Một số nội dung giáo dục của địa phương cấp tiểu học

Ở chương trình, sách giáo khoa hiện hành [năm 2000] thì thì nội dung giáo dục địa phương đã được đưa vào giảng dạy ở một số môn học từ nhiều năm qua. Và, thông qua những bài học về kiến thức địa phương, học sinh sẽ hiểu rõ hơn về vùng đất của mình đang sinh sống một cách tường tận nhất.

Trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 thì chúng ta lại thấy đề cập nhiều đến chương trình giáo dục địa phương. Và, thực tế thì các Sở Giáo dục và Đạo tạo ở các địa phương đã và đang triển khai viết, hoàn thiện nội dung giáo dục địa phương để giảng dạy trong những năm tới.

Học sinh Trường Trung học cơ sở Võ Thị Sáu [Thành phố Bạc Liêu] thắp hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ [Ảnh minh họa: Báo Bạc Liêu]

Theo Nghị quyết số 29 của Trung ương, Nghị quyết số 88 của Quốc hội, Quyết định số 404 của Thủ tướng Chính phủ đều yêu cầu xây dựng chương trình mở, phù hợp với xu thế quốc tế và đáp ứng yêu cầu của bản thân mô hình chương trình phát triển năng lực.

Nên trong thời gian qua, chúng ta đã thấy toàn ngành giáo dục đã có những bước chuẩn bị cho việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu từ năm học 2020-2021.

Đến thời điểm hiện tại thì đã có 5 bộ sách giáo khoa lớp 1 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt. Còn nội dung  giáo dục địa phương cũng đang được các tỉnh thực hiện nhưng có phần âm thầm và yên ắng hơn.

Căn cứ quy định của Nghị quyết số 88 của Quốc hội thì Chương trình giáo dục phổ thông mới đã đã được Bộ hướng dẫn: “Nội dung giáo dục của địa phương là những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hóa, lịch sử, địa lí, kinh tế, xã hội, môi trường, hướng nghiệp...

Nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về nơi sinh sống, bồi dưỡng cho học sinh tình yêu quê hương, ý thức tìm hiểu và vận dụng những điều đã học để góp phần giải quyết những vấn đề của quê hương…

“Ông Biển Đông” kể chuyện biển đảo với học sinh trường cấp 3 Quang Trung

Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, thẩm định, chỉnh sửa tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương;

Chỉ đạo việc tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu về nội dung giáo dục của địa phương theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo và báo cáo để Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt”.

Chương trình giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được thực hiện ở các môn học như: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mĩ Thuật, Công nghệ...

Ở cấp Tiểu học thì nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp với Hoạt động trải nghiệm của học sinh.

Đối với cấp Trung học cơ sở và cấp Trung học phổ thông thì nội dung giáo dục của địa phương có thời lượng 35 tiết/năm học, tổng thời lượng trong cả 7 năm học là 245 tiết. Và, từ khung thời lượng này, các địa phương sẽ căn cứ nhu cầu thực tế, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lựa chọn nội dung giáo dục phù hợp cho địa phương mình.

Chúng tôi cho rằng, chủ trương để các Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động xây dựng nội dung giáo dục địa phương là hoàn toàn đúng đắn và hợp lý.

Thực tế, đất nước ta có nhiều vùng miền, nhiều dân tộc sinh sống khác nhau và ta thấy tiếng nói, văn hóa, lịch sử, địa lý…của mỗi vùng quê cũng khác nhau nên nội dung chương trình, sách giáo khoa chung của Bộ khó có thể đề cập hết được.

Nội dung giáo dục địa phương sẽ đảm nhận công việc của địa phương mình để giúp cho học sinh những trải nghiệm cần thiết và bổ ích nhất. Chẳng hạn đối với môn Lịch sử khi học về vùng đất, con người, những nhân vật lịch sử ở địa phương thì thầy và trò có thể đến tận nơi để trải nghiệm.

Chương trình giáo dục phổ thông mới có gì khác chương trình hiện hành?

Học về tác phẩm văn học địa phương, học sinh sẽ yêu hơn mảnh đất quê mình, tự hào hơn về vùng quê của mình đã có những nhà văn, nhà thơ như thế. Tất nhiên, các thầy cô dạy cũng nắm rõ hơn về những điều mà mình đang giảng cho học trò…

Rất nhiều tiết học đã đưa học trò đến với những trải nghiệm thật nhất để các em có thể hiểu, khám phá, chiêm nghiệm về các kiến thức văn học, lịch sử, địa lý, văn hóa…của tỉnh nhà- nơi mà mình đang sống hàng ngày.

Giáo viên hy vọng gì vào nội dung giáo dục địa phương

Đối với sách địa phương đang được giảng dạy lâu nay nếu so với sách giáo khoa của Bộ hay của một nhà xuất bản nào đó thì có lẽ sẽ không bằng bởi nội dung, cách thể hiện, trình bày có phần đơn giản hơn rất nhiều.

Bởi, đa số các tác giả viết sách địa phương không phải là những nhà viết sách giáo khoa chuyên nghiệp, không phải là những họa sĩ chuyên nghiệp mà họ là những chuyên viên của Sở, những thành viên của Phòng Trung học….

Chính vì thế, lần thay đổi nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 sẽ thực hiện trong những năm tới đây, chúng tôi chỉ mong những nội dung trong các sách địa phương đa dạng về nội dung và chỉn chu hơn về cấu trúc, cách trình bày.

Đặc biệt, các tác giả viết sách cần có sự phối hợp tốt với Hội Sử học, Hội Văn học nghệ thuật…của tỉnh để nội dung của sách địa phương có chiều sâu hơn và giới thiệu được những nội dung chọn lọc tốt hơn.

NHẬT DUY

Chương trình giáo dục phổ thông ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT ngày 28/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [GDĐT] đã đưa nội dung giáo dục địa phương [GDĐP] vào thực hiện từ cấp tiểu học. Tuy nhiên, GDĐP ở tiểu học chưa thành một môn học riêng biệt như THCS và THPT mà chỉ là nội dung được tích hợp vào Hoạt động trải nghiệm và các môn học. Khung Chương trình, nội dung Tài liệu GDĐP theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tỉnh Hà Tĩnh được UBND tỉnh Hà Tĩnh phê duyệt theo Quyết định số 2902/QĐ-UBND ngày 03/9/2020 của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

          Trong năm qua, Ban biên soạn tài liệu GDĐP tỉnh Hà Tĩnh - Cấp Tiểu học đã phối hợp với các tác giả của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam triển khai xây dựng tài liệu GDĐP tỉnh Hà Tĩnh - Lớp 1. Tài liệu GDĐP tỉnh Hà Tĩnh - Lớp 1 đã được Hội đồng thẩm định tài liệu GDĐP tỉnh Hà Tĩnh thẩm định, UBND tỉnh đề xuất và được Bộ GDĐT phê duyệt đưa vào sử dụng.

          Vừa qua, Sở GDĐT Hà Tĩnh phố hợp với Công ty Cổ phần Sách giáo dục Hà Nội [Đơn vị ủy quyền của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam] đã tổ chức tập huấn sử dụng tài liệu GDĐP tỉnh Hà Tĩnh - Lớp 1 cho CBQL, GV dạy, GV dự phòng dạy lớp 1 trong toàn tỉnh. Việc đưa nội dung GDĐP vào kế hoạch dạy học được tích hợp dưới 2 hình thức: Tích hợp vào Hoạt động trải nghiệm và tích hợp vào các môn học.

Để nội dung tài liệu GDĐP lớp 1 đến với học sinh thuận lợi, nhẹ nhàng, hiệu quả, xin lưu ý mấy nội dung sau:

          1. CBQL, GV phải nghiên cứu kỹ Khung nội dung, chương trình GDĐT tỉnh Hà Tĩnh - Tiểu học.

          2. Nghiên cứu Tài liệu GDĐP tỉnh Hà Tĩnh - Lớp 1: Nghiên cứu tài liệu, hiểu rõ nội dung của 8 chủ đề trong tài liệu, đồng thời tìm hiểu thêm các thông tin dữ liệu cụ thể ở địa phương cấp huyện, cấp xã liên quan đến 8 chủ đề trong tài liệu GDĐP lớp 1, như: danh nhân, môi trường, các món ngon, phong tục tập quán… mà do khuôn khổ tài liệu chung cấp tỉnh nên không đưa vào tài liệu.

          3. Đưa nội dung GDĐP đến với học sinh lớp 1

          Nội dung giáo dục địa phương ở tiểu học chủ yếu được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm. Bên cạnh đó nội dung GDĐP tiểu học cũng được tích hợp trong

các môn học hoặc sử dụng trong dạy học các môn học ở từng lớp gắn với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương.

          3.1. Tích hợp vào Hoạt động trải nghiệm

Đây là địa chỉ chủ chốt về thời lượng để đưa nội dung Tài liệu GDĐP đến với học sinh lớp 1. Tổ chuyên môn dựa vào Kế hoạch thời gian tổ chức thực hiện các môn học và hoạt động giáo dục của nhà trường; kết quả nghiên cứu các chủ đề, bài học trong tài liệu GDĐP để lựa chọn các chủ đề, bài học thích hợp tích hợp vào thời lượng của Hoạt động trải nghiệm.

Ví dụ: Khi tổ chức chủ đề: “Hoạt động hướng đến xã hội” với một trong các yêu cầu cần đạt: “Tham gia được một số hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi” có thể tích hợp nội dung GDĐP: “Tham gia giúp đỡ các bạn khó khăn”; Chủ đề Hoạt động trải nghiệm: “Tìm hiểu và bảo tồn cảnh quan thiên nhiên” [trong hoạt động hướng đến thiên nhiên], với một trong các yêu cầu cần đạt: “Giới thiệu với bạn bè, người thân về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên nơi mình sinh sống.” có thể tích hợp nội dung GDĐP là: “Cảnh quan quê hương em”…

Khi xây dựng kế hoạch tích hợp nội dung GDĐP vào hoạt động trải nghiệm không cần tuân theo trình tự các chủ đề, bài học cụ thể trong tài liệu. Xây dựng kế hoạch trải nghiệm linh hoạt phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của trường, lớp học. Nội dung GDĐP trong tiết trải nghiệm có thể là một tiết trọn vẹn để thực hiện một bài học hoặc có thể là tích hợp một hoặc vài nội dung, hoặc có thể là liên hệ đến nội dung GDĐP trong hoạt động trải nghiệm có liên quan. Cần sắp xếp hợp lý để dành thời lượng của Hoạt động trải nghiệm cho việc tổ chức dạy học tài liệu GDĐP lớp 1 cho học sinh.

3.2. Tích hợp vào các môn học

          - Tất cả các môn học đều có thể tích hợp nội dung GDĐP. Tuy nhên, các môn Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Tiếng Việt, Hát nhạc, Mĩ thuật có nhiều địa chỉ thuận lợi cho tích hợp GDĐP hơn. Cần chú trọng việc nghiên cứu, rà soát nội dung các môn học để tìm ra các bài, các chủ đề có thể tích hợp, lồng ghép nội dung tài liệu GDĐP.

          Ví dụ: Môn TNXH có thể tích hợp nội dung về: “Tìm hiểu một cách đơn giản về môi trường tự nhiên, môi trường sống, xã hội và sự ảnh hưởng của chúng”; môn Đạo đức có thể tích hợp nội dung của tài liệu GDĐP: “Rèn luyện hành vi ứng xử đúng đắn, nếp sống văn minh, đạo lí và tình làng, nghĩa xóm,... truyền thống ở địa phương”…

          + Tổ chuyên môn tổ chức nghiên cứu và xây dựng kế hoạch để đưa tài liệu GDĐP vào các môn học.

          + Để tạo thuận lợi cho giáo viên, tổ chuyên môn khối 1 có thể giao cho mỗi giáo viên chủ nhệm và giáo viên dự phòng dạy lớp 1 nghiên cứu chương trình một môn và đề xuất tích hợp nội dung bài nào của tài liệu GDĐP vào bài nào, chủ đề nào của môn học.

          + Kế hoạch dạy học tài liệu địa phương của tổ khối được tổ phê duyệt và các giáo viên áp dụng vào lớp mình một cách linh hoạt, phù hợp đối tượng, điều kiện thực tế của từng lớp. Việc xây dựng kế hoạch mang tính tổng thể, linh hoạt không gây nặng nề cho giáo viên.

          - Nội dung GDĐP tích hợp, lồng ghép vào môn học, bài học có thể dưới 3 hình thức sau:

          + Tích hợp toàn phần: Là nội dung bài học của môn học nào đó có nội dung cơ bản trùng với nội dung GDĐP [khoảng trên 90%]. Trường hợp này khi xây dựng kế hoạch dạy học giáo viên cần ghi cụ thể tên bài của tài liệu GDĐP được tích hợp vào bài học này.

          + Tích hợp bộ phận: Là nội dung bài học của môn học có một hoặc một vài nội dung gần với nội dung bài học ở tài liệu GDĐP. Giáo viên ghi tên phần nội dung của tài liệu GDĐP được tích hợp vào bài học.

          + Lồng ghép, liên hệ nội dung GDĐP vào tiết học: Là bài học của môn học nào đó có nội dung gần với tài liệu GDĐP. Khi thực hiện liên hệ thực tế giáo viên sử dụng nội dung tài liệu GDĐP để liên hệ cho bài học. Phần tích hợp này chủ yếu liên hệ đến các nội dung gần gũi về thiên nhiên, môi trường, ứng xứ xung quanh; giới thiệu về danh nhân, di tích ở địa phương nơi sinh sống mà tài liệu không đề cập cụ thể.

          Với học sinh lớp 1, ở học kỳ I các em chưa học hết âm vần nên cần chọn những bài, nội dung ở chủ đề phù hợp để hướng dẫn các em tiếp cận nội dung giáo dục mà không qua hình thức phải đọc thông tin tài liệu. Có thể khai thác vốn hiểu biết về tự nhiên, xã hội gần gũi xung quanh; ứng xử, giao tiếp trong gia đình, người thân để khai thác kiến thức bài học. Bên cạnh đó giáo viên đặt vấn đề, gợi ý vấn đề và cung cấp một số thông tin để các em biết, ghi nhớ [nội dung cần phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh và đáp ứng mục tiêu của chương trình].

          Việc xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động giáo dục trải nghiệm, tích hợp, lồng ghép nội dung GDĐP với lớp 1 luôn linh hoạt, nhẹ nhàng tạo hửng khởi, niềm vui và niềm tin cho các em.

          4. Đánh giá hoạt động giáo dục địa phương

          - Công tác đánh giá nội dung GDĐP - Lớp 1 gắn với đánh giá yêu cầu đạt được về phẩm chất, năng lực của Hoạt động trải nghiệm, hoặc bài học ở môn học mà nó được tích hợp. Hoạt động đánh giá đối với học sinh phải rất nhẹ nhàng, linh hoạt, đặc biệt là các nội dung dạy học được tích hợp trong các tiết học, môn học. Khi đánh giá cần căn cứ vào quá trình tham gia các hoạt động, dự án... của học sinh và các sản phẩm [số lượng, chất lượng sản phẩm] học sinh cần làm được theo quy định của chương trình và yêu cầu cần đạt của mỗi nội dung khi xây dựng kế hoạch bài học đưa ra.

- Hình thức đánh giá: Sử dụng các hình thức: Tự đánh giá; Học sinh đánh giá lẫn nhau; Giáo viên đánh giá; Đánh giá của gia đình, cộng đồng.

          Tài liệu GDĐP tỉnh Hà Tĩnh - Lớp 1 có tính mở, mạch nội dung chỉ mang tính chất tương đối, các mạch có quan hệ mật thiết, có sự giao thoa nên giáo viên có thể sáng tạo thêm khác với những gợi ý trong tài liệu. Bên cạnh đó cần bám sát vào yêu cầu cần đạt của mỗi chủ đề để yêu cầu học sinh thực hiện. Hướng dẫn học sinh liên hệ với thực tiễn địa phương [huyện, xã, khu vực, cuộc sống xung quanh] phù hợp với trình độ học sinh, phù hợp với mục tiêu Chương trình Giáo dục phổ thông.

                                                                                                      Tháng 10/2021

                                                                                                        Lê Hữu Tân, SGD&ĐT

Video liên quan

Chủ Đề