... rất tốt cho người đang bị bệnh viêm phế quản. Bởi lẽ, theo các chuyên gia thì các thực phẩm cay hay trong ớt cay có chứa capsaicin có tác dụng làm loãng các chất nhầy trong phổi để cải thiện tình trạng ho có đờm khi bị viêm phế quản.

Uống nhiều nước

Bạn luôn phải đảm bảo cơ thể đủ nước khi đang bị viêm phế quản. Bởi vì, nước sẽ giúp làm giảm chất nhầy trong cơ thể và giúp bạn tống xuất chúng ra ngoài một cách dễ dàng hơn. Đặc biệt, khi bị viêm phế quản bạn thường kèm theo triệu chứng như sốt vì vậy cơ thể thường bị mất nước nên việc bổ sung nước vô cùng quan trọng. Bạn nên uống nước ấm, không nên uống các loại nước lạnh hoặc quá nóng để tránh kích thích khu vực bị sưng, viêm.

Sử dụng mật ong

Mật ong được xem là một vị thuốc quý từ xưa đến nay. Khi bị viêm phế quản bạn hãy sử dụng mật ong bằng nhiều cách như pha với nước chanh ấm, pha với trà gừng hay sử dụng mật ong nấu với trứng gà để ăn hoặc uống mỗi ngày. Trong mật ong, có chất kháng viêm tự nhiên giúp làm dịu sự kích thích của các chất nhầy để cải thiện tình trạng bị viêm phế quản.

Mật ong có thể dùng chung với nước ấm, nước chanh ấm hay trà gừng và trứng gà có lợi cho người bị viêm phế quản

Súp gà, canh gà

Theo các nghiên cứu của Đại học Nebraska, họ đã công bố thí nghiệm của mình vào năm 2000 rằng súp gà có tác dụng trong việc hạn chế sự di chuyển của các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Điều này giúp cho các bệnh nhân bị viêm phế quản giảm cảm giác đau họng, giúp long đờm và thông phế quản. Bên cạnh đó, súp gà là món ăn lỏng có thể giúp người bệnh dễ hấp thu hơn khi đang mệt mỏi, khó chịu, bổ sung nước và các rau củ quả được nấu kèm bên trong món súp.

3. Khi bị viêm phế quản nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc tìm hiểu viêm phế quản nên ăn gì thì bạn cũng cần tìm hiểu thêm các thực phẩm cần tránh khi bị viêm phế quản, để có một chế độ ăn uống lành mạnh, tốt nhất cho sức khỏe của mình.

Tránh các loại thực phẩm ngọt, đồ uống có ga

Việc ăn các thực phẩm ngọt như: bánh mì, bánh ngọt,… và các đồ uống có gas sẽ làm lượng đường cao đặc biệt có chỉ số HFCS [high-fructose corn syrup] sẽ làm cho tình trạng viêm phế quản của bạn không được cải thiện mà còn gây tắc nghẽn, khó thở hơn.

Hạn chế các loại thịt

Theo nghiên cứu, các loại thịt được chế biến sẵn và thịt đỏ [thịt bò, thịt cừu,…] nên hạn chế trong các món ăn dành cho người bị viêm phế quản. Bởi lẽ, nếu bổ sung các loại thịt này sẽ làm các triệu chứng của viêm phế quản trở nên nặng hơn. Thay vào đó bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm có nguồn vitamin D từ các loại cá béo như: cá hồi, cá thu, cá mòi,….

Khi phát hiện ra các triệu chứng của bệnh và nghi ngờ bị viêm phế quản, ngoài chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý thì người bệnh nên chọn địa chỉ uy tín để thăm khám kịp thời.

Nếu bạn đang băn khoăn, tìm địa chỉ khám, chữa bệnh uy tín với đội ngũ y, bác sĩ chuyên nghiệp có thể lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bạn có thể thăm khám nếu như có các triệu chứng nghi ngờ bị viêm phế quản tại chuyên khoa hô hấp của bệnh viện. Tại đây, ngoài việc thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh thì bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn giúp bạn về chế độ ăn để bạn nắm được viêm phế quản nên ăn gì và kiêng gì.

MEDLATEC - cơ sở uy tín khám và điều trị viêm phế quản

Mọi thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với nhân viên tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline: 1900 565656, chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của bạn.

Chế độ ăn uống có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người và chất dinh dưỡng có trong khẩu phần ăn là yếu tố quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tuổi thọ. Thiết kế thực đơn dinh dưỡng là bước tiền đề để xây dựng một bữa ăn tốt cho sức khỏe. Vậy cần làm những gì để có được một thực đơn dinh dưỡng phù hợp, an toàn và đầy đủ dưỡng chất. Hãy để H&H Nutrition hướng dẫn cho bạn những bước đầu tiên để có một khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe nhé!

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng dành riêng cho bạn

Như chúng ta đã biết, nguyên tắc thiết kế thực đơn dinh dưỡng bắt đầu từ việc sử dụng thực phẩm lành mạnh, có khoa học. Tuy nhiên mỗi người có một mức độ dinh dưỡng được coi là khoa học khác nhau. Khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng là bữa ăn có đủ các thành phần dinh dưỡng cả về số lượng và chất lượng.

Chế độ ăn khoa học cần đảm bảo có đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng có trong bữa ăn: Chất tinh bột – đường, chất đạm, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất. Cần cân đối các chất và thay đổi thực phẩm tạo nên sự đa dạng. Thiết kế thực đơn dinh dưỡng hợp lý còn phải chú ý đối với các bệnh lý đặc biệt trên đối với người sử dụng như [béo phì, tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp,…] và mục tiêu cá nhân như [luyện cơ bắp, giảm cân, tăng chiều cao, tăng trí nhớ,…]

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng phù hợp với đối tượng

Chính vì vậy, muốn thiết kế thực đơn dinh dưỡng cần nắm rõ đặc điểm của người sử dụng, có thể liệt kê như: độ tuổi, giới tính, công việc liên quan nhiều đến tay chân hay trí óc, mức sống ra sao, chế độ hoạt động nghỉ ngơi ra sao, có thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao hay không?… Khi nắm được các đặc điểm trên, chúng ta có thể đưa ra một chế độ ăn hợp lý.

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất sẽ hỗ trợ cải thiện sức khỏe và bổ sung năng lượng cho các hoạt động của đối tượng sử dụng. Nhìn chung, tiêu chí cơ bản của một thực đơn dinh dưỡng cân đối là luôn đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh và có thể hoạt động tốt nhất.

Thông thường, cách tính khẩu phần ăn của đối tượng dựa vào nhu cầu nhu cầu năng năng lượng được tính theo CÔNG THỨC Harris-Benedict với công thức sau:

CÔNG THỨC TÍNH NHU CẦU NĂNG LƯỢNG [Kcal] =  CHCB * [chỉ số hoạt động] + E [tập luyện] + E [nhu cầu đặc biệt]

Trong đó:

  • CHCH : Chuyển hóa cơ bản được phân loại theo giới tính và tính toán theo công thức sau:
    • Nữ=655 + [9.6* cân nặng] + [1.8* chiều cao] – [4.7 * tuổi]
    • Nam=66 + [13.7* cân nặng] + [5* chiều cao ] – [6.8 * tuổi]
    • [cân nặng: kg, Chiều cao: cm, tuổi: năm]
  • Chỉ số hoạt động: Đối với từng nhóm đối tượng có các hoạt động khác nhau dựa theo phân loại:
    • Thụ động: 1.2 [văn phòng, tài xế, họa sĩ, thu ngân,…]
    • Nhẹ: 1.375 [buôn bán…]
    • Trung bình: 1.55 [phục vụ, giữ trẻ, nhân viên vệ sinh,…]
    • Năng động: 1.725 [thợ hồ, nông dân,..]
    • Tích cực: 1.9 [vận động viên, bốc xếp]
  • E [tập luyện] được tính phân loại như sau:
    • Nhẹ: 200 Kcal/giờ [Đi bộ, golf, yoga,…]
    • Trung bình: 300 Kcal/giờ [Cầu lông, bóng rổ, tennis, bóng chuyền,…]
    • Nặng: 400 Kcal/giờ [Chạy bộ nhanh, bơi lội, chạy xe đạp 30-35km/h, boxing, tập võ,…
  • E [nhu cầu đặc biệt] được tính dựa theo nhu cầu và mục tiêu của mỗi cá nhân

Nếu là phụ nữ đang mang thai, bạn cần bổ sung thêm năng lượng để cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể mẹ và bé trong suốt quá trình thai sản, năng lượng bổ sung thêm có thể dựa vào nhu cầu của từng giai đoạn mang thai: 3 tháng đầu cần khoảng 50 kcal/ngày; 3 tháng giữa cần 250 kcal/ngày và 3 tháng cuối là 450 kcal/ngày.

Nếu cơ thể bị sốt, bạn cần bổ sung thêm 10% so với mức năng lượng chuyển hóa cơ bản [CHCB]. Nếu cơ thể có biểu hiện tăng hay giảm nhiệt độ thì mức năng lượng cần bổ sung năm trong khoảng 10-20% CHCB. Nếu gặp tình trạng khó thở bạn cũng nên cung cấp thêm nguồn năng lượng khoảng 10% CHCB. 

Cùng với đó khi cơ thể chịu tổn thương và phải trải qua phẫu thuật hay tiểu phẫu cũng cần cung cấp thêm một lượng năng lượng nhất định [Phẫu thuật nhỏ, nhiễm trùng khoảng 10-30% CHCB, nếu là phẫu thuật lớn đa chấn thương cần thêm khoảng 50-70% năng lượng so với CHCB,…

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho người đang mắc bệnh

Bước đầu tiên để thiết kế thực đơn dinh dưỡng cho bản thân đó là xác định số cân của mình. Bạn cần phải nắm rõ cân nặng của bản thân để có thể điều chỉnh lượng calo trong thực đơn phù hợp. Tiếp theo, ta cần xác định lượng calo nên ăn vào trong ngày phù hợp với cân nặng cũng như tình trạng sức khỏe.

Sau khi đã hoàn thành các bước trên, điều tiếp theo bạn cần làm đó là chia bữa ăn trong ngày một cách hợp lý. Ví dụ như bạn có thể chia các bữa ăn thành 3 bữa một ngày, phần lớn năng lượng vào buổi sáng [40% khẩu phần] và 60% khẩu phần cho các bữa còn lại. Ngoài ra, tùy thuộc vào thói quen cũng như chế độ sinh hoạt của bản thân mà ta có thể chia bữa ăn cho phù hợp.

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng cần đầy đủ 4 nhóm chấtSau khi sắp xếp bữa ăn hợp lý, bước tiếp theo trong việc thiết kế thực đơn là cần phải xác định tỷ lệ % Calo của các chất dinh dưỡng như đạm, béo, bột đường phù hợp, ví dụ 15:25:60. Sau đó, đổi những tỷ lệ đạm, đường, béo ra thức ăn cụ thể theo như tỷ lệ đã xác định ở trên. Đối với việc đổi tỉ lệ đạm đường béo trong thiết kế thực đơn dinh dưỡng thành thức ăn cụ thể, cách đơn giản nhất là dựa trên tháp cân đối dinh dưỡng.

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng với tinh bột

Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu, chiếm 55% – 65% trong tổng năng lượng khẩu phần hằng ngày. Bao gồm nhiều loại thực phẩm như: ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, bánh mì, gạo, mì, nếp, ngô, gạo…. Nguồn năng lượng này chủ yếu đến từ carbohydrate có trong chất bột – đường [ được tính theo công thức 1g carbohydrate = 4 Kcal năng lượng, và 1g carbohydrate không phải 1g thực phẩm nhóm chất đường bột]. 

Các loại thực phẩm từ thực vật chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Ngoài ra, rau, củ, quả, hạt cũng là nguồn chính cung cấp carbohydrate và chất xơ trong khẩu phần ăn.  Người lớn nên ăn 20-30g chất xơ/ngày, tương đương khoảng 300g rau và 200g trái cây/ ngày.

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng nhiều rau các loại và hoa quả

Bao gồm các thực phẩm như  sữa, sữa chua, phô mai, thịt nạc, gia cầm, cá, trứng, hạt và nhóm thực phẩm họ đậu. Nhóm này bổ sung một lượng lớn protein, canxi và các chất vitamin cần thiết cho cơ thể. 

Nhu cầu chất đạm với người trưởng thành là 0,8-1,2g/kg. Từ số gam đạm ta có thể quy đổi ra số gam thức ăn ăn vào. Ví dụ 100 gam thịt cá cung cấp 20-30 g chất đạm, tỷ lệ đạm trong thịt bò là 18gam/100 gam; cá chép là 17gam/100gam; thịt lợn nạc là 19 gam/100 gam trứng gà là 16gam/100gam, nhưng trong các loại đậu đỗ tỉ lệ protein chiếm tới 21-25 gam/100 gam đặc biệt trong đỗ tương đạm cao tới 35-40 gam/100 gam.

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng giàu đạm

Tuy nhiên, đạm trong đậu đỗ, vừng lạc, ngũ cốc…có giá trị sinh học của hơn thịt, cá, trứng, tôm, cua,.. Do đó sự hấp thụ kém hơn và khi chúng ta khéo léo phối hợp sẽ đem lại một nguồn chất đạm hỗn hợp rất phong phú có giá trị sinh học cao. Bữa ăn có sự đa dạng các thức ăn giàu đạm có nguồn gốc từ động vật và thực vật ở tỷ lệ thích hợp để đảm bảo cân đối chất đạm.

Chất béo có trong nhóm này là thành phần không thể thiếu mỗi ngày để duy trì chức năng tim mạch và não bộ. Đây là nguồn năng lượng quan trọng đối với các hoạt động của cơ thể 1g chất béo cung cấp khoảng 9 kcal. Ngoài ra, chất béo còn là dung môi giúp hấp thụ các vitamin tan trong dầu dễ dàng, có thể kể đến như vitamin A,D,E và K.

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng giàu chất béo lành mạnh từ các loại hạt

Nên xây dựng khẩu phần ăn chứa nhiều thực phẩm có chất béo lành mạnh, chẳng hạn như dầu ô liu, dầu hạt thay vì thực phẩm có chứa chất béo bão hòa nhữ mỡ trong thịt heo, thịt bò, gà sẽ giảm thiểu oxi hóa và tốt cho sức khỏe. Mỡ cá lại có chứa nhiều chất béo chưa bão hòa như omega3 và omega 6 rất có lợi cho hệ miễn dịch, giảm viêm, nâng cao sức đề kháng.

Đường, muối là những chất cần hạn chế trong thiết kế thực đơn dinh dưỡng hàng ngày. Hấp thụ quá nhiều muối sẽ gây nên các tác hại đối với sức khỏe như tăng huyết áp, suy thận,…Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn quá 2000mg Natri/ngày có nghĩa là không nên quá 5g muối ăn/ ngày. 

Thiết kế thực đơn dinh dưỡng hạn chế muối và đường

Tương tự như vậy, việc sử dụng quá nhiều đường trong khẩu phần ăn cũng gây nên các tác hại như tiểu đường, béo phì,…  Ngoài ra lượng đường tự nhiên có trong trái cây, rau củ quả khi ăn trực tiếp sẽ hấp thụ và vào máu chậm sẽ có lợi hơn là uống nước trái cây và sinh tố – vì đường trong những loại thức uống này sẽ được hấp thụ nhanh hơn. Ngoài ra để giảm tăng đường huyết nhanh đem lại lợi ích sức khỏe nên hạn chế dùng các loại đường tổng hợp công nghiệp có trong bánh kẹo và thực phẩm công nghiệp.

Bạn yêu thích dinh dưỡng và cần một thiết kế thực đơn dinh dưỡng hợp lý? Bạn đang xây dựng một thực đơn dinh dưỡng mùa dịch để tăng sức đề kháng cho bản thân? Hay bạn đang muốn giảm cân bằng phương pháp dinh dưỡng nhưng thông tin trên mạng quá nhiều và không tìm thấy trang web nào đáng tin cậy. Còn chần chờ gì nữa mà không bắt tay vào thiết kế ngay một thực đơn dinh dưỡng dành riêng cho bạn với 2 gói tư vấn dinh dưỡng và tư vấn thiết kế thực đơn đến từ H&H Nutrition tại đây: //dinhduongtoiuu.com/dich-vu-tu-van-dinh-duong/

Nền tảng của sự sống là dinh dưỡng. Thiết kế thực đơn dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, phát triển tốt và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, mỗi người lại có một nhu cầu khác nhau về chế độ dinh dưỡng tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và giới tính. Với phương châm cung cấp các giải pháp dinh dưỡng toàn diện, đội ngũ H&H Nutrition luôn đặt sự phù hợp với từng cá nhân lên hàng đầu nhằm hướng tới chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho khách hàng.

Xem thêm:

H&H Nutrition – Dinh dưỡng tối ưu

H&H Nutrition quy tụ đội ngũ Thạc sĩ, Bác sĩ, Chuyên gia Dinh dưỡng, Kỹ sư tiết chế với trình độ chuyên môn cao, tận tâm, luôn đặt khách hàng lên vị trí hàng đầu. H&H Nutrition cung cấp dịch vụ khám tư vấn, thiết kế thực đơn dinh dưỡng toàn diện dành cho trẻ em và người lớn. H&H Nutrition cam kết sẽ đồng hành sức khỏe cùng gia đình bạn nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất đến quý khách hàng.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DINH DƯỠNG

Địa chỉ:

Cơ sở chính: 294/2 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Tp.HCM.

Chi nhánh Lâm Đồng: 93/87 Hà Giang, Phường 1, Tp Bảo Lộc, Lâm Đồng.


Hotline:

Hotline Đặt hàng: 088 8844 733

Hotline Tư vấn: 088 8977 433


Group: Hỏi – đáp cùng chuyên gia dinh dưỡng

Video liên quan

Chủ Đề